tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 04-08-2016

  • Cập nhật : 04/08/2016

Chiến thắng trong vụ kiện tôm sẽ thúc đẩy hàng hóa Việt Nam sang Mỹ

Ngày 18/7 là một thời điểm đáng nhớ đối với những người theo đuổi vụ kiện tôm dai dẳng của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ngày 18/7, cơ quan đại diện của Việt Nam ở Geneva đã nhận được thông tin chính thức rằng tại Washington, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp. Sự kiện này đã chấm dứt 8 năm Việt Nam khởi động và theo đuổi một vụ tranh chấp thương mại đầu tiên tại WTO.

Vụ kiện được phía Việt Nam chính thức đưa lên WTO từ năm 2010 và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nước tại WTO bởi sự dai dẳng của nó. Bối cảnh phát sinh vụ kiện là vào những năm 2000, khi nhờ thực thi chính sách mở cửa và hội nhập mạnh mẽ, các doanh nghiệp tôm Việt Nam đã thâm nhập và dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hoa Kỳ.

Nhờ chất lượng và giá thành hợp lý, sản phẩm tôm đông lạnh của Việt Nam đã nhanh chóng giành được thị phần lớn tại thị trường Hoa Kỳ và đã có lúc một doanh nghiệp tôm của Việt Nam vươn lên trở thành nhà nhập khẩu tôm đông lạnh nước ngoài lớn nhất tại nền kinh tế số 1 thế giới.

Đứng trước thách thức cạnh tranh đến từ hàng nhập khẩu, các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ - Liên minh Tôm miền Nam (SSA), đã lên tiếng và gửi đơn khiếu nại đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) để yêu cầu khởi xướng vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với sản phẩm tôm nhập khẩu nước ngoài đến từ sáu nước.

12 giờ ngày 30/12/2003, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra áp thuế CBPG với tôm đông lạnh của Việt Nam. Một năm sau, tháng 2/2005, DOC chính thức ban hành lệnh áp thuế CBPG với tôm Việt Nam, cùng với năm quốc gia khác là Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và Ecuador.

Ngay sau đó, Thái Lan và Ecuador, với vị thế là thành viên của WTO, đã gửi Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp vụ việc điều tra và áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ lên Cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS) của WTO và đã thành công. Còn Việt Nam lúc đó chưa thể kiện Hoa Kỳ vì chưa là thành viên của WTO.

Ba năm sau khi gia nhập WTO, ngày 1/2/2010 Việt Nam đã đệ đơn chính thức kiện Hoa Kỳ với nội dung về phương pháp tính toán biên độ phá giá mà Washington áp dụng đối với sản phẩm tôm.

Vụ kiện do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm phối hợp triển khai. Sau hơn một năm xem xét, ngày 2/9/2011, Báo cáo của Ban Hội thẩm đã ra phán quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ thuế CBPG với tôm Việt Nam. Mỹ không phản đối các phán quyết nêu trên của Ban Hội thẩm và đồng ý sẽ thực thi phán quyết trong khoảng thời gian là 10 tháng, tức là không muộn hơn ngày 2/7/2012. Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ liên tục trì hoãn, không thực thi phán quyết.

Do vậy, Việt Nam đã tích cực sử dụng diễn đàn WTO để vận động về ngoại giao, mục đích nhằm buộc Hoa Kỳ - cường quốc luôn tuyên bố tuân thủ luật pháp quốc tế, phải thực thi nghiêm túc trách nhiệm thành viên WTO.

Bằng nhiều bài phát biểu và vận động khác nhau, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nước, nhất là các quốc gia ASEAN. Qua đó, đánh vào “hình ảnh” một cường quốc có trách nhiệm của Hoa Kỳ, tạo áp lực ngoại giao rất lớn lên quốc gia này. Đây cũng là một trong những cơ sở để Việt Nam và các doanh nghiệp tôm quyết tâm theo đuổi vụ kiện, với niềm tin sẽ chiến thắng và Hoa Kỳ cuối cùng sẽ phải thực thi phán quyết của DSB.

Cùng với việc đấu tranh trên diễn đàn ngoại giao đa phương, Việt Nam tiếp tục gây sức ép về pháp lý với Hoa Kỳ. Sau thời hạn chót tháng 7/2012, Hoa Kỳ không thực thi phán quyết của DSB, đến ngày 17/1/2013, Việt Nam đề nghị thành lập Ban hội thẩm trong khuôn khổ DSB (với mã vụ kiện DS429) để yêu cầu Hoa Kỳ thực thi phán quyết.

Đến ngày 22/4/2015, DSB đã thông qua phán quyết yêu cầu Hoa Kỳ phải dỡ bỏ lệnh áp thuế CBPG riêng rẽ cho một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam; sửa đổi kết luận của cuộc Rà soát cuối cùng lần thứ nhất năm 2010 để từ đó dỡ bỏ lệnh áp thuế CBPG tôm cho các doanh nghiệp Việt Nam; hủy bỏ quy định về thuế suất toàn quốc trong các vụ điều tra CBPG liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam và Trung Quốc.

Để thắng kiện, Việt Nam đã thuê những luật sư Mỹ giàu kinh nghiệm và triển khai cuộc chiến pháp lý trên hai mặt trận tại Geneva và Washington. Thực chất toàn bộ vụ kiện được tiến hành trên đất Hoa Kỳ, theo luật của Hoa Kỳ. Theo tư vấn, để có thể thu về được khoản tiền thuế (quá cao) mà Minh Phú đã phải nộp khi đưa tôm vào Hoa Kỳ, công ty này đã đâm đơn kiện chính quyền Hoa Kỳ.

Theo một số chuyên gia pháp lý, vụ kiện của Việt Nam với Hoa Kỳ đã đạt được thành công ngoài mong đợi. Vì nếu so sánh với các vụ kiện tương tự, như của Mexico hay Canada, hai thành viên, đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ trong Khối thị trường chung Bắc Mỹ, thì hai nước này đều không lấy lại được khoản tiền thuế mà doanh nghiệp đã phải nộp.

Ngoài ra, Canada đã theo kiện Hoa Kỳ suốt 31 năm trước khi giành được thắng lợi. Còn với trường hợp vụ kiện ximăng của Mexico, Hoa Kỳ vẫn áp đặt hạn ngạch nhập khẩu vào từng bang sau khi DBS ra phán quyết giành phần thắng cho quốc gia này.

Đánh giá về thỏa thuận mà Việt Nam và Hoa Kỳ mới đạt được, Đại sứ Đại diện Phái đoàn Việt Nam tại Geneva Nguyễn Trung Thành khẳng định thỏa thuận song phương về giải quyết vụ kiện “là kết quả của một quá trình đấu tranh và cả hợp tác bền bỉ, kiên trì, kết quả của những trao đổi thẳng thắn, xây dựng và có thiện chí, đáp ứng được sự trông đợi của hai bên. Đặc biệt nó đã giúp khai thông được dòng hàng hóa của Việt Nam, nhất là tôm đông lạnh, sang Mỹ trong thời gian tới, và không nghi ngờ gì sẽ củng cố hơn nữa cho các chương trình hợp tác thương mại giữa hai nước. Đồng thời thỏa thuận là một sự khích lệ cho các doanh nghiệp Việt Nam đã đang khai thác hiệu quả thị trường Hoa Kỳ, phù hợp với các thỏa thuận song phương và đa phương mà hai bên là đã ký kết”./.(Vietnam+)

Có hơn 1.000 tỷ USD tiền mặt nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn hoang mang lo sợ

Trữ lượng tiền mặt quá lớn của nhóm các doanh nghiệp Trung Quốc đã khiến nhà đầu tư và giới làm chính sách cảm thấy bực dọc.

Chưa bao giờ, các doanh nghiệp Trung Quốc lại có quá nhiều tiền nhưng lại quá ít cơ hội đầu tư như bây giờ.

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn mở rộng yếu ớt nhất trong suốt 25 năm, vừa qua các doanh nghiệp Trung Quốc (gọi tắt là nhóm China Inc.) cho biết chỉ trong quý II, khối lượng tiền mặt của nhóm này đã tăng 18% - mạnh nhất 6 năm và tăng mạnh hơn cả các doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Động thái này đã đưa khối lượng tiền mặt của China Inc. lên 1.200 tỷ USD – lớn hơn khối lượng tiền mặt dự trữ của tất cả các ngân hàng và công ty môi giới.

Tuy rằng việc nhiều tiền không phải là vấn đề quá lớn, nhưng trữ lượng tiền mặt bất thường của China Inc. làm cả giới làm chính sách lẫn nhà đầu tư cảm thấy bực dọc. Bởi lẽ, điều đó cho thấy các doanh nghiệp đang thiếu niềm tin để đầu tư vào những dự án mới, nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng bằng cách bơm tiền vào hệ thống tài chính lại hóa ra bằng không. Trong khi đó, cổ đông sẽ đợi chi trả cổ tức lớn hơn hoặc là mua lại cổ phiếu chứ không đổ tiền vào bảng cân đối kế toán.

“Thực sự điều này đã trở thành một vấn đề ngày càng lớn”. Herald van der Linde, giám đốc chiến lược cổ phiếu tại HSBC Holdings Châu Á Thái Bình Dương nhận định. “Tiền mặt đã trở thành chủ đề chính trong những cuộc tranh luận gần đây”.

Trữ lượng tiền mặt tăng thay vì đầu tư tăng là vấn đề khá mới đối với một quốc gia mà các doanh nghiệp có mức độ chấp nhận rủi ro cao như Trung Quốc. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sâu xuống mức dưới 7% kể từ mức 2 con số, sự thay đổi trong tư duy đã bắt đầu thể hiện ra hành động. Năm ngoái, tốc độ gia tăng đầu tư vào tài sản cố định của nhóm doanh nghiệp tư nhân đạt đỉnh 10%, trong khi 6 tháng đầu năm nay đã giảm xuống chỉ còn 2,8% - mức thấp nhất lịch sử.

Không phải doanh nghiệp nào ở Trung Quốc cũng có quá nhiều tiền mặt. Trong khi nhóm doanh nghiệp thuộc những ngành kinh tế cũ bao gồm công nghiệp, năng lượng và nguyên liệu gặp khó khăn thì các doanh nghiệp trong ngành công nghệ và tiêu dùng lại dư thừa tiền mặt dự trữ.

Một nỗi niềm khác của vấn đề này đó chính là làm sao để tái tài trợ nợ trong bối cảnh nền kinh tế đang giảm tốc. Từ giờ đến cuối năm, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với khoản nợ nước ngoài trị giá 3.000 NDT (452 tỷ USD) đến hạn trả.

“Rất khó để kêu gọi vốn trong điều kiện hiện nay khi mà cả thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu đều đang èo uột”. Alex Wong – người quản lý khoảng 100 triêu USD tại Ample Capital Hong Kong nhận định.

Trung Quốc không chỉ là quốc gia duy nhất phải đối mặt với vấn đề này. Năm ngoái, số tiền dự trữ mà các doanh nghiệp Nhật Bản nắm giữ đã chạm đỉnh – một dấu hiệu cho thấy biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ đã không làm tốt vai trò phục hồi tốc độ phát triển tại nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á này.

Tuy nhiên tốc độ gia tăng trữ lượng tiền mặt tại Trung Quốc vẫn cao nhất – 18%. Con số này ở Nhật Bản là 13%, Mỹ là 5% và châu Âu chỉ 1%.

Mặc dù nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng các nhà làm chính sách Trung Quốc trong năm nay trị giá tới 9.800 tỷ NDT, ngành sản xuất vẫn suy thái trong khi ngành dịch vụ tăng trưởng chậm hơn mức trung bình 5 năm.

“Chính phủ đang nỗ lực rất nhiều để thúc đẩy nền kinh tế thông qua đầu tư, tuy nhiên nhóm doanh nghiệp tư nhân vẫn không có đáp trả gì bởi họ đang không tự tin”. Francis Cheung – giám đốc chiến lược tại CLSA Hong Kong và Trung Quốc nhận định.

Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc không thể tìm thấy dự án hứa hẹn, họ sẽ phải trả lại tiền cho cổ đông. Tăng cổ tức chi trả có thể là một các để an ủi nhà đầu tư. “Nếu hành động này trở thành một trào lưu để các doanh nghiệp giữ lại toàn bộ tiền mặt, nó sẽ tạo ra những lo lắng về sức hấp dẫn của cổ phiếu Đại lục”. Wan nhận định.(CafeF)

Thương vụ MobiFone - AVG: AVG được định giá 16.565 tỷ đồng?

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư tại văn bản số 1621-CV/VPTƯ ngày 22.7.2016 của Văn phòng Trung ương về việc tiến hành thanh tra toàn diện việc mua 95% cổ phần của AVG, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương tiến hành thanh tra toàn diện về dự ánMobifone mua 95% cổ phần của AVG, nếu có dấu hiệu vi phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo Lao động, việc mua AVG được mô tả là để Mobifone nhanh chóng đuổi kịp các đối thủ cạnh tranh, trong khi là doanh nghiệp mới hình thành, chuyển từ kinh doanh viễn thông thuần tuý sang các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT), đa phương tiện và đặc biệt là chen chân vào lĩnh vực truyền hình vốn đã có quá nhiều đối thủ nặng ký, MobiFone không còn con đường nào khác là phải “đi tắt, đón đầu”.

MobiFone đã nhắm đến việc mua AVG theo một lộ trình đã được định sẵn. Theo đó, từ tháng 8/2015, Tổng Giám đốc MobiFone đã có công văn về việc lập dự án đầu tư dịch vụ truyền hình trong đó MobiFone đề cập tới phương án mua lại 90,1% cổ phần của Truyền hình An Viên (AVG).

Để xây dựng giá mua phù hợp, MobiFone đã tham khảo và căn cứ vào ý kiến của nhà thầu tư vấn Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS) để định giá AVG. VCBS đã kết hợp với cơ quan chức năng thẩm định giá và đưa ra nhiều mức giá khác nhau.

Theo báo cáo số 142/MobiFone gửi Tổng Giám đốc MobiFone, VCBS đã thuê Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC thực hiện định giá AVG và cho ra kết quả: AVG giá 33.299,49 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD.

Trên cơ sở định giá của AASA, VCBS đã tư vấn thêm cho MobiFone về cách định giá thận trọng hơn, kết quả giá trị của AVG giảm xuống còn 24.548,19 tỷ đồng, tương đương 1,124 tỷ USD. Tuy nhiên, để thận trọng hơn, VCBS cũng tiếp tục thuê thêm Công ty TNHH định giá Hà Nội - TPHCM để định giá theo phương pháp tài sản.

Theo cách tính của công ty này, giá trị của AVG chỉ còn 18.520 tỉ đồng, tương đương 847,6 triệu USD. Cuối cùng để cho chắc chắn, MobiFone đã thuê thêm một đơn vị thẩm định giá được Bộ Tài chính cấp phép xác định giá trị của AVG theo phương pháp tài sản là 16.565 tỷ đồng, theo phương pháp thu nhập là 17.184 tỷ đồng.

Nghĩa là AVG đã được “định giá” ở 4 mức khác nhau, dao động từ 33.299 tỷ xuống thấp nhất là 16.565 tỷ đồng.

Trên cơ sở định giá, MobiFone đã nhanh chóng đưa ra kế hoạch kinh doanh của AVG sau khi MobiFone mua lại cổ phần. Theo đó, nếu việc mua bán hoàn thành trong 2016 thì doanh thu thuần của AVG đạt 1.251 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 91 tỷ đồng. Cho đến năm 2020, dự kiến doanh thu thuần của AVG sẽ là trên 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ đạt 1.876 tỷ đồng.

Tháng 1/2016, MobiFone hoàn tất thương vụ mua AVG. Tuy nhiên, phía MobiFone chỉ xác nhận là mua 95% cổ phần của AVG còn giá trị bao nhiêu thì hai bên không tiết lộ.

Terra Wood muốn đầu tư 400 triệu USD vào các dự án điện gió, điện mặt trời tại Quảng Ngãi

Công ty Terra Wood đã đề xuất kế hoạch đầu tư hai dự án điện gió và điện mặt trời, vốn đầu tư 400 triệu USD tại Quảng Ngãi.

Công ty Terra Wood ngày 3/8 đã tới tỉnh Quảng Ngãi để khảo sát địa điểm xây dựng hai nhà máy điện gió và điện mặt trời.

Theo kế hoạch, Terra Wood muốn xây dựng hai nhà máy này trên diện tích 600 ha, với công suất 300 MW (150 MW/dự án), tổng vốn đầu tư 400 triệu USD.

..

Đánh giá cao kế hoạch này, ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Terra đến khảo sát đầu tư tại địa phương. Ông Trần Ngọc Căng cũng đã thống nhất về mặt chủ trương cho phép Terra nghiên cứu, khảo sát, lập đề xuất dự án đầu tư nhà máy điện gió và điện năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh.

Quảng Ngãi là địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển điện gió và điện mặt trời, đặc biệt là ở các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, đảo Lý Sơn. Cũng đã có nhiều nhà đầu tư tới tìm hiểu cơ hội đầu tư các dự án điện tại tỉnh này.

Cuối tháng 8 năm ngoái, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Tân cũng đã khởi công xây dựng nhà máy quang điện mặt trời quy mô lớn tại Quảng Ngãi. Dự án có công suất thiết kế 19,2 MW, áp dụng công nghệ theo công nghệ quang điện mặt trời của Thái Lan, diện tích đất dự kiến sử dụng 34ha, với tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng.

Không chỉ ở Quảng Ngãi, mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước, cũng đã có nhiều dự án điện gió và điện mặt trời được đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, chưa nhiều dự án được triển khai trong thực tế. Giá điện gió và điện mặt trời còn ở mức thấp chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng này.(BĐT)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-08-2016

    Đài Loan có thể buộc Uber rời thị trường này
    Quỹ thuộc Mekong Capital đầu tư vào công ty logistics ABA
    Woori Bank được phép mở ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam
    Dành gần 700 tỷ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay với lãi suất thấp

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-08-2016

    Thái Lan bán được 347.500 tấn gạo qua 2 phiên đấu giá trong tháng 7
    Giá gạo Thái Lan và Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu, gạo Việt Nam vững
    Dược Hậu Giang trở lại nhờ marketing
    Chế biến gỗ chạy theo TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-08-2016

    Bán xe máy, Honda Việt Nam lãi gần 9.000 tỉ đồng/năm
    Việt Nam là thị trường nổi bật của Heineken
    Việt Nam nhập nhiều thuốc trừ sâu từ Trung Quốc
    Vietcombank dự tính phát hành 8.000 tỷ đồng trái phiếu
    Công bố top 5 các công ty bảo hiểm 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều  04-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-08-2016

    Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc
    Mexico tiếp nhận hơn 13 tỷ USD kiều hối, cao nhất nhiều năm qua
    Ô tô Trung Quốc, Thái Lan có cơ hội tràn vào nếu bỏ Thông tư 20?
    Hacker đánh cắp 65 triệu USD bitcoin
    Giá nhà trung bình tại Hà Nội đạt 26,3 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-08-2016

    Lạm phát của Hàn Quốc giảm xuống mức thấp trong 10 tháng
    Giá cà phê Việt Nam giảm theo xu hướng thế giới
    Sản lượng thép không gỉ 6 tháng đầu năm của Trung Quốc tăng 8%
    Nhật Bản phê duyệt 130 tỷ USD để thúc đẩy tăng trưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-08-2016

    Dư nguồn cung xi măng không ít chông chênh
    Chuỗi cửa hàng Cà phê Vpresso mở rộng nhượng quyền tại Việt Nam
    DIC Corp và bài toán xoay sở trong chiếc chăn hẹp
    PJICO: Lợi nhuận 6 tháng tăng 22,6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-08-2016

    Ngân hàng Quốc dân: Lợi nhuận trước thuế đạt...1 tỷ đồng trong quý II
    Phó Thống đốc nói gì về nợ xấu tăng đột biến ở một số ngân hàng?
    Ngân hàng Quân đội: Kinh doanh không khởi sắc, lợi nhuận quý II giảm so với cùng kỳ
    SHB: Chi phí hoạt động tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế quý II giảm 16% so cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-08-2016

    Iran cho biết thị trường dầu mỏ dư cung và sẽ tái cân bằng để phục hồi
    Trung Quốc sẽ cắt giảm diện tích trồng ngô 9% vào năm 2020
    Xuất khẩu dầu thô từ phía nam Iraq tăng lên 3,2 triệu thùng/ngày trong tháng 7
    Các nhà sản xuất thép hàng đầu Nhật Bản thúc đẩy sản xuất

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-08-2016

    Gỗ Trung Quốc bị tố đội lốt, chèn ép doanh nghiệp Việt
    Nhập khẩu dầu thô của châu Á từ Iran tăng 47,1% lên trêm mức cao 4 năm
    Mexico áp thuế chống bán phá giá với thép tấm mạ kẽm Trung Quốc
    Trái cây sắp “vượt mặt” lúa gạo

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-08-2016

    Xuất khẩu cá tra vẫn gặp khó khăn
    Giá cá tra nguyên liệu chưa có dấu hiệu phục hồi
    Cơ hội gia tăng xuất khẩu thuỷ sản khi tham gia TPP
    Tìm giải pháp nâng cao giá trị cá tra xuất khẩu