tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 04-04-2017

  • Cập nhật : 04/04/2017

Thủ tướng yêu cầu tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

GDP quý I tăng thấp (5,1%) là vấn đề khiến Thủ tướng lo lắng và yêu cầu Chính phủ cần thảo luận, tìm hướng khắc phục, tháo gỡ cụ thể.

Yêu cầu nêu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra với các thành viên Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3/2017, sáng 3/4.Theo Thủ tướng, kinh tế đất nước 3 tháng đầu năm đạt được nhiều điểm sáng, song cũng bộc lộ bất cập. Mối lo tăng trưởng kinh tế quý I thấp, chỉ đạt 5,1% được người đứng đầu Chính phủ nêu và yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận, tìm hướng khắc phục, tháo gỡ cụ thể trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực.

neu nhung diem noi bat tinh hinh kinh te xa hoi trong quy i, thu tuong cung yeu cau cac bo, nganh thao luan tim huong go vuong gdp tang thap. anh:vgp

Nêu những điểm nổi bật tình hình kinh tế xã hội trong quý I, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ, ngành thảo luận tìm hướng gỡ vướng GDP tăng thấp. Ảnh:VGP

“Chúng ta phải có đối sách, phản ứng chính sách linh hoạt hơn, tốt hơn để khắc phục tình trạng GDP tăng trưởng chậm trong quý I”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại phiên họp, xuất khẩu nếu loại trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,7%. Giải ngân vốn đầu tư công chậm, quý I chỉ đạt 12,4% dự toán (cùng kỳ 2016 là 16%). Trong khi đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội mới chỉ tương đương 32% GDP. Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm, chưa có doanh nghiệp lớn bán vốn, thoái vốn, cổ phần hóa đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Đề cập tình hình thế giới với một số chuyển biến tốt như một số nước có tăng trưởng nhưng Thủ tướng cũng cho rằng còn tiềm ẩn khó định, ảnh hưởng lớn đến nước ta. Ông đơn cử ví dụ chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, có thể tác động đến xuất khẩu đất nước. Dòng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp cũng như có thể bị tác động. Sức ép tăng lạm phát, tỷ giá gia tăng.

“Chúng ta đặt vấn đề phải tăng trưởng, kiềm chế lạm phát thì mới bảo đảm các cân đối vĩ mô như ngân sách Nhà nước, nợ công, đầu tư...", Thủ tướng nói. Ông tiếp tục đặt vấn đề: "Làm sao phải đẩy mạnh đầu tư xã hội, nước ngoài không thôn tính các ngành quan trọng của Việt Nam…".

Tuy nhiên, điểm qua một loạt báo cáo của các Bộ, ngành trước đó, Thủ tướng nhận xét 1/4 chặng đường của năm 2017 đã đi qua với “nhiều mô hình tốt trong vườn hoa phát triển của đất nước”.

Những điểm sáng về kinh tế - xã hội như kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng tăng 0,9%. Tăng trưởng tín dụng gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 2,81%. Vốn FDI đăng ký đạt 7,71 tỷ USD (tăng 77,6%), thực hiện đạt 3,62 tỷ USD. Số doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng nhanh với trên 26.400 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 600.000 tỷ đồng…

Thủ tướng cũng cho biết, sáng nay, ông đã nhận được thông tin rất vui là chỉ số quản trị mua hàng (PMI) đạt 54,6, cao hơn so với bình quân của ASEAN là 50,9. Đây sẽ là tiền đề, cơ sở để các Bộ, ngành đưa ra các giải pháp căn cơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng còn lại của năm 2017.(VNEX)
-----------------------------------------------------------

Chưa khắc phục xong sự cố, Formosa chưa được hoạt động

Cho biết Formosa đã khắc phục 51 trên 53 khiếm khuyết về môi trường, đại diện Chính phủ cũng khẳng định doanh nghiệp này chỉ được hoạt động khi xử lý xong toàn bộ những vấn đề nêu trên.

Quan điểm nêu trên được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng khẳng định tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017. Theo đại diện Chính phủ, một năm sau sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa gây nên, công tác khắc phục sự cố đã được thực hiện nghiêm túc.

Dẫn lại báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ông Mai Tiến Dũng cho biết trong 53 khiếm khuyết về môi trường được cơ quan quản lý đưa ra, hiện Formosa đã khắc phục được 51 vấn đề. "Nhưng dù chỉ còn 2 khiếm khuyết chưa được khắc phục, cũng không đồng nghĩa doanh nghiệp này sẽ được hoạt động trở lại thời gian tới", người phát ngôn của Chính phủ khẳng định.Ông Mai Tiến Dũng cũng cho biết theo chỉ đạo của Thủ tướng, khi nào Formosa đảm bảo các điều kiện an toàn tuyệt đối về môi trường, không để xảy ra sự cố như năm 2016, thì doanh nghiệp mới được phép hoạt động trở lại. "Nếu không đảm bảo thì vẫn tiếp tục đóng cửa. Chúng ta không đánh đổi môi trường lấy kinh tế", Bộ trưởng nhấn mạnh.

bo truong mai tien dung khang dinh chi cho phep formosa hoat dong tro lai khi da dam bao an toan tuyet doi ve moi truong. 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định chỉ cho phép Formosa hoạt động trở lại khi đã đảm bảo an toàn tuyệt đối về môi trường. 

Đầu tháng 4/2016, hiện tượng cá chết hàng loạt đã khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Hơn hai tháng sau, Formosa Hà Tĩnh thừa nhận việc xả thải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, đến ngày 6/3/2017 cả 4 tỉnh đã giải ngân được hơn 3.595 tỷ đồng trong tổng số 4.680 tỷ được tạm cấp, đạt 76,8%. Việc khôi phục sản xuất, hoạt động khai thác, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản tại địa phương hầu như đã trở lại bình thường. Hoạt động kinh doanh buôn bán thủy sản tại chợ đã trở lại, người dân đã tiêu thụ được hải sản.

Tại cuộc họp giữa Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình và các Bộ, ngành đánh giá một năm sau sự cố biển miền Trung, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu tiếp tục giám sát công ty Formosa thực hiện đúng các cam kết, có trách nhiệm xã hội với bà con trên địa bàn. Cơ quan chức năng được yêu cầu theo dõi chặt chẽ các hiện tượng về môi trường để có giải pháp khắc phục, không để lo lắng trong nhân dân.(VNEX)
-------------------------------------------

Techcombank muốn tăng 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, tiếp tục không chia cổ tức

Ban lãnh đạo ngân hàng dự kiến đưa vốn điều lệ lên gần 14.000 tỷ đồng, trong khi tiếp tục giữ quan điểm không chia cổ tức để dành nguồn lực kinh doanh.

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông năm 2017, dự kiến diễn ra vào 17/4 tới.

Trước đó, nhà băng đã trải qua một năm kinh doanh khá thành công khi đạt lợi nhuận trước thuế gần 4.000 tỷ đồng (tăng 96,2%); tổng huy động vốn đạt 173.400 tỷ, trong khi tổng dư nợ tới cuối 2016 là 159.000 tỷ đồng.

Trong Tờ trình Đại hội cổ đồng cổ đông về việc trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2016, lãi sau thuế và trích các quỹ (dự phòng tài chính, phúc lợi...) còn gần 2.655 tỷ đồng. Cộng với gần lãi lũy kế tại công ty con, lợi nhuận năm 2016 của Techcombank có thể phân phối đạt gần 4.520 tỷ đồng.Tuy nhiên, Hội đồng quản trị vẫn đề xuất không chia cổ tức 2016, mà để dành phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Nếu được thông qua, đây sẽ là năm thứ 6 liên tiếp ngân hàng không chia cổ tức và vấn đề này cũng là nội dung khiến cổ đông nhỏ thắc mắc suốt nhiều kỳ họp Đại hội.

techcombank du kien tang them 5.000 ty dong von dieu le, tiep tuc khong chia co tuc.

Techcombank dự kiến tăng thêm 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, tiếp tục không chia cổ tức.

Trả lời tại cuộc họp năm ngoái, Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết mình cũng là một cổ đông và rất chia sẻ tâm tư này. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nên công bằng với Ban điều hành bởi đã lèo lái đưa ngân hàng vượt qua khó khăn và giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu trong năm 2015. “Nếu không chia thì tôi cũng không được gì, và những gì còn lại vẫn nằm ở giá trị cổ phiếu chứ trong ngân hàng không ai rút một đồng nào của các cổ đông cả. Nếu chia xong mà để khi niêm yết cổ phiếu chỉ bán dưới giá 10.000 đồng thì có nên không”, ông Hùng Anh nói.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2017, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 13.878 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ so với hiện tại, thông qua chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ. Thời điểm chào bán dự kiến trong quý II hoặc quý III tới. Giá chào bán cụ thể sẽ do Hội đồng quản trị quyết định nhưng không được thấp hơn mệnh giá.

Techcombank cũng đặt kế hoạch sẽ nâng tổng tài sản lên gần 280.000 tỷ; huy động vốn tăng trưởng 31% và dư nợ tín dụng tăng 16%, nợ xấu ở mức dưới 2% trên tổng dư nợ. Dự kiến lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank là 5.020 tỷ đồng, tăng 26%.

Trong tổng vốn tăng được trong năm nay, ngân hàng dự định dùng 2.533 tỷ để mở rộng trụ sở; các tài sản cố định khác khoảng 916 tỷ; chi 1.617 tỷ cho đầu tư công nghệ, trang thiết bị khác; còn lại khoảng gần 2.500 tỷ sẽ tăng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ.(VNEX)
--------------------------------------

Dự án 3,5 tỉ USD giải ngân 96,5 tỉ đồng

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, khu đô thị Đại học quốc tế Berjaya tại H.Hóc Môn, TP.HCM có vốn đầu tư khoảng 3,5 tỉ USD được cấp phép từ năm 2008 nhưng đến nay mới giải ngân được 96,5 tỉ đồng.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, khu đô thị Đại học quốc tế Berjaya tại H.Hóc Môn, TP.HCM do Công ty TNHH MTV đô thị Đại học quốc tế Berjaya VN (thuộc Tập đoàn Berjaya của Malaysia) làm chủ đầu tư có vốn đầu tư khoảng 3,5 tỉ USD được cấp phép từ năm 2008 nhưng đến nay mới giải ngân được 96,5 tỉ đồng.

Không những thế, khu đô thị rộng khoảng 900 ha này mặc dù đã triển khai gần 10 năm nhưng đến nay chưa giải phóng xong mặt bằng. Đến cuối tháng 3.2017, dự án mới chỉ xong được một số khâu như: phê duyệt quy hoạch nhiệm vụ chi tiết 1/500 vào năm 2011, phê duyệt phương án đền bù giải tỏa vào năm 2013, rà soát bom mìn được khoảng 500 ha, đền bù giải tỏa mặt bằng trên 100 ha.

Ngoài dự án này, hiện tập đoàn này còn một số dự án khác tại TP.HCM, Đồng Nai, Hà Nội… nhưng tiến độ cũng không mấy khả thi. Trong đó có trung tâm tài chính quốc tế tại Q.10, TP.HCM có vốn đầu tư gần 1 tỉ USD hiện cũng đang trùm mền sau gần 10 năm triển khai.(TN)

Trở về

Bài cùng chuyên mục