Đất vùng ven: Có nên xuống tiền?; PMI Việt Nam dẫn đầu ASEAN; Trung Quốc áp thuế: Gạo Việt giảm cả lượng lẫn giá; Grab nhận thêm 2 tỷ USD trong vòng gọi vốn hiện tại

Nhiều công ty mạnh tay chi tiền tỉ quảng cáo và tiếp thị để thu hút người dùng.
Doanh nghiệp đang dẫn đầu ngành bia tại Việt Nam là Tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Tính chung 6 tháng đầu năm, Sabeco đạt doanh thu hơn 17.055 tỉ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 4%, còn 2.337 tỉ đồng. Trong quý 2, chi phí quản lý, chi phí bán hàng của công ty đều gia tăng nhưng riêng chi phí quảng cáo, tiếp thị lại giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, còn 154,5 tỉ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, Sabeco đã chi tổng cộng 388,2 tỉ đồng cho công tác quảng cáo tiếp thị, giảm so với mức chi 525,4 tỉ đồng trong nửa năm trước. Tương ứng mỗi ngày số tiền chi ra cho quảng cáo tiếp thị của Sabeco từ đầu năm đến nay vẫn hơn 2,16 tỉ đồng. Năm 2017, Sabeco chi ra 1.221 tỉ đồng cho chi phí quảng cáo và tiếp thị.
Trong khi đó, Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội (Habeco) chi cho quảng cáo khuyến mại gần 218 tỉ đồng từ đầu năm đến nay, giảm nhẹ so với mức 223 tỉ đồng cùng kỳ năm trước. Tương ứng số tiền chi ra là 1,2 tỉ đồng mỗi ngày, tương đương gần 50% mức chi của Sabeco. Trong khi cả năm 2017, công ty này chi cho quảng cáo khuyến mại 559 tỉ đồng năm 2017, tức trung bình 1,5 tỉ đồng/ngày. Tính chung 6 tháng, Habeco đạt doanh thu 4.337,6 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế gần 332 tỉ đồng, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) sở hữu hai thương hiệu sữa đậu nành Vinasoy và Fami bỏ ra 93,46 tỉ đồng cho quảng cáo và khuyến mại trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng mỗi ngày QNS bỏ ra hơn 519 triệu đồng. Trước đó, trong cả năm 2017 QNS cũng chi 187 tỉ đồng cho hoạt động này. Lũy kế 6 tháng đầu năm, QNS đạt tổng doanh thu 3.973 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 562 tỉ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm trước.(Thanhnien)
--------------------------
6.000 lọ thuốc Kim tiền thảo không đạt chất lượng đã bị thu hồi tại 4 huyện của tỉnh Lâm Đồng và đại lý tại Đà Nẵng.
6.000 lọ thuốc Kim tiền thảo trị sỏi thận không đạt chất lượng đã bị thu hồi. Ảnh: Đặng Tuấn – TTXVN
Chiều 31/7, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng Phạm Thị Xuân Hương cho biết đã tiến hành thu hồi 6.000 lọ thuốc Kim tiền thảo do công ty này sản xuất theo yêu cầu của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Cụ thể, ngay sau nhận được văn bản chỉ đạo của Cục Quản lý Dược, Sở Y tế Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng triển khai ngay theo hướng dẫn của Cục Quản lý Dược.
Đồng thời, công ty đã báo cáo tình hình sản xuất, tên, địa chỉ các cơ sở kinh doanh đã mua thuốc, số lượng cung cấp thuốc; phối hợp với cơ quan chức năng lấy mẫu bổ sung để kiểm tra chất lượng thuốc theo quy định hiện hành.
Theo bà Phạm Thị Xuân Hương, công ty đã tiến hành thu hồi 6.000 lọ (tương đương trên 600 nghìn viên thuốc) sản phẩm không đạt chất lượng tại 4 huyện của tỉnh Lâm Đồng và đại lý tại Đà Nẵng; đồng thời thông báo cho tất cả các đại lý phân phối trong tỉnh và toàn quốc.
Ngay sau khi tiến hành thu hồi thuốc, công ty sẽ phối hợp cơ quan chức năng gửi lô thuốc 020117 về Cục, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh để kiểm định.
Trước đó, ngày 24/7, Cục Quản lý Dược đã có văn bản yêu cầu thu hồi 1 lô thuốc Kim tiền thảo do không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm thành phố Đà Nẵng do Sở Y tế Đà Nẵng gửi đến Cục Quản lý Dược cho thấy thuốc viên bao phim Kim tiền thảo số đăng ký: VD-23471-15, số lô 020117, hạn dùng 04/02/2020 do Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng sản xuất không đạt chất lượng về chỉ tiêu chất chiết được trong Ethyl acetat.
Kim tiền thảo là thuốc điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật, viêm bể thận, viêm túi mật.
Cùng với việc thu hồi, Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng cũng đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn kiểm tra, thu hồi các lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng nêu trên ở đơn vị (TTXVN)
----------------------
Giá thép xây dựng giao tương lai tại Thượng Hải tăng lên cao nhất hơn 5 năm trong phiên 31/7 và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2017.
Chốt phiên 31/7, giá thanh cốt thép giao tháng 10 trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải là 4.171 nhân dân tệ/tấn (610,37 USD/tấn), tăng 1,1% so với đầu phiên. Trong phiên giao dịch, có lúc giá hợp đồng này lên cao nhất hơn 5 năm ở 4.184 nhân dân tệ/tấn.
Tính chung cả tháng 7, giá thanh cốt thép giao tháng 10 tăng gần 9,6% và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2017.
Thị trường thép tăng giá trong tháng 7 chủ yếu vì thị trường lo ngại nguồn cung sẽ thiếu hụt. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, giá quặng thép lại ổn định vì chính sách hạn chế sản lượng thép của chính phủ đang kéo giảm nhu cầu. Cụ thể, giá quặng sắt giao tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên chốt phiên 31/7 ở 488 nhân dân tệ/tấn và tăng 3,3% trong cả tháng 7.
Tuy nhiên, nhu cầu quặng sắt chất lượng cao vẫn rất lớn. Theo số liệu của Metal Bulletin, giá quặng sắt 65% FE lên cao nhất kể từ tháng 4/2014 ở 133,05 USD/tấn tính đến ngày 27/7. Chênh lệch giá với quặng 62% FE đạt gần 66 USD/tấn, sát mức kỷ lục từng ghi nhận được vào ngày 20/7.
“Biên lợi nhuận của các nhà máy thép lớn đồng nghĩa rằng họ sẽ có đủ tài chính để mua quặng chất lượng cao. Điều này chứng tỏ hiệu quả của chính sách cải cách ngành thép Trung Quốc đối với chiến dịch loại bỏ các nhà máy thép lạc hậu, từ đó giúp cải thiện hiệu suất hoạt động cũng như hỗ trợ giá cả thị trường”, chuyên gia phân tích Vivek Dhar tại Ngân hàng Thịnh Vượng Australia cho biết.
Thị trường thép tăng giá trong tháng 7 chủ yếu vì lo ngại nguồn cung thiếu hụt sau khi bắt đầu bước vào thời kỳ giảm sản lượng để bảo vệ môi trường. Thành phố Đường Sơn đã giảm sản lượng trong 6 tuần mùa hè và thành phố Từ Châu cho đóng cửa phần lớn nhà máy công nghiệp.
Tính đến cuối tuần trước, tồn kho thép xây dựng trong tay các thương lái Trung Quốc xuống thấp nhất kể từ đầu năm nay, đạt 4,09 triệu tấn (NDH)
-------------------------
Đất vùng ven: Có nên xuống tiền?; PMI Việt Nam dẫn đầu ASEAN; Trung Quốc áp thuế: Gạo Việt giảm cả lượng lẫn giá; Grab nhận thêm 2 tỷ USD trong vòng gọi vốn hiện tại
Thêm 4,69 tỷ USD vốn FDI rót vào Tp. Hồ Chí Minh; Trung Quốc và Singapore đề cao tự do thương mại; Mỹ chuẩn bị các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ; Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam được đánh giá ở mức cao
Giá trái cây nhiệt đới đang giảm do sản lượng tăng; Trung Quốc vượt Mỹ về thị phần điện thoại thông minh; Mỹ dự kiến tăng thuế mạnh đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc; Có đối sách để chủ động trước các biến động
TP HCM lọt top 10 điểm đến châu Á 2018; Nửa đầu năm 2018: Ô tô tiêu thụ toàn thị trường đạt 125.659 chiếc; Doanh nghiệp khai khoáng tăng nhưng thu ngân sách giảm
Bloomberg: Mỹ, Trung Quốc tìm cách đối thoại, tránh chiến tranh thương mại; Nhật Bản đứng đầu danh sách xuất khẩu phế liệu vào Việt Nam; Tương lai Facebook, Twitter sẽ thế nào sau đợt giảm mạnh vừa qua?
CEO J.P. Morgan Chase nêu hai rủi ro lớn nhất với nền kinh tế; Tập trung cho tăng trưởng đi kèm kiểm soát lạm phát; Lộ diện siêu dự án bất động sản hơn 4 tỷ USD tại Hà Nội và 2 tỷ USD ở Huế
Vận tải Việt cần ứng dụng công nghệ để bắt kịp xu hướng; Thị trường tài chính Anh tin tưởng vào khả năng lãi suất sẽ tăng lên trong tuần này; Thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam chỉ… 35.000 đồng/kg
Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sắt thép Việt Nam; Thép Trung Quốc qua mặt chính sách thuế Mỹ; Bán lẻ đang về tay tư nhân
Doanh số bán lẻ của Nhật Bản phục hồi trong dấu hiệu chi tiêu tích cực; Giá cả hạ nhiệt, CPI tháng 7 giảm nhẹ; Không xuất khẩu quặng nguyên khai, tinh quặng vàng, đồng; Hàng hóa nhập khẩu theo Thỏa thuận khung giữa các tổ chức không được miễn thuế
7 tháng, gần 280 triệu USD đầu tư ra nước ngoài; Chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước trong tháng Bảy giảm nhẹ; Tăng trưởng sản xuất của Trung Quốc chậm lại trong tháng 7/2018
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự