tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-2016

  • Cập nhật : 02/01/2016

Doanh nghiệp mới ‘chào đời’ sẽ bị xếp hạng ‘bét’ về thuế

Doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng sẽ bị liệt vào hạng 6 trong bảng sáu thứ hạng về mức độ rủi ro đối với ngành thuế.

Hạng 1 là các doanh nghiệp “rủi ro rất thấp”, kế đến là thấp (hạng 2), trung bình (hạng 3), cao (hạng 4) và rủi ro rất cao (hạng 5).

Tùy vào đánh giá của cơ quan thuế, doanh nghiệp có thể không được tự in hóa đơn mà phải sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế tạo (ví dụ hóa đơn đặt in hoặc hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế).

 huong dan lap doanh nghiep tai so kh&dt tp.hcm. anh: quynh nhu

 Hướng dẫn lập doanh nghiệp tại Sở KH&ĐT TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Như

Cơ quan thuế sẽ công khai danh sách “doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao vi phạm pháp luật về thuế phải sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế tạo” trên trang web. Doanh nghiệp phải lập hóa đơn điện tử và gửi thông tin trên hóa đơn này cho cơ quan thuế để nhận lại mã xác thực hóa đơn, sau đó mới được sử dụng hóa đơn.

Doanh nghiệp cũng sẽ bị đánh giá, phân loại về mức độ tuân thủ. Nếu hoạt động bị lỗ mà có số lỗ âm vào vốn chủ sở hữu đến trên 50% sẽ bị liệt vào hạng “tuân thủ thấp” đối với ngành thuế.

Muốn được đánh giá tuân thủ thuế tốt, doanh nghiệp phải có tỉ trọng nộp các loại thuế trên doanh số cao, đạt trên mức trung bình so với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, ngành nghề.

Doanh nghiệp bị xem là rủi ro cao sẽ bị kiểm tra, thanh tra tại trụ sở. Cơ quan thuế hằng năm sẽ thanh tra 1%-2% và kiểm tra 15%-18% trên tổng số doanh nghiệp tại địa bàn mình.


Ông chủ Inter Milan lỗ hơn 6 triệu USD trong phi vụ Ninh Vân Bay

Ông chủ của Recapital Group đã mất ít nhất 144 tỷ đồng trong thương vụ đầu tư vào Ninh Vân Bay.

Luỹ kế 9 tháng, doanh thu thuần của Công ty bất động sản du lịch Ninh Vân Bay giảm gần 30% xuống còn 148 tỷ đồng so với cùng kỳ. Công ty ghi nhận mức lỗ sau thuế trên 81 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm trên 60 tỷ xuống 1.376 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả 471 tỷ đồng với chủ nợ lớn nhất thuộc về Ngân hàng Techcombank. Cuối năm 2014, Ninh Vân Bay cầm cố tài sản gồm các dự án đang triển khai để phát hành 230 triệu trái phiếu giá 7.500 đồng cho Tecombank. Trước đó, năm 2012, Techcombank Capital, công ty con 100% thuộc Techcombank cũng sở hữu 6,6% vốn tại Ninh Vân Bay

Cùng với sự lụi bại trong kinh doanh, giá cổ phiếu NVT cũng giảm chỉ còn 2.700 đồng.

Trong số các nhà đầu tư vào Ninh Vân Bay chịu thua lỗ nhiều nhất có tỷ phú Rosan P. Roeslani, Chủ tịch Tập đoàn Recapital Group, ông chủ của International Sports Capital (ISC) - tổ chức sở hữu 70% cổ phần Câu lạc bộ bóng đá danh tiếng Inter Milan. Năm 2013, tỷ phú này đã chi 225 tỷ đồng mua 30 triệu cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 35,87% Ninh Vân Bay.

So với giá mua năm 2013 là 7.500 đồng, đến nay với giá cổ phiếu rẻ hơn "trà đá", giá trị 30 triệu cổ phần của Recapital chỉ còn 81 tỷ đồng. Như vậy, tính theo giá thị trường Recapital đã mất 144 tỷ đồng, tương ứng gần 6,4 triệu USD trong thương vụ đầu tư "thất bát" này.Recapital Group do ông Rosan P. Roeslani, một tỷ phú của Indonesia sáng lập. Tổng giá trị tài sản của tập đoàn hiện ước tính hơn 2 tỷ USD.

tinh den thoi diem hien tai ong rosan p. roeslani da bi lo 144 ty dong, tuong duong gan 6,4 trieu usd trong thuong vu dau tu vao ninh van bay

Tính đến thời điểm hiện tại ông Rosan P. Roeslani đã bị lỗ 144 tỷ đồng, tương đương gần 6,4 triệu USD trong thương vụ đầu tư vào Ninh Vân Bay

Ninh Vân Bay được thành lập năm 2006, tiền thân là Công ty đầu tư và xây dựng Tuấn Phong, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng với hàng loạt khu nghỉ dưỡng 5 sao nổi tiếng: Emralda Gia Viễn (Ninh Bình), Six Sensess Ninh Vân Bat (TP Nha Trang), Emeralda Hội An (Quảng Nam), Six Sensess Sai Gon River (Đồng Nai), Lạc Việt Tourisst City ( Bình Thuận)… Năm 2013, công ty tăng vốn điều lệ lên 905 tỷ đồng.

Ninh Vân Bay không giấu tham vọng khi công khai muốn trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực trong lĩnh vực đầu tư và phát triển bất động sản

Tuy nhiên, thời điểm thị trường bất động sản lún sâu trong khủng hoảng cũng là lúc Ninh Vân Bay mở rộng đầu tư với hàng loạt các dự án nghỉ dưỡng, du lịch. Thiếu vốn triển khai một số dự án khiến Ninh Vân Bay buộc phải tạm dừng Six Senses Saigon River, Emralda Ninh Bình mới đưa vào hoạt động lợi nhuận âm… Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, kinh tế trong nước suy giảm, du lịch chững lại khiến Ninh Vân Bay lỗ liên tiếp.

Báo cáo tài chính cho thấy năm 2011 lỗ sau thuế của công ty là 90 tỷ đồng, năm 2012 tiếp tục lỗ 81 tỷ.

Nhằm giải quyết vấn đề vốn, Ninh Vân Bay quyết định phát hành 30 triệu cổ phần riêng lẻ và Recapital Group đã được chọn làm cổ đông chiến lược. Nhờ khơi thông được nguồn vốn, trong năm 2013 Ninh Vân Bay đã xoá được lỗ luỹ kế và ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế đạt 40,5 tỷ đồng, thoát án huỷ niêm yết.

Tuy nhiên sự xuất hiện của ông chủ Inter Milan cùng danh tiếng của Tập đoàn Recapital không những không giúp Ninh Vân Bay hồi sinh mà còn khiến công ty này trượt dài trong các khoản lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Báo cáo năm 2014 cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty này sụt giảm mạnh hơn 55%, xuống chỉ còn hơn 22 tỷ đồng.


Hoàn thành việc đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng cho biết, đến nay đã có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 41.769 căn hộ.

Theo đó, đến nay cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 51 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng 25.850 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 9.560 tỷ đồng và 84 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, quy mô xây dựng 28.550 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 6.730 tỷ đồng.

Cả nước hiện đang tiếp tục triển khai 171 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 61.290 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 31.760 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 63 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 69.300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 18.800 tỷ đồng.

Tính quy đổi, thông qua các chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm, đến nay đã có khoảng 780 nghìn hộ gia đình, tương đương khoảng trên 3 triệu người nghèo, người thu nhập thấp được cải thiện chỗ ở.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, đến nay trên địa bàn cả nước đã có 62 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 41.769 căn hộ. Có 88 dự án đã đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ (giảm diện tích) cho phù hợp hơn với nhu cầu thị trường với số lượng ban đầu là 36.113 căn hộ đề nghị điều chỉnh thành 49.199 căn hộ.


Cao su Quảng Nam tính mua 99% cổ phần Thủy sản Viễn Đông

cao su quang nam tinh mua 99% co phan thuy san vien dong

Cao su Quảng Nam tính mua 99% cổ phần Thủy sản Viễn Đông

Cao su Quảng Nam dự kiến mua vào 9,9 triệu cổ phần của Thủy sản Viễn Đông tương ứng 99% vốn điều lệ của công ty này.

CTCP Cao su Quảng Nam (mã chứng khoán VHG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua phương án đầu tư mua cổ phần của CTCP Thủy sản Viễn Đông.

Theo đó, HĐQT công ty dự kiến đầu tư mua 9,9 triệu cổ phần tương ứng 99% vốn điều lê của Thủy Sản Viễn Đông. HĐQT cũng giao ban Tổng giám đốc và các phòng ban liên quan chuẩn bị nguồn vốn, thực hiện các thủ tục để đầu tư mua số cổ phần này.

Thủy sản Viễn Đông là doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh các mặt hàng thủy sản, vận chuyển nuôi trồng thủy sản…

Hiện tại, Cao su Sao Vàng có 4 công ty con và 1 công ty liên kết, trong đó sở hữu 99% cổ phần của CTCP Đầu tư Develyn, 55% cổ phần Công ty TNHH Quê Việt – Quảng Nam và 75% cổ phần của CTCP Khoáng sản Quảng Nam. Ngoài ra, các công ty con khác của VHG đều trong ngành cao su.

Như vậy, trong các công ty liên kết và công ty con của VHG, không có công ty nào chuyên về kinh doanh và nuôi trồng thủy sản. Nếu thương vụ mua 99% cổ phần của Thủy sản Viễn Đông thanh công, Cao su Quảng Nam đã đặt chân vào lĩnh vực mới.

Trên báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/015 của công ty, tổng cộng tài sản tính đến 30/9/2015 là 1.840 tỷ đồng, tăng gần 800 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm; Tiền và các khoản tương đương tiền dư 127 tỷ đồng trong đó dư tiền mặt 75 tỷ đồng; lNST chưa phân phối còn 165 tỷ đồng.


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp phải tự cứu

chuyen gia kinh te pham chi lan: doanh nghiep phai tu cuu

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp phải tự cứu


Trao đổi với chúng tôi về cơ hội của Việt Nam tham gia AEC, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại rằng, hệ thống doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ khó trụ nổi, và trước tiên DN phải tự cứu mình.

Theo bà Lan, khi tham gia một sân chơi lớn, nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, trong lúc DN chúng ta còn yếu là thách thức rất lớn. “Với AEC, tôi lo cộng đồng DN Việt Nam có tận dụng được cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hay không chỉ là một phần. Điều lo nhất chính là hệ thống DN nhỏ và vừa trong nước liệu có đứng vững nổi không, khi hàng rào thuế dỡ bỏ và dịch vụ từ các nước tràn vào ta dữ dội”- bà Lan nói. Trong hai, ba năm gần đây, có những làn sóng đổ bộ của các tập đoàn, công ty từ các nước ASEAN vào Việt Nam để đón đầu; nhưng chưa thấy một làn sóng ngược lại, các DN Việt Nam đổ bộ ra bên ngoài.

Bà Lan cho hay, thực tế, số lượng DN quan tâm và biết về AEC còn rất hạn chế. Con số khảo sát của Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) công bố mới đây cho thấy, tới 65% DN Việt Nam chưa biết nhiều về cộng đồng AEC. Tuy vậy, qua các cuộc điều tra của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADP) các DN khu vực Đông Nam Á nói chung, cũng cho thấy, tỷ lệ họ biết, hiểu về AEC cũng không cao, chỉ 30-35%. Bà nói: “Vì thế, chúng ta cũng không nên quá lo lắng về việc họ am hiểu thị trường chung này đến mức nào. Đáng lo là, họ chuẩn bị sức lực thế nào để chuẩn bị cho cạnh tranh mới”.

Tuy nhiên, từ góc độ của DN, bà Lan cho rằng, họ phải cố để tự cứu mình, không chờ Chính phủ được. Mặt khác, DN không nên chủ quan, khi lâu nay mình đã có chút thị phần, hệ thống phân phối thế này, thế kia... Theo bà Lan, các DN cũng có quyền trông đợi và đòi hỏi từ Chính phủ tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn. “DN Việt Nam phải đóng góp tới 40,8% cho các loại thuế, phí là quá cao. Trong khi ở các nước ASEAN trung bình 17% thuế thu nhập DN, mình gấp đôi họ như thế thì lấy đâu ra động lực, phần dôi dư để họ tái đầu tư.

Bà Lan cho rằng, chúng ta cứ khuyến khích DN đổi công nghệ, quản lý, đào tạo lao động, tất cả cái đó phải có nguồn lực. Tuy nhiên, nguồn lực làm ra bao nhiêu, phần lớn phải nộp thuế, phí…, thử hỏi họ còn bao nhiêu nữa để đầu tư, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, phần để họ đầu tư để “lớn lên” được là rất khó.

Theo bà Lan, Chính phủ đã nỗ lực rất lớn trong việc đưa ra cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ mới giải quyết một số vấn đề liên quan đến cắt giảm thủ tục hành chính. Trong khi đó, tiền thuế, phí năm 2015 đang có xu hướng cao hơn năm 2014. “Xu hướng tận thu của các cơ quan nhà nước, kể cả các bộ ngành, địa phương đang tăng lên. Trong khi các địa phương họ vẫn muốn đầu tư xây trụ sở, tượng đài… hoành tráng”.

“Tôi mong năm 2016, Chính phủ tập trung cao vào việc giảm đi các khoản thu bất hợp lý với DN, để họ có cái đầu tư. Còn để DN ngày càng nhỏ bé đi, rồi chết, thì Nhà nước cũng thất thu. Đây không phải là làm cho DN mà vì nền kinh tế chung, vì DN là người tạo ra tăng trưởng, người đóng góp cho ngân sách”- bà Lan nói.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2016

    Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước
    Logistics Vinalink bị truy thu và phạt hơn 5 tỷ đồng tiền thuế
    Chi 1 tỷ USD từ nhập khẩu ô tô Trung Quốc, ô tô nội "chịu trận"
    Ngăn chặn xuất khống hàng hóa để gian lận hoàn thuế
    Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động 409.000 tỷ đồng cho ngân sách năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-2016

    Biến động nhân dân tệ năm 2016 không đáng lo
    PV Gas đạt mốc kỷ lục tiêu thụ khí năm 2015
    Doanh thu phí bảo hiểm tăng cao nhất kể từ năm 2011
    Xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
    Hà Nội: 2 hầm chui lớn nhất sắp thông xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-2016

    Khoảng 1.000 người nước ngoài đã mua nhà tại TP.HCM
    Tiền tệ thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016
    VCCI khẳng định doanh nghiệp gian lận
    Thụy Sĩ thỏa thuận cung cấp thông tin ngân hàng chống rửa tiền 
    Đề xuất thêm 5 sân golf ở Phú Quốc vào quy hoạch

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-2016

    8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
    Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
    Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
    Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
    Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-2016

    Tân Cảng Sài Gòn đạt sản lượng container 71,4 triệu tấn năm 2015
    Vốn điều lệ của VEC sẽ tăng hơn 70 lần trong 3 năm tới
    Duyệt đầu tư gần 4.000 cầu cho miền núi tại 50 tỉnh thành
    Thủ tướng giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2016 cho 8 bộ
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và “Túi tiền Quốc gia”

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-2016

    IMF thận trọng với kinh tế thế giới 2016
    Ngân hàng lãi rất ít từ kiều hối
    Có gì mới trong chính sách tỷ giá sắp tới?
    Thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái
    Những 'ông lớn' ngân hàng thế giới đang dần rút khỏi Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-01-2016

    Chứng khoán Việt Nam thuộc top 5 tăng trưởng mạnh nhất Châu Á năm 2015
    TPHCM: Bất động sản 2016 chờ đón những siêu dự án
    "Đánh" gần 2500 doanh nghiệp có nghi án chuyển giá, thu về 500 tỷ đồng
    Ông Nguyễn Đức Chi được bổ nhiệm làm chủ tịch SCIC
    Còn tới 15.600 tỷ đồng cần thoái vốn ở các lĩnh vực nhạy cảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-01-2016

    Ba doanh nghiệp viễn thông “đua” nhau báo lãi khủng
    Thao túng giá, bị phạt hơn 700 triệu đồng
    Lock&Lock Việt Nam sẽ đầu tư thêm nhà máy vào năm 2016
    Saigontourist đạt doanh thu 3.450 tỉ đồng
    9 mặt hàng giảm thuế nhập khẩu từ đầu năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-2016

    Philippines sẽ tham gia ngân hàng AIIB của Trung Quốc
    Giá dầu giảm 1 USD/thùng, PVN mất 5.400 tỉ đồng
    Không có chuyện bán thương hiệu bia Larue cho TQ
    Rau quả xuất ngoại tăng ngoạn mục
    Nghi thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt xuất sang EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-01-2016

    Bất chấp giá dầu giảm, thu ngân sách vẫn vượt dự toán gần 46.000 tỷ đồng
    Website thương mại điện tử Deca.vn đóng cửa
    Vietnam Airlines báo lãi trước thuế 1.400 tỷ đồng
    Hàng Thái Lan, Malaysia tăng tốc vào Việt Nam
    May quân phục cho nước ngoài phải xin phép Bộ Quốc phòng, Công an