Ngành Hải quan ước vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2017; Ngành Dự trữ Nhà nước: Hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ năm 2017; 60.000 tỷ đồng thu về NSNN từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước; Việt Nam thăng hạng trong 3 cuộc đua toàn cầu

Quý 3/2015, giá nhà tại Hà Nội tăng 7%
Công ty tư vấn bất động sản CBRE Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2015 Hà Nội cho thấy, thị trường bất động sản Hà Nội tiếp tục tăng trưởng tích cực, thúc đẩy số căn mới mở bán và lượng giao dịch.
Theo đó, trong quý 3/2015 nguồn cung ghi nhận khoảng 9.160 căn hộ được cháo bán mới ra thị trường từ 26 dự án, tăng hơn gấp hai so với cùng kỳ 2014. Trong đó, có khoảng 2.900 căn hộ cao cấp được mở bán, chiếm 32% tổng số mở bán mới.
Lượng mở bán mới từ khu vực phía Nam trung tâm (quận Hai Bà Trưng) và khu phía Nam thành phố (quận Hoàng Mai) chiếm khoảng 48% tổng lượng mở bán mới. Trong khi đó, số căn chào bán từ khu phía Tây và Tây Nam khiêm tốn hơn, chiếm khoảng 42% trong quý này.
Theo CBRE, thị trường trong quý 3/2015 diễn biến tích cực, thúc đẩy lượng tiền đổ vào từ người mua nhà. Ước tính có khoảng 6.880 căn được giao dịch trong quý, tăng 154% so với quý 3/2014.
Tiếp tục xu hướng từ quý trước, căn hộ cao cấp tiếp tục chiếm tỷ lệ tăng dần trong số căn hộ được giao dịch. Tính trong 9 tháng đầu năm, lượng bán phân khúc cao cấp chiếm 29%, tăng so với mức 25% trong 6 tháng đầu năm.
Về giá cả, theo CBRE, giá thứ cấp bình quân tính theo USD giảm nhẹ 0,2% nhưng tăng 2% theo quý. Tuy nhiên, tính theo năm, giá thứ cấp bình quân tăng tăng 1,4% theo USD, 7% theo VND. Các dự án mới và đang xây dựng có mức tăng giá cao hơn so với các dự án đã hoàn thiện trước đây. Giá sơ cấp bình quân tiếp tục tăng, với mức 5%-7% so với cùng kỳ năm trước.
Dù giá nhà và nguồn cung đều tăng mạnh, nhưng ông Richard Leech - Giám đốc của CBRE Việt Nam cho rằng chưa có dấu hiệu đáng lo cho việc tái hiện một bong bóng bất động sản ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Sở dĩ như vậy theo ông Richard Leech là do thị trường thời điểm này cơ bản khác với lần phát sinh bong bóng bất động sản trước đây. Người mua thời điểm trước là giới đầu cơ, trong khi hiện tại, người mua phát sinh từ nhu cầu mua để ở là phần lớn, tiếp tới là mua để cho thuê và tìm kiếm những giá trị thặng dư từ bất động sản.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư hiện tại đã thực hiện các bước nghiên cứu thị trường rất kỹ lưỡng, đưa ra chiến lược kinh doanh cụ thể. Ngoài ra, môi trường vĩ mô hiện tại cũng khác khi mặt bằng chỉ số giá tiêu dùng có bước phát triển, mức lạm phát hiện tại thấp, trong khi lãi suất được kiềm chế
Báo cáo việc ngành thép đối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo việc ngành thép đang đối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ.
Trước đó, ngày 22/9/2015, Thông tấn xã Việt Nam có đưa tin về ngành thép đang đối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ. Theo phản ánh, các nhà sản xuất thép trong nước hiện đang tiếp tục đối mặt với thép nhập khẩugiá rẻ và sức ép từ nguồn cung dư thừa từ các nhà máy Trung Quốc với chiến lược tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, lượng thép nhập khẩu trong tháng 7/2015 đạt hơn 1,72 triệu tấn, tăng 4,8% so với tháng trước và tăng mạnh 62,1% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 792 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính chung trong 7 tháng, lượng thép nhập khẩu ước đạt hơn 8,43 triệu tấn, với kim ngạch khoảng 4,47 tỷ USD, tăng 38,6% về lượng và 9,3% về giá trị. Trong đó, lượng thép giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 5 triệu tấn, chiếm gần 60% và tăng gần 76% so với cùng kỳ 2014. Trong khi đó, tổng lượng thép xuất khẩu chỉ đạt 1,42 triệu tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD, đã giảm 5,2% về lượng và 11,4 % về trị giá so với cùng kỳ 2014.
Cũng theo Thông tấn xã phản ánh, xuất khẩu giảm, trong khi nhập khẩu liên tục tăng, đặc biệt là lượng thép giá rẻ từ Trung Quốc. Đây là điều đáng lo ngại vì xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại từ nhiều thị trường. Trong khi đó, nhập khẩu tăng do lượng thép dư thừa từ Trung Quốc và các nước tràn vào.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương báo cáo về việc trên; đồng thời đề xuất giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các công ty công nghệ Trung Quốc, Ấn Độ trỗi dậy
IBM, HP, Samsung SDS giảm doanh thu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT, trong khi các công ty Trung Quốc, Ấn Độ lại phát triển nhanh.
Trong 30 nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu thế giới năm 2014, Huawei đang là một trong 3 công ty phát triển nhanh nhất, trong khi những “ông lớn” như HP, IBM, Samsung SDS lại giảm doanh thu, báo cáo của IDC do IDC Việt Nam gửi đi cho biết. Ngoài ra, báo cáo cho thấy phân nửa trong top 10 nhà cung cấp dịch vụ CNTT bị giảm doanh thu trong năm 2014.
Nguyên nhân sự sụt giảm doanh thu của những “ông lớn” là do sự xuất hiện của nền tảng thứ 3, bao gồm: đám mây, mạng xã hội, phân tích (dữ liệu lớn) và di động, đã làm cho các công ty cung cấp dịch vụ CNTT truyền thống bị mất khách hàng, theo báo cáo của IDC.
Một chuyên viên phân tích cấp cao của IDC, đồng tác giả của báo cáo này, cho biết: "Thị trường dịch vụ CNTT tại APEJ (châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản) đang ở thời điểm thú vị và chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty Ấn Độ, Trung Quốc tìm cách xây dựng sự hiện diện của họ trong khu vực. Vì vậy, thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu được tăng gấp đôi - Một là từ sự xuất hiện của các đối thủ châu Á nhưng quan trọng hơn sự cần thiết phải đổi mới để bắt kịp công nghệ nền tảng thứ 3 như đám mây".
Đứng trước những thay đổi của thị trường, IDC khuyên các nhà cung cấp dịch vụ CNTT truyền thống chuyển đổi việc kinh doanh, kết hợp quản lý giá tích cực và tăng cường tự động hóa ở lĩnh vực kinh doanh thế mạnh.
Microsoft tái cấu trúc toàn bộ công ty
Microsoft đã tuyên bố thay đổi cấu trúc báo cáo tài chính của công ty thành những bộ phận sản phẩm tách biệt dưới 3 mảng kinh doanh có tên gọi khá độc đáo.
Cụ thể, mảng “Productivity and Business Processes” – Quy trình sản xuất và kinh doanh bao gồm mọi thứ gắn với tên thương hiệu Office từ Microsoft Office 2016 cho đến Micorsoft Office 365.
Mảng “Intelligent Cloud” - Điện toán đám mây bao gồm Microsoft Azure, Windows Server và tất cả những bộ phận liên quan đến việc vận hành trung tâm dữ liệu của công ty.
Bộ phận thứ 3 mang tên "More Personal Computing" được cho là độc đáo nhất. Bộ phận này bao gồm mọi thứ từ Windows 10 đến công cụ tìm kiếm Bing, máy tính bảng Surface, Windows Phone và tương lai cả trò chơi video Xbox.
Có thể dễ dàng nhận thấy, 2 mảng kinh doanh đầu tiên về thực chất không có liên đới tới Windows. Office cũng chạy trên các thiết bị iPhone và Android, còn Microsoft Azure là nền tảng điện toán đám mây cho các ứng dụng di động và website. Điều này tạo ra cách nhìn nhận khác đối với một mảng kinh doanh rất hứa hẹn của Microsoft.
Có một điểm lạ đó là vị trí của Windows 10. Thay vì là công cụ tạo ra doanh thu chủ yếu cho Microsoft, công ty đang định vị lại để biến Windows 10 trở thành tầm nhìn mới để máy tính hướng đến. Rõ ràng, bạn có thể sử dụng những ứng dụng và dịch vụ của Microsoft tại bất cứ nơi nào bạn muốn nhưng Windows 10 sẽ là nơi có hiệu suất tốt nhất, cả ở nhà hay văn phòng.
Mọi chi tiết của Window 10 sẽ đều được thiết kế để hướng bạn đến Office hay những sản phẩm và dịch vụ khác của công ty. Mối liên quan sâu sắc nhất giữa Windows 10 và những mảng như Microsoft OneDrive và Xbox One đó là biến hệ thống điều hành tạo thành cỗ máy doanh thu khổng lồ cho toàn bộ hệ sinh thái Microsoft.
Phần cứng là một mảng khá lớn của công ty. Gồm máy tính bảng, điện thoại và trò chơi video phản ánh tầm nhìn của Microsoft cho Windows 10 và cung cấp trải nghiệm Windows 10 tốt nhất. Về cơ bản, Microsoft đang coi mảng phần cứng như là tấm thảm đỏ trải ra để người dùng có thể bước vào khám phá Windows 10.
Sự thay đổi này đến ngay khi Microsoft bắt đầu cho phép cập nhập phiên bản Windows 10 dành cho trò chơi video Xbox One. Mặt khác, “More Personal Computing” là tên gọi ngầm chỉ rằng “máy tính là thiết bị mà bạn có thể lấn sâu hơn nữa vào danh mục sản phẩm và dịch vụ của Microsoft”.
Vinacomin, EVN và PVN phải thúc nhanh các hợp đồng mua bán tại nhà máy điện BOT
EVN cần khẩn trương hoàn thành đàm phán hợp đồng mua bán điện Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3, Vân Phong 1, Sông Hậu 2. Trong khi Vinacomin phải khẩn trương hoàn thành đàm phán, ký hợp đồng cung cấp và vận chuyển than với chủ đầu tư dự án Nhiệt điện Nam Định 1.
Bên cạnh đó, trong đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VII, đề xuất phát triển thêm một số dự án nhà máy nhiệt điện than để đảm bảo tự cân đối giữa các vùng, miền trong chế độ vận hành bình thường, bảo đảm an ninh cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng.
Đối với các dự án của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thành đàm phán, ký hợp đồng cung cấp và vận chuyển than với chủ đầu tư dự án Nhiệt điện Nam Định 1 vào đầu tháng 10/2015.
Cũng tại thông báo này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cần chỉ đạo quyết liệt để đưa các dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 và Sông Hậu 1 vào vận hành đúng tiến độ, đảm bảo cung cấp điện cho khu vực phía Nam. Tập đoàn phải tính toán, lựa chọn phương án cung cấp than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, đảm bảo ổn định, hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng than theo thiết kế và tiêu chuẩn môi trường theo quy địnhNgành Hải quan ước vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2017; Ngành Dự trữ Nhà nước: Hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ năm 2017; 60.000 tỷ đồng thu về NSNN từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước; Việt Nam thăng hạng trong 3 cuộc đua toàn cầu
Bộ trưởng Công Thương thừa nhận nạn buôn lậu, hàng giả còn phổ biến; Bê bối của ngành sản xuất tại Nhật: Do áp lực tranh giành thị phần?; iPhone X “thất thủ” ở thị trường Trung Quốc do Apple cắt giảm sản xuất; Giá Bitcoin rớt 10% sau khi Hàn Quốc siết chặt quản lý
TP.HCM: Vài chục dự án bất động sản chưa được nộp tiền sử dụng đất; Tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm của các dự án FDI tăng gần 45%; Nhu cầu vốn đầu tư phát triển cảng cạn trên 30.000 tỷ đồng từ nay đến 2030; 3 điểm nóng hứa hẹn tạo bất ngờ cho địa ốc Sài Gòn năm 2018
Dự báo thế giới 2018: Tương lai nhiều dấu hỏi của liên minh ngân hàng châu Âu; Nhiều quốc gia châu Á cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào các loại tiền ảo; Giá trị nhà ở tại Mỹ tăng cao kỷ lục trong năm 2017; Uber chấp nhận “bán mình” cho Softbank với giá bèo
Năm 2017, TP.HCM đã chấp thuận cho M&A 20 dự án bất động sản; Xuất khẩu Việt Nam tăng kỷ lục, đạt hơn 213 tỷ USD; Ngành nông nghiệp hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng; Hà Nội điều chỉnh quy hoạch khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang
Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm mạnh; Thống đốc Lê Minh Hưng: Dự trữ ngoại hối đã xấp xỉ 52 tỷ USD; Việt Nam đã đủ bản lĩnh và điều kiện để từ chối các khoản vay lãi suất cao; Tỷ phú Thái vay 5 tỷ USD từ 7 ngân hàng mua cổ phần Sabeco
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tín dụng năm 2017 tăng khoảng 19%, dự trữ ngoại hối cao kỷ lục 51,5 tỷ USD; Trên 70% hàng hóa tại siêu thị là hàng Việt; Tập đoàn Cao su Việt Nam được định giá 52.000 tỉ đồng; Khuyến nghị Chính phủ "củng cố vốn" cho các ngân hàng năm 2018
Ông Trump bật đèn xanh, doanh nghiệp Mỹ hăng hái kiện tụng; 'Bẫy nợ' từ Con đường tơ lụa mới; Điểm mặt doanh nghiệp đáng chú ý sẽ tiến hành thoái vốn năm 2018; Ngành năng lượng của Mỹ hồi phục ấn tượng trong năm 2017
Khắp thế giới chỉ thấy đồ chơi Trung Quốc; 80% khách nước ngoài không quay lại; Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 8.000 xe Corolla bị lỗi ở túi khí; 10 năm đàm phán, 2 tấn vú sữa lên đường đi Mỹ
Việt Nam tăng GDP 6,81% nhưng năng suất lao động thấp hơn Lào; TP.HCM đặt mục tiêu thu ngân sách 376.780 tỉ đồng; Một năm buồn với nhiều nông sản Việt; Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự