tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Sự kiện -tin kinh tế tài chính nổi bật trong tháng 7-2018

  • Cập nhật : 29/07/2018

Doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết nợ thuế

Hai doanh nghiệp của đại gia Trịnh Văn Quyết vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về thông tin 2 doanh nghiệp này nợ hơn 70 tỷ đồng tiền thuế tại tỉnh Bình Định.

Trong văn bản, cả hai doanh nghiệp cho rằng mình không có nghĩa vụ phải công bố thông tin về khoản nợ thuế này.

Cụ thể, theo lãnh đạo Tập đoàn FLC, công ty đang trong quá trình làm việc, đối chiếu số liệu với Cục thuế tỉnh Bình Định để xác định chính xác số thuế phải nộp, cũng như các vấn đề khác có liên quan. Đến nay, công ty này chưa hề nhận được kết luận hay văn bản, tài liệu nào khác từ Cục Thuế tỉnh Bình Định về việc vi phạm pháp luật về thuế.

Tương tự với FLC Faros, lãnh đạo công ty khẳng định đang trong quá trình chốt số liệu về các khoản nợ tồn đọng để thực hiện việc thanh toán với Cục Thuế tỉnh Bình Định.

Theo doanh nghiệp này, đây là giai đoạn nằm trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của kế toán thuế với cơ quan thuế và công ty này đã có kế hoạch thanh toán khoản nợ thuế trong thời gian sớm nhất.

ong trinh van quyet hien la chu tich hdqt va co dong lon nhat tai ca tap doan flc va flc faros. anh: zing.vn

Ông Trịnh Văn Quyết hiện là Chủ tịch HĐQT và cổ đông lớn nhất tại cả Tập đoàn FLC và FLC Faros. Ảnh: Zing.vn

Trước đó, Cục Thuế tỉnh Bình Định đã công bố danh sách 149 doanh nghiệp nợ thuế từ 100 triệu đồng trở lên vào ngày 20/7. Theo danh sách này, tổng số tiền nợ của các doanh nghiệp lên đến 492 tỷ đồng, trong đó bao gồm Tập đoàn FLC nợ hơn 39 tỷ đồng và FLC Faros nợ gần 32 tỷ đồng.

Bầu Đức đã chi bao nhiêu tiền thuê trực thăng trong vụ vỡ đập tại Lào?

Vụ vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào khiến cho 26 người của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai bị mắc kẹt bao gồm có 24 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại nông trường 12 (16 nam, 8 nữ) của Công ty Đại Thắng (công ty con của HAGL) và 2 trẻ em là con em của nhân viên.

Để giải cứu cho những người này, công ty của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã thuê trực thăng xuất phát từ thủ đô Vientiane vào hiện trường giải cứu các công nhân. Bản thân bầu Đức - Chủ tịch HĐQT công ty cũng ở Attapeu, trực tiếp theo dõi tình hình, diễn biến của vụ vỡ thủy điện cũng như công tác giải cứu những người bị mắc kẹt tại vùng bị sự cố.

truc thang hoang anh gia lai thue de giai cuu cac cong nhan. anh: nskt

Trực thăng Hoàng Anh Gia Lai thuê để giải cứu các công nhân. Ảnh: NSKT

Do số lượng chỗ trên trực thăng bị hạn chế nên để giải cứu cho 26 người trên, việc vận chuyển phải chia làm 3 đợt mới có thể hoàn tất.

Ông Võ Trường Sơn, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Gia Lai cho biết, chi phí thuê trực thăng ứng cứu công nhân mắc kẹt không quan trọng bằng việc đảm bảo tính mạng và sức khỏe của những người này.

Chia sẻ trên tờ VTC News, ông Sơn nhấn mạnh: "Trong bối cảnh thiên tai như vậy, mười mấy ngàn đô la Mỹ, thậm chí 20.000 ngàn đô Mỹ cũng không quan trọng bằng công tác cứu trợ, đảm bảo sinh mạng con người. Hoàng Anh Gia Lai sẽ nỗ lực hết sức".

Về phía tài sản, ông Sơn cho biết, cơ bản công ty không có thiệt hại gì bởi khu vực vỡ đập thủy điện là vùng trồng chủ yếu cao su của Hoàng Anh Gia Lai và phần lớn diện tích cao su đã trưởng thành.

Vietjet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng 'ngấm đòn' tỷ giá

Trước đó, ngày 21/3/2018, PGV đã chính thức lên sàn UPCoM với mức giá khởi điểm được đưa ra là 24.600 đồng/CP. Tuy nhiên, sau đó cổ phiếu PGV liên tục giảm, chốt phiên giao dịch ngày 25/7 ở mức giá 12.800 đồng/CP, giảm đến 50% so với giá chào sàn.

Cũng được dự báo sẽ “ngấm đòn” tỷ giá trong quý 3.2018 này là 2 doanh nghiệp (DN) hàng không hàng đầu Việt Nam gồm: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, UpCOM: HVN) và Công ty CP Hàng không VietJet (HoSE: VJC) của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Nguyên nhân vì giá nhiên liệu bị ảnh hưởng mạnh bởi biến động tỷ giá; chưa kể với HVN thì con số nợ vay thời điểm hiện tại khoảng 676 triệu USD và VJC của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là 148 triệu USD.

ceo vietjet nguyen thi phuong thao

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo

Tỷ giá biến động theo chiều hướng tăng cũng khiến nhiều DN tên tuổi khác trên sàn chứng khoán cũng lao đao, chẳng hạn như: HSG, HPG, DCM, MSN... nguyên nhân không phải bởi khoản nợ vay bằng USD cao mà còn bởi các DN này phải nhập khẩu ròng nguồn nguyên liệu.

Chủ công ty đào tiền ảo Sky Mining “biến mất” với hàng chục triệu USD?

Ngày 25/7, ông Lê Minh Tâm - Tổng giám đốc công ty đào tiền ảo Sky Mining, đã lên website nội bộ của Sky Mining tuyên bố phá sản và hứa sẽ trả lại tiền và máy đào tiền ảo cho nhà đầu tư.

Tuy vậy, khi hàng trăm nhà đầu tư kéo về trụ sở công ty tại số 202B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận TPHCM thì công ty đã đóng cửa, bảng hiệu bị tháo xuống và ông Tâm không thể liên lạc được. Nhiều người cho biết ông Tâm đã sang Mỹ từ nhiều ngày trước khi đăng thông báo phá sản. Được biết, toàn bộ số tiền của nhà đầu tư đều do một mình ông Tâm quản lý.

Hiện, các nhà đầu tư đã gửi đơn cầu cứu đến công an quận Phú Nhuận để điều tra và xử lý.

ong tam - chu sky mining da bo tron om theo hang chuc trieu usd cua nha dau tu. anh: dan tri

Ông Tâm - chủ Sky Mining đã bỏ trốn ôm theo hàng chục triệu USD của nhà đầu tư. Ảnh: Dân trí

Được biết, để tham gia vào Sky Mining, các nhà đầu tư sẽ tham gia theo các gói từ 100 USD - 50.000 USD và có thể mua nhiều gói cùng một lúc. Sky Mining hứa trong 12 tháng sẽ trả vốn và lãi từ 300 - 350% cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư chỉ cần đóng tiền vào tài khoản của Sky Mining thì tiền lãi và gốc hàng tháng sẽ tự động chuyển về cho nhà đầu tư.


Mai Thùy 
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục