Suzuki Swift, Kia Rio, Peugeot 208… là một số mẫu ôtô đã dừng bán tại Việt Nam.

So với tháng liền kề trước đó, lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước trong tháng 4/2018 giảm đến 32%.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, ước tính có khoảng 2.500 ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu về nước trong tháng 4/2018, đạt giá trị kim ngạch 80 triệu USD.
Nếu con số ước tính này sát với con số thực hiện được công bố vào cuối tháng 5, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng ôtô nguyên chiếc (CBU) tháng 4/2018 xem như đã có cú sụt giảm bất ngờ cả về lượng lẫn giá trị.
Cụ thể, so với tháng liền kề trước đó, lượng ôtô CBU nhập khẩu về nước trong tháng 4/2018 giảm đến 32% trong khi giá trị kim ngạch giảm nhẹ 6%.
Yếu tố bất ngờ của sự suy giảm kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU tháng 4/2018 nằm ở bối cảnh thị trường hiện nay. Sau khi "vượt rào" thành công với thủ tục Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ôtô (VTA) theo quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ, các hãng xe đang tích cực đưa mặt hàng ôtô CBU có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia về nước.
Tuy nhiên, theo số liệu được Tổng cục Hải quan thống kê hằng tuần, phần lớn ôtô CBU nhập khẩu vẫn chỉ mang xuất xứ Thái Lan. Mới nhất, tính trong tuần từ ngày 20/4 đến 26/4, trong số 556 xe nguyên chiếc được nhập khẩu về nước vẫn chưa có chiếc xe nào mang xuất xứ Indonesia.
Đáng chú ý là ôtô nhập khẩu từ Indonesia vốn dĩ chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong những năm gần đây.
Lý do chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ của ôtô Indonesia là bởi thủ tục VTA do Chính phủ nước này cung cấp được chấp nhận sau Thái Lan. Bên cạnh đó, nếu như hầu hết các mẫu xe nhập khẩu từ các nước nội khối ASEAN đều có xuất xứ Thái Lan thì xe có xuất xứ Indonesia hầu như chỉ thuộc về Toyota với mẫu xe Fortuner và tới đây là Avanza và Wigo.
Thời gian này, ôtô CBU xuất xứ ASEAN cập cảng vẫn chỉ là những lô xe đầu tiên nhanh chân về nước sau khi các hãng xe giải quyết xong thủ tục VTA. Với mỗi lô xe có thể lên đến hàng nghìn chiếc như Honda từng thực hiện hồi tháng 3/2018, việc một vài lô xe chậm cập cảng hoàn toàn có thể khiến kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU nói chung bị sụt giảm mạnh.
Theo tính toán, mặt hàng ôtô CBU sẽ chỉ có thể về nước đều đặn hơn vào nửa sau của năm 2018. Khi đó, những biến động về kim ngạch mới thực sự đáng lưu tâm. Còn lúc này, chẳng hạn trong tháng 4/2018, sự suy giảm của kim ngạch nhập khẩu ôtô CBU đơn giản chỉ là bởi các lô xe vẫn đang "lênh đênh" trên đường về nước.
Theo Đức Thọ - vneconomy.vn
Suzuki Swift, Kia Rio, Peugeot 208… là một số mẫu ôtô đã dừng bán tại Việt Nam.
Chiếc ô tô đặc biệt này được ông Trần Minh Tâm (56 tuổi) ngụ huyện Củ Chi, TP.HCM chế tạo và đặt tên là City 18...
Sau nhiều thất bại, ô tô Trung Quốc vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường Việt Nam với giá rẻ và ngoại hình bắt mắt.
Sau khi giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về 0% từ đầu năm 2018, thị trường ô tô Việt Nam ghi nhận hai doanh nghiệp nhập được một số xe về phân phối với giá giảm đáng kể. Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn cung, một số doanh nghiệp đã tăng nhẹ giá xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Thị trường ô tô Việt Nam đang có diễn biến trái chiều khi một số mẫu xe lắp ráp trong nước tăng giá, trong khi một số mẫu xe nhập khẩu lại giảm giá và giảm ngay với cả mẫu xe còn chưa chính thức ra mắt thị trường.
52/88 ô tô dưới 9 chỗ (chiếm 60%) được nhập vào Việt Nam trong tuần qua có xuất xứ từ Mexico.
98,4% lượng ôtô dưới 9 chỗ nhập khẩu về Việt Nam trong tuần trước (20/4-26/4) có xuất xứ Thái Lan
Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam chi hơn 11,6 tỉ USD quy đổi 256.500 tỉ đồng để nhập 528.200 chiếc xe hơi. Bình quân mỗi năm nhập 75.000 chiếc.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đã có tổng cộng 3.601 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về nước trong tháng 3-2018, đạt giá trị kim ngạch trên 81 triệu USD.
Xe ô tô của doanh nghiệp và chỉ sử dụng trong phạm vi đất của mình quản lý thì thuộc diện không chịu phí đường bộ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự