tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường ô tô nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 rất ảm đạm

  • Cập nhật : 29/09/2018

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2018, ô tô nhập khẩu vào Việt Nam giảm rất mạnh 56% về số lượng và giảm 51,1% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2017, đạt 28.816 chiếc, trị giá 681,59 triệu USD.

Riêng tháng 8/2018, nhập khẩu 9.893 chiếc, trị giá 218,13 triệu USD, tăng mạnh 50,2% về số lượng và tăng 62,2% về trị giá so với tháng 7/2018 và cũng tăng 26,3% về số lượng và tăng 16,2% về kim ngạch so với tháng 8/2017.

Trong 8 tháng đầu năm 2018, ô tô xuất xứ từ thị trường Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam đứng đầu về số lượng, với 22.008 chiếc, chiếm 76,4% trong tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt  Nam, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2017; trị giá 437,31 triệu USD, chiếm 64,2% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước, tăng 1,3%.

Xe nhập khẩu từ Indonesia sụt giảm rất mạnh 80,2% về số lượng và giảm 81% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.083 chiếc, trị giá 52,53 triệu USD - đứng thứ 2 thị trường, chiếm 10,7% trong tổng số lượng và chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô của cả nước.

Ngoài 2 thị trường chủ đạo nói trên, Việt Nam còn nhập ô tô từ các thị trường như: Nhật Bản 663 chiếc, giảm 72,5% so với cùng kỳ năm 2017; Trung Quốc 647 chiếc, giảm 87%; EU 614 chiếc, giảm 47%; Mỹ 291 chiếc, giảm 86,2%; Hàn Quốc 285 chiếc, giảm 95%; Anh 108 chiếc, giảm 63,6%; Ấn Độ 54 chiếc, giảm 99%.

Trong 8 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu ô tô từ tất cả các thị trường đều bị sụt giảm so với cùng kỳ năm 2017; Riêng thị trường Pháp mặc dù chỉ nhập 30 chiếc, trị giá 3,68 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng mạnh 58% về số lượng và tăng 24% về kim ngạch.

Nguyên nhân, nhập khẩu ô tô giảm mạnh là do Nghị định 116 của Chính phủ có hiệu lực từ cuối 2017 đã gián tiếp thúc đẩy ngành sản xuất ô tô nội địa, tạo một số khó khăn cho nhập khẩu.

Xe nhập từ Indonesia sau 6 tháng vắng bóng trên thị trường Việt Nam, thì trong tháng 7 và tháng 8/2018 đã có hơn 3.000 xe từ Indonesia. Điều này xuất phát từ việc bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã chấp thuận giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) được cấp bởi chính phủ Indonesia. Sau 2 tháng hoàn tất thủ tục và hồ sơ, xe từ Indonesia đã nhập trở lại vào Việt Nam từ tháng 7.

Ô tô nhập khẩu từ Ấn Độ rất ít, do Ấn Độ không được hưởng các ưu đãi thuế như các nước tham gia hiệp định ATIGA khiến xe nước này có thuế cao hơn so với các xe của Đông Nam Á. Bên cạnh đó, dòng xe Huyndai Grand 10 được nhập khẩu phần lớn từ Ấn Độ đã được Huyndai Thành Công lắp ráp thay vì nhập khẩu.

Đối với Trung Quốc, hầu hết xe nhập khẩu từ thị trường này là các dòng xe tải. Đỉnh điểm năm 2015, 26.000 xe được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, do chất lượng kém, độ bền thấp và phải cạnh tranh với thị trường Việt Nam, lượng xe nhập từ nước này giảm dần.

Thị trường Châu Âu cũng gặp khó khăn từ nghị định 116 khi hầu như không có chiếc xe nào được nhập từ thị trường này trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, vào tháng 5, bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận VTA do Liên minh Châu Âu cấp. Dự báo 4 tháng cuối năm sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ trong số xe nhập khẩu từ châu Âu.

Sau 8 tháng từ lúc Nghị định 116 chính thức có hiệu lực, Chính phủ Nhật Bản vẫn chưa có động thái nào về việc cấp chứng chỉ VTA. Vì vậy, các dòng xe phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nhật Bản tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

Trong số 108 xe Lexus được bán ra trong 8 tháng đầu năm 2018, thì có đến 83 xe nhập khẩu trong năm trước, và 25 xe được nhập khẩu từ thị trường châu Âu. Lượng xe nhập từ Nhật Bản giảm 73% so với năm trước. VDSC cho rằng với bối cảnh này, thị trường xe nhập khẩu từ Nhật Bản tiếp tụp ảm đạm trong những tháng tới.

Bên cạnh đó, thị trường Châu Âu cũng gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm. Tuy nhiên, vào tháng 5, bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận VTA do Liên minh Châu Âu cấp. Dự kiến, 4 tháng cuối năm sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhẹ trong số xe nhập khẩu từ châu Âu.

Việt Nam là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia. Vì vậy, Chính phủ các nước này tỏ ra tích cực và chủ động trong việc cấp chứng nhận VTA.

Đồng thời, ưu đãi thuế từ hiệp định ATIGA chính là chất xúc tác để Chính phủ các nước Đông Nam Á nhanh chóng đáp ứng yêu cầu từ Nghị định 116, nhằm xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Dự báo lượng xe nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á sẽ tăng cao trong những tháng cuối năm.

Theo chiều hướng khác, một số nước phát triển không quan tâm với chứng chỉ VTA. Thực tế thì lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước này vốn đã khá khiêm tốn. Vì vậy, chính bởi số lượng nhập khẩu không đáng kể này là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn trong việc cấp chứng chỉ VTA.

Nhập khẩu ô tô 8 tháng đầu năm 2018

 

Thị trường

8T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng (chiếc)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

28.816

681.588.451

-56

-51,06

Thái Lan

22.008

437.310.519

-7,7

1,26

Indonesia

3.083

52.534.057

-80,16

-81,04

Nhật Bản

663

34.585.865

-72,48

-56,37

Trung Quốc

647

16.299.965

-87,05

-91,49

Đức

476

24.967.557

-43,6

-50,88

Nga

372

28.297.479

-17,33

38,69

Mỹ

291

16.374.962

-86,17

-71,61

Hàn Quốc

285

17.921.466

-95,24

-85,88

Anh

108

6.666.155

-63,64

-64,12

Ấn Độ

54

533.368

-98,98

-97,99

Pháp

30

3.679.048

57,89

24,15

Canada

16

717.692

-58,97

-56,87

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục