"Ma trận" hàng nhái, hàng giả trên thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) khiến người tiêu dùng thường xuyên rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".

Trước vụ việc liên quan đến chai nước ngọt có ruồi đã gây xôn xao dư luận và khiến nhiều người tiêu dùng, Bộ Công Thương đưa ra một số lưu ý trong việc tiến hành khiếu nại hành vi sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp.
Từ vụ việc tranh chấp giữa ông Võ Văn Minh và Công ty Tân Hiệp Phát, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho rằng một trong những lo lắng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm là cách thức tiến hành khiếu nại hành vi sai phạm (nếu có) của doanh nghiệp như thế nào để không bị coi là vi phạm các quy định pháp luật.
Do đó, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo hoạt động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, Cục Quản lý cạnh tranh đưa ra một số hướng dẫn, khuyến cáo, cụ thể:
Chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào cho phù hợp?
Theo phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, trong Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, khi phát hiện một hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể lựa chọn hình thức thương lượng với chính đơn vị kinh doanh; yêu cầu bên thứ ba can thiệp; sử dụng phương thức trọng tài hoặc khởi kiện trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể phản ánh về hành vi vi phạm pháp luật (có hoặc không kèm theo yêu cầu hòa giải) của doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí. Việc Lựa chọn phương thức nào là hoàn toàn phụ thuộc vào người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc cũng như mức độ hợp tác, phối hợp của các bên liên quan.
Cách thức tiến hành thương lượng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được quy định trong Điều 31 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định. Theo Cục quản lý cạnh tranh, thương lượng là một trong những phương thức hiệu quả nhất và thường được sử dụng để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Khuyến cáo giải quyết thương lượng
Tuy nhiên, trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng cần lưu ý: Thương lượng trên cơ sở thông tin thực tế và rõ ràng; Yêu cầu của người tiêu dùng phải hợp lý và phù hợp với tính chất và mức độ của vụ việc. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu và doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại phát sinh trong quá trình tiêu dùng.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây là xác định mức thiệt hại như thế nào để đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với các quy định pháp luật. Có một số yếu tố người tiêu dùng phải cân nhắc trước khi đưa ra yêu cầu đền bù thiệt hại.
Thứ nhất, thiệt hại phải có tính thực tế và có thể chứng minh. Trong nhiều trường hợp, do đặc thù các giao dịch tiêu dùng ở Việt Nam, nhiều khi rất khó để người tiêu dùng xác định được các tài liệu, chứng cứ chứng minh về giao dịch. Trong trường hợp này, người tiêu dùng có thể tìm sự tư vấn, hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Thứ hai, thiệt hại phải hợp lý, phù hợp với tính chất, mức độ của vụ việc. Có nhiều trường hợp, việc xác định mức thiệt hại liên quan không có đủ cơ sở, tài liệu để chứng minh, chủ yếu là các thiệt hại liên quan đến sức khỏe, danh dự. Trong những trường hợp này, người tiêu dùng cần tham khảo nhiều yếu tố trước khi đưa ra mức yêu cầu bồi thường, ví dụ: giá trị hàng hóa, dịch vụ; chi phí có thể phát sinh để chữa bệnh, mua thuốc hoặc thực tế giải quyết các vụ việc tương tự khác…
Thương lượng là thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện của các bên, không bên nào được đe dọa hoặc bắt buộc bên còn lại thực hiện yêu cầu của mình.Nếu kết quả thương lượng không thành, người tiêu dùng có thể tham khảo sử dụng các phương thức khác để bảo vệ quyền lợi của mình.
Để thể hiện được sự thống nhất về nội dung thương lượng, người tiêu dùng nên đề nghị doanh nghiệp lập biên bản trong quá trình thương lượng hoặc sử dụng email để đảm bảo tính lưu vết thông tin của quá trình thương lượng hay mời bên thứ ba chứng kiến.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cần lưu ý: việc đưa ra yêu cầu đền bù thiệt hại không có cơ sở thực tế và kèm theo những thông tin có tính chất đe dọa gây thiệt hại tới uy tín, danh dự, tài sản của tổ chức cá nhân kinh doanh nếu không được đáp ứng có thể dẫn tới khả năng vi phạm pháp luật.
Vì vậy, người tiêu dùng cần thực hiện phương thức thương lượng theo đúng quy định của pháp luật đã được quy định trong Bộ Luật Dân sự, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản liên quan khác.
"Ma trận" hàng nhái, hàng giả trên thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) khiến người tiêu dùng thường xuyên rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang".
Trang bị đầy đủ tờ rơi, tem nhãn, hóa đơn bán lẻ, đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng... đúng chuẩn, các đối tượng lừa đảo bán gas giả dễ dàng đưa người tiêu dùng vào “bẫy”.
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa chỉ ra những mánh khóe tinh vi của 2 cây xăng gắn chíp điện tử có điều khiển từ xa, nhằm gian lận khi bán xăng dầu cho khách hàng. Trong 6 tháng một trong hai cây xăng này đã gian lận tới 7.500 lít xăng dầu.
Do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về luật an toàn giao thông mà nhiều khi chúng ta phải chấp nhận chịu những khoản tiền phạt lớn từ việc vi phạm luật giao thông.
Nho chuỗi ngọc, thanh mai, cà chua đen, mật ong hóa đá,... có thể nói, 2015 là một năm bùng nổ của các loại nông sản lạ khiến người dân phát cuồng, tranh nhau mua. Trong đó, không ít lần người dân bị hớ nặng khi mua các loại nông sản này với giá cao gấp 10-25 lần giá thực của nó chỉ vì tâm lý thích sang chảnh.
Tại sao bạn lại sử dụng Google mà không phải các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo?
Lý do được các báo hôm nay (25/12) đưa ra, khi người tiêu dùng ào ào mua xe vào dịp cuối năm là lo chính sách thuế năm 2016 có thay đổi, có thể làm tăng giá xe hơi.
Người dân đi xe đò, taxi vẫn chưa thấy giảm giá. Doanh nghiệp vận tải vẫn... nghe ngóng dù giá xăng dầu giảm mạnh, giá cước vận chuyển hàng hóa và hành khách vẫn giảm rất chậm.
Phó giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng cho biết cơ quan chức năng phát hiện nhiều sai phạm tại showroom chỉ đón khách Trung Quốc.
Thịt bò Mỹ 190.000 đồng/kg, thịt bò Brazil, bắp lõi trâu Ấn Độ giá 195.000 đồng/kg, đùi gà Mỹ giá 50.000 đồng/kg,... các loại thịt ngoại đang được rao bán tràn lan trên thị trường, trên mạng xã hội. Thậm chí gần đây, người bán còn gõ cửa từng nhà dân để quảng cáo mời mua những loại thịt nhập khẩu giá rẻ này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự