Hơn 2 tấn nầm heo được tẩm ướp hóa chất bảo quản, nhập lậu từ Trung Quốc rồi vận chuyển bằng đường bộ vào TP.HCM vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ. Toàn bộ số hàng này đã bốc mùi hôi thối, rỉ nước vàng.

“Đồ chơi Trung Quốc trôi nổi trên thị trường chứa nhiều chất độc hại”, thông tin này không còn xa lạ gì với nhiều người dân. Tuy nhiên theo khảo sát của phóng viên trên địa bàn TPHCM và Hà Nội, nhiều loại đồ chơi, miếng dán sticker,… có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán tự do, kẻ mua, người bán tấp nập.
Bày bán tràn lan trước cổng trường
Trong khi Hệ thống cảnh báo nhanh RAPEX của Liên minh Châu Âuliên tục đề nghị thu hồi nhiều miếng dán đồ chơi Trung Quốc vì chứachất độc hại thì tại Việt Nam, những món hàng này vẫn được bày bán tràn lan, nhất là trước cổng các trường học.
Ghi nhận của phóng viên trong ngày 15/12 tại hàng loạt khu vực xung quanh các trường như Tiểu học Bắc Hải (phường 15, quận 10, TPHCM), THCS Nguyễn Hữu Thọ (đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7, TPHCM), THCS Đống Đa (phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM)…., luôn có sẵn từ 3-5 xe hàng rong bày bán đầy rẫy các miếng dán “Made in China” hình đủ màu sắc, mẫu mã đa dạng, giá từ 3.000 - 10.000 đồng, tùy kích cỡ và hình dạng của miếng dán.
Trước Trường tiểu học Hùng Vương (phường 15, quận 5, TPHCM) cũng có rất nhiều sạp hàng rong bày bán các loại sách vở và cả những miếng dán hình đủ kích cỡ. Mỗi xấp miếng dán có khoảng 10 – 15 miếng cũng có giá từ 2.000 – 8.000 đồng với các loại hình hoa hồng, chuột Mickey, Bạch Tuyết, bươm bướm và các nhân vật trong phim hoạt hình như bảy viên ngọc rồng, chiến binh siêu nhân, quái thú,…Theo những người bán hàng, thời điểm dễ bán nhất là vào giờ học sinh nhập học và thời điểm tan trường. Khi ấy, học sinh thường đến mua quà bánh và những miếng dán để trang trí vở học tập. Tuy nhiên, cũng có nhiều học sinh nam nghịch ngợm lấy miếng dán chiến binh, quái thú dán lên người để đùa giỡn.
Anh Đỗ Tuấn Hà (36 tuổi, chủ một cửa hàng kinh doanh đồ chơi và quà lưu niệm ở khu vực chợ Tân Bình) cho biết: “Cứ có nhân vật phim hoạt hình nào được yêu thích là bên đó (Trung Quốc) họ lại sản xuất ngay các món đồ chơi, hình dán liên quan. Chính vì điều này mà thu hút được nhiều em nhỏ”, anh Hà cho biết.
Trong khi đó, khảo sát tại một số nhà sách trên đường An Dương Vương (quận 5), Nguyễn Văn Cừ (quận 1), Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1), phóng viên cũng ghi nhận được các loại miếng dán sticker những nhân vật hoạt hình “Made in China” được bày bán với giá khá mềm từ 10.000 - 15.000 đồng/ miếng với đủ màu sắc sặc sỡ, bắt mắt với nhiều kiểu dáng khác nhau. Chủ một cửa hàng đồ chơi trên đường Võ Thị Sáu, quận 1 cũng cho biết: “Tôi cũng có nghe thông tin đồ chơi Trung Quốc độc hại. Nhưng không rõ nó độc hại ra sao, chỉ biết giá rẻ và nhiều người ưa chuộng nên bán thôi”.
Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh vẫn tỏ ra chưa am tường và quan tâm với chất lượng của những loại sản phẩm này. Chị Nguyễn Thị Kiều (41 tuổi, ngụ quận 8) cho biết, dù được cảnh báo về chất lượng của đồ chơi xuất xứ Trung Quốc nhưng chị vẫn khó tìm mua những món đồ chơi có xuất xứ ở những nước khác. “Toàn hàng Trung Quốc thôi, nên mỗi khi mua đồ chơi cho đứa cháu, tôi cố gắng chọn những loại không có những chi tiết nhỏ vì sợ cháu nó nuốt gây nguy hiểm”, chị Kiều chia sẻ.
Anh Trần Thanh Hùng (có con 6 tuổi, ngụ quận 5) cho rằng, việc chọn đồ chơi hiện tại cho con cũng đang rất khó khăn vì mỗi lần ra tiệm mua đồ chơi là cứ như lạc vào “mê trận” với đồ chơi Trung Quốc. Anh Hùng nói: “Biết là có thông tin đồ chơi Trung Quốc độc hại, nhưng khi con chọn ra món đồ chơi nó thích thì không lẽ mình không mua. Nhiều lần mình cũng cân nhắc lắm, chỉ biết dặn dò con cẩn thận khi chơi, không được ngậm đồ chơi thôi”.
Miếng dán hình xuất xứ từ Trung Quốc được bày trí trên xe hàng rong trước cổng trường THCS Nguyễn Hữu Thọ (đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7, TPHCM). Ảnh: Hữu Huy.
Độc hại khó lường
Thời gian gần đây, cảnh báo từ Hệ thống RAPEX đã khiến dư luận dấy lên làn sóng lo ngại về chất lượng của các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc, khi liệt kê hàng loạt đồ chơi có xuất xứ Trung Quốc chứa chất độc hại và đề nghị thu hồi.
Theo RAPEX, các loại đồ chơi này chủ yếu làm bằng nhựa như búp bê (nhái búp bê Barbie), đồ chơi tập lặn, bộ đồ chơi nhà bếp, kính bơi… Đặc biệt miếng dán hình thú, hoạt hình, hình kẹo cũng được liệt kê vào danh sách này với nguy cơ gây ung thư và vô sinh cao.
Các sản phẩm này có chứa những chất bị cấm đưa vào đồ dùng cho trẻ em. Nếu tiếp xúc trong khoảng thời gian dài, những chất này xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng cách tiếp xúc qua da, đường miệng hoặc đường hô hấp thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ quan sinh sản.
RAPEX cũng cảnh báo, các miếng dán hoạt hình Trung Quốc có chứa hàm lượng hóa chất hữu cơ diethylhexyl phtalat (DEHP) ở mức khá cao, từ 15 – 32%. DEHP được các nhà khoa học Hoa Kỳ khuyến cáo có thể gây hại đến sức khỏe sinh sản của trẻ, thậm chí có thể gây ung thư nếu tiếp xúc với nồng độ cao, thường xuyên.
Na Uy là nước đầu tiên tại châu Âu tuyên bố thu hồi toàn bộ những sản phẩm miếng dán hoạt hình vì nghi ngại mối đe dọa đến sức khỏe cho trẻ em khi tiếp xúc. Ngoài ra, RAPEX còn cảnh báo toàn EU về việc cần thiết phải thu hồi hết các sản phẩm này để đảm bảo an toàn tối đa sức khỏe cho trẻ nhỏ.
Hà Nội: Miếng dán sticker bán rất chạy!
Một vòng khảo sát của PV Tiền Phong qua các cửa hàng đồ chơi trẻ em, văn phòng phẩm trên phố Hàng Mã, Hàng Lược, Lương Văn Can,... cho thấy các bộ miếng dán sticker với đủ các chủng loại, kích cỡ, hình dáng, mô phỏng nhiều nhân vật hoạt hình,...được bày bán khá thoải mái. Chủ một cửa hàng trên phố Hàng Mã cho biết, miếng dán với chất liệu keo để dán lên tường, giường, tủ,... sẽ có giá rẻ hơn so với các miếng dán xăm vào chân, tay,... đa phần giá đều rất rẻ có loại chỉ 10.000 đồng/1 tấm (gồm nhiều hình), loại hình lớn, chất lượng tốt giá cũng chưa đến 100 nghìn đồng/1 tấm; loại hàng này rất chạy, chủ yếu các phụ huynh đến mua. Các bộ miếng dán sticker được cửa hàng phân loại và xếp vào nhiều giỏ khác nhau, đa phần đều có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ.
Minh Quang
Hơn 2 tấn nầm heo được tẩm ướp hóa chất bảo quản, nhập lậu từ Trung Quốc rồi vận chuyển bằng đường bộ vào TP.HCM vừa bị lực lượng chức năng bắt giữ. Toàn bộ số hàng này đã bốc mùi hôi thối, rỉ nước vàng.
Không ít người sẵn sàng chi cả chục thậm chí trăm triệu tìm mua trĩ hoàng đế, gà lôi rừng, vịt uyên ương... để làm quà biếu hoặc thỏa mãn sở thích chơi cảnh dịp năm mới.
Khi giá cả không còn là mối quan tâm chính thì các tỷ phú có thể "xài" bất cứ thứ gì mà họ muốn, đặc biệt là những thứ vừa độc lại vừa lạ.
Có tin nhà nước bắt đầu áp dụng cách tính thuế mới từ ngày 1-1-2016 sẽ đẩy giá ô tô nhập khẩu tăng 30% nên nhiều người tranh thủ mua xe để “chạy” thuế
Thời gian gần đây, việc quảng cáo trên mạng và bày bán các loại “que thử phát hiện ung thư sớm” trên thị trường, nhưng chưa qua một sự kiểm nghiệm nào của cơ quan chức năng đang khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang.
Loại cà phê siêu đặc chủ yếu là hóa chất được dán nhãn, đóng can và quảng cáo bán công khai trên mạng, tiềm ẩn nhiều mối họa
Đông đảo người tiêu dùng Việt đã tăng mua hàng ở các trang web nước ngoài sau khi nhiều lần bị mất niềm tin với chất lượng hàng hóa bán qua mạng trong nước.
Trị giá trung bình của một chiếc ô tô nhập khẩu trong tháng 11 là 18.593 USD/chiếc, tăng cao so với 16.471 USD/chiếc hồi tháng 10/2015.
Trước Tết Nguyên Đán gần 2 tháng, dân Hà thành và một số thành phố lớn đã rục rịch “săn” đặc sản làm quà biếu và các món ăn cho ngày Tết. Nhiều món ăn có giá tương đối cao nhưng vẫn được nhiều người lựa chọn.
Kẹo bánh, rượu bia, nước ngọt luôn là những ngành hàng đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào dịp Tết. Bên cạnh đó, cạnh tranh tại những sản phẩm như cà phê, trà túi lọc, bột giặt, dầu ăn…cũng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự