Bất chấp những nguy hại về sức khỏe, các đối tượng sản xuất bia giả thu mua vỏ, nắp chai bia cũ về nhúng qua các dung dịch có chứa hóa chất “chết người” từ chợ Kim Biên để sang chiết bia rơm rồi bán ra thị trường.

Đến năm 2015, Việt Nam vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn nào về thực phẩm chức năng...
Do sự phát triển quá nóng nên thị trường thực phẩm chức năng thời gian qua khá lộn xộn. Tình trạng thực phẩm chức năng bị làm giả, nhái ngày càng nhiều, các văn bản quản lý hiện chưa đầy đủ và còn khiếm khuyết.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ Y tế đã xử lý 119 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó có 100 cơ sở vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng bị xử phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Bộ đã thu hồi 11 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, thu hồi 5 giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với các công ty vi phạm về thực phẩm chức năng.
Quảng cáo còn thả nổi
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, nhiều doanh nghiệp muốn bán nhiều sản phẩm thu lợi nhuận nên đã bất chấp sai phạm, cố tình quảng cáo thổi phồng, sai sự thật, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trong số những vi phạm về thực phẩm chức năng, vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất. Có những thời điểm, hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm liên quan tới quảng cáo.
Ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam thẳng thắn nhận xét, nhiều doanh nghiệp đã công bố thái quá về tác dụng với sức khỏe của sản phẩm như thuốc chữa bệnh. Điều kiện để sản xuất thực phẩm chức năng đang đối mặt với nguy cơ: ai sản xuất cũng được, công thức, thành phần tùy tiện.
Chính điều này đã khiến sản xuất thực phẩm chức năng ở Việt Nam bùng nổ. Năm 2000, Việt Nam mới chỉ có 13 cơ sở sản xuất 63 sản phẩm thực phẩm chức năng. Năm 2013 đã tăng lên 3.512 cơ sở với 6.851 sản phẩm.
Đến năm 2015, Việt Nam vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn nào về thực phẩm chức năng. Theo ông Trần Đáng, các văn bản quản lý chưa đầy đủ và còn khiếm khuyết quá nhiều.
Ví dụ, quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng được ghi trong điều 14 Thông tư 43 ngày 24/11/2014: “Thực hiện theo quy định tại điều 3 Thông tư số 16 ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
Điều 3 Thông tư 16 lại ghi: “Đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ và người trực tiếp sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu quy định tại các điều 1,2,3, Thông tư số 15 ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế”.
Theo ông Trần Đáng, đây là những yêu cầu rất chung chung cho thực phẩm thường, ví dụ như cơ sở sản xuất nước đóng chai, cơ sở làm bánh trung thu, cơ sở thức ăn đường phố, cơ sở chế biến thịt lợn, cơ sở đóng gói phụ gia, cơ sở sản xuất mì ăn liền, cơ sở nước mắm, cơ sở sản xuất muối.
Chuẩn hóa văn bản pháp luật
Theo đánh giá của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, các nguy cơ mất an toàn về sản xuất thực phẩm chức năng đang bộc lộ rất trầm trọng do thiếu quy định phù hợp về điều kiện nguồn nguyên liệu (GAP), điều kiện về sản xuất (GMP), điều kiện về kiểm nghiệm (GLP) và điều kiện về phân phối.
Trong khi đó lại thiếu quy định điều kiện để sản phẩm được lưu hành. Thiếu quy định đánh giá tính chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả. Thiếu quy định về công bố của thực phẩm chức năng, chưa có chương trình đánh giá nguy cơ thực phẩm chức năng.
Ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, năm 1996, Bộ Y tế chính thức ban hành lộ trình cho các công ty/nhà máy dược phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO). Không ít công ty kêu trời với hàng trăm lý do, với cả thái độ chống đối.
Nhưng rồi, cho đến nay, những nhà máy sản xuất dược phẩm đều tuân thủ tốt GMP-WHO. Vậy thì sao ngành thực phẩm chức năng lại không áp dụng nguyên tắc thực hành sản xuất tốt thực phẩm chức năng?
Theo các chuyên gia, thực hành sản xuất tốt thực phẩm chức năng (GMP-TPCN) là yêu cầu cơ bản cần thiết cho sản xuất thực phẩm chức năng, không chỉ đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Phần lớn các nước hiện nay đều bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt thì sản phẩm mới được lưu hành, xuất khẩu và nhập khẩu.
Việc áp dụng GMP-TPCN sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện cơ bản và toàn diện theo hướng tiêu chuẩn hóa điều kiện sản xuất bao gồm điều kiện về cơ sở nhà xưởng, trang thiết bị dụng cụ, con người và quy trình sản xuất, qua đó đáp ứng yêu cầu pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm cũng như xu thế hội nhập quốc tế hiện nay...
Bất chấp những nguy hại về sức khỏe, các đối tượng sản xuất bia giả thu mua vỏ, nắp chai bia cũ về nhúng qua các dung dịch có chứa hóa chất “chết người” từ chợ Kim Biên để sang chiết bia rơm rồi bán ra thị trường.
Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.
Thị trường nguyên liệu bánh trung thu năm nay đang rộ mốt “nhà làm” nên không nhãn mác, không chất lượng cũng như thời hạn sử dụng. Đáng lo ngại hơn khi lực lượng chức năng vừa phát hiện hàng dỏm từ Trung Quốc.
Hàng thời trang xuất khẩu chuẩn thường không có số lượng nhiều và không có đủ size nên hầu hết sản phẩm bán trên thị trường đều là hàng kém chất lượng.
L.T.S: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng đã tăng hơn 300 lần, số lượng sản phẩm tăng gần 160 lần từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa có một “công cụ” nào để phân biệt hàng thật - giả và vì sao nó bùng nổ nhanh đến vậy?
Chỉ số niềm tin ngƣời tiêu dùng Việt Nam ANZ-Roy Morgan đã giảm 4,9 điểm xuống còn 133,7 điểm trong tháng 8, và thấp hơn 1,8 điểm so với mức năm ngoái vào tháng 8/2014 (135,5 điểm).
Thấy cước điện thoại tăng đột biến, nhiều khách hàng của Vinaphone và Viettel ngã ngửa khi phát hiện thuê bao của mình lâu nay phải trả tiền cho những gói dịch vụ của nhà mạng mà họ không hề hay biết.
Khi thị trường máy tính bảng tăng trưởng chậm, các nhà sản xuất đã bắt đầu tính tới việc sản xuất các dòng máy có thể chuyển đổi giữa máy tính bảng và máy tính xách tay. Đây cũng là một trong những cách thức giúp thu hút người dùng, vậy điều này có hoàn toàn chính xác?
Là một trong hai loài động vật xương sống độc nhất hành tinh và có mức giá không hề rẻ, cá nóc vẫn được người Nhật yêu thích và chọn làm sushi - đặc sản truyền thống xứ anh đào.
Sự thật về thời trang “made in Italy” sản xuất tại Ý nhưng là hàng Tàu kém chất lượng, giá rẻ xuất khẩu sang Âu, Mỹ
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự