Trung tá La Ngọc Thành, Đội trưởng, Phòng PC46 Công an thành phố Cần Thơ cho biết: “Một số doanh nghiệp, cơ sở vừa sản xuất hàng thật, vừa sản xuất hàng giả hòng đánh lừa người tiêu dùng”.

Thịt an toàn là thịt không chứa hocmon, chất cấm hay chất tạo nạc vượt ngưỡng cho phép, nguồn thịt phải sạch cả chuỗi từ khâu chăn nuôi đến giết mổ và kinh doanh.
Khả thi hay không “cái bắt tay” giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp chăn nuôi và người tiêu dùng để có được thịt an toàn? Làm thế nào để các bà nội trợ chọn được thịt sạch trong “ma trận” thịt trên thị trường hiện nay?
Đẩy lùi thịt “bẩn”
Thịt heo là một trong những loại thực phẩm hiện diện ở hầu hết bữa ăn của mọi gia đình Việt. Thịt heo “lành tính”, dễ ăn từ luộc, kho, xào, nướng, nấu canh đến việc chế biến nên những món ngon như giò chả, nem, chà bông,… từ bàn tay của người nội trợ. Thịt heo trên thị trường không thiếu, nhờ cải thiện khâu giống, thức ăn chăn nuôi và chủ động phòng bệnh của người chăn nuôi.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), vấn đề an toàn thực phẩm, đặc biệt là thịt heo đang còn nhiều bất cập, nhất là việc tồn dư chất cấm, chất tạo nạc trong sản xuất, chăn nuôi cần phải được cải thiện để tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Theo ông Dương, vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm đang là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ NN&PTNT, nhằm đẩy lùi các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn. Trong đó, hành vi sử dụng chất cấm được xem là tội ác cần phải được lên án và xử lý thật nghiêm theo các quy định cao nhất trong khung xử lý hành chính tại Điều 36 Nghị định 119.
Cơ hội cho thịt an toàn
Bên cạnh việc xử lý các vi phạm, Bộ NN&PTNT cũng tiến hành triển khai song song các giải pháp để khuyến khích phát triển nguồn thịt an toàn. Trong đó, tổ chức chăn nuôi theo các chuỗi liên kết đang là nội dung tái cơ cấu quan trọng nhất của ngành chăn nuôi, giúp tăng cường việc kiểm soát nguồn gốc vật nuôi, đảm bảo nguồn sản phẩm an toàn, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.
Chăn nuôi theo chuỗi đang là xu thế tất yếu, giúp người tiêu dùng có thêm niềm tin với các sản phẩm thịt heo sạch trong nước
Đứng trước nhu cầu về nguồn thịt heo sạch, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng lần lượt được công bố nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng. Đáng chú ý có thể kể đến mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi 3F, do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) tiên phong thực hiện đã nhận được những đánh giá tích cực từ thị trường.
Mô hình chăn nuôi 3F là một giải pháp cung ứng nguồn thịt heo CP an toàn, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng Việt Nam
Trong mô hình chăn nuôi 3F, “Feed” là thức ăn chăn nuôi, được CPV sản xuất từ nhà máy thức ăn hiện đại, đảm bảo kiểm soát được chất lượng, không có chất cấm; “Farm” là trang trại chăn nuôi phát triển theo quy mô công nghiệp, vật nuôi được bố trí trong điều kiện trại kín, đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh, sử dụng điều hòa nhiệt độ làm mát nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Cuối cùng là Food (thực phẩm) là heo thịt, thịt heo CP được quản lý nguồn gốc một cách nghiêm ngặt, hoàn toàn không chứa chất tạo nạc hay bất kỳ hóa chất nào nằm trong danh mục chất cấm của Bộ NN&PTNT.
Mô hình chăn nuôi 3F Feed – Farm - Food của CPV đang được đánh giá cao vì giúp người tiêu dùng có thể yên tâm với những thực phẩm thịt heo CP chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh người tiêu dùng hoang mang và lo lắng về vấn đề thịt heo có chứa chất cấm, thì đây được xem như một tín hiệu đáng mừng. Thiết nghĩ, mô hình này nên được nhân rộng để phát huy tối đa hiệu quả ngành chăn nuôi, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành.
Chọn thịt ngon – an toàn
Thịt heo không sử dụng chất tạo nạc thường có tỷ lệ mỡ giắt (mỡ xen lẫn thịt nạc) nhiều. Tuy nhiên, bằng mắt thường, chúng ta rất khó phân biệt, đâu là thịt heo đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, đâu là thịt heo sử dụng chất tạo nạc, chất cấm. Do đó, để đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng được khuyến cáo nên mua tại những cơ sở, cửa hàng uy tín.
Trung tá La Ngọc Thành, Đội trưởng, Phòng PC46 Công an thành phố Cần Thơ cho biết: “Một số doanh nghiệp, cơ sở vừa sản xuất hàng thật, vừa sản xuất hàng giả hòng đánh lừa người tiêu dùng”.
Ngày 26-11, Cổng chống hàng giả Việt Nam CHG phối hợp với Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM tổ chức hội thảo Chống hàng giả, hàng lậu và vi phạm sở hữu trí tuệ để hội nhập và phát triển bền vững.
Sau nhiều lần tham gia kết nối với 17 chợ loại 1 trên địa bàn TP HCM, một số hợp tác xã thử nghiệm đưa rau VietGAP vào chợ nhưng không trụ lại được
Theo quy định của các ngân hàng (NH), nếu khách hàng dùng thẻ ghi nợ thanh toán qua máy chấp nhận thẻ (POS), hoặc trên các trang thanh toán trực tuyến thì sau 45 đến 50 ngày mới tính lãi suất.
Mua sắm tùy hứng, thích đánh bài, ăn cơm hàng và không bơm căng lốp xe sẽ khiến bạn lãng phí rất nhiều tiền.
Bên cạnh căn bệnh mãn tính của ngành trang sức - rút ruột tuổi vàng, thông tin vàng giả “chất lượng cao” cũng khiến nhiều người tiêu dùng e ngại. Và thị trường này trở nên ế ẩm dù đang vào mùa mua sắm.
Ngoài các nhãn hàng thời trang xa xỉ, nhiều thương hiệu nội địa và các kênh bán hàng trực tuyến đều rầm rộ tung chương trình ưu đãi trong ngày 27/11, theo trào lưu Black Friday của Mỹ.
Hôm nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ ra quyết định yêu cầu Công ty Honda Việt Nam triệu hồi 12.000 xe máy SH bị lỗi phần mềm hệ thống khóa thông minh.
TP HCM công bố đường dây nóng tố giác các hành vi mất an toàn thực phẩm và chất cấm trong chăn nuôi
Với mức giá cực rẻ, điện thoại với những thương hiệu lạ tại Trung Quốc đang làm mờ mắt người tiêu dùng. Tuy nhiên, ẩn đằng sau nó là những hiểm họa không thể lường trước được.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự