Xu hướng người dân quan tâm hơn và khá nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến thị phần nước mắm công nghiệp có phần lung lay.

Nielsen cho biết, trong ngành tiêu dùng nhanh chỉ có ngành hàng thức uống và bia mới thoả mãn được nhu cầu trải nghiệm sản phẩm mới, sáng tạo của người tiêu dùng Việt Nam.
Báo cáo mới đây của Nielsen phân tích hành vi người tiêu dùng cho biết Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ người tiêu dùng sẵn sàng thử sản phẩm mới, sáng tạo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. 88% người Việt cho biết họ đều mua sản phẩm mới trong các chuyến mua hàng tạp hóa - cao hơn 19% so với mức trung bình của khu vực (69%) – Nielsen chỉ ra.
Điều này được xem là cơ hội cũng như thách thức đối với nhà sản xuấtđể có thể cung cấp sản phẩm sáng tạo và đổi mới ra thị trường.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, mới chỉ có ngành hàng thức uống và bia là đáp ứng được “cơn khát” của người tiêu dùng về sản phẩm mới khi liên tục tung ra các sản phẩm sáng tạo ấn tượng thỏa mãn được các nhu cầu của họ.
Có thể thấy các nhà sản xuất thức uống và bia liên tục tạo ra các chiến dịch truyền thông, tiếp thị rầm rộ, nhờ đó đã tạo ra liên kết về cảm xúc đối với người tiêu dùng đồng thời tạo cơ hội phát triển cho các kênh tiêu dùng cao cấp mới. Từ đó cung cấp một môi trường tiêu dùng mới cho khách hàng.
Đây chính là lý do ngành hàng này tiếp tục là ngành hàng có đóng góp lớn nhất cho toàn bộ doanh số tiêu dùng nhanh trong quý này, với mức đóng góp 39%. Trong 8 tháng liên tiếp, ngành hàng đồ uống liên tục cho thấy sự tăng trưởng ổn định.
Đặc biệt trong quý 1/2016, ngành hàng đồ uống tăng trưởng ấn tượng đạt 10% - mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào tăng trưởng sản lượng với mức 8,1%. Ngược lại, tất cả các ngành hàng khác đều không thấy được bức tranh tươi sáng như ngành hàng thức uống – vì đang thể hiện sự trì trệ trong tăng trưởng của mình.
Nielsen lý giải về sự thay đổi hành vi mua sắm này là bởi người tiêu dùng, đặc biệt là người tiêu dùng đang có mức thu nhập tốt hơn. Do đó, họ ngày càng đòi hỏi cao hơn và mong chờ những sự lựa chọn tốt hơn cho bản thân.
Vì thế, theo quan sát của ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc, Bộ phận Dịch vụ đo lường Bán lẻ Nielsen thì nếu thiếu đi sự sáng tạo thì các mặt hàng tiêu dùng sẽ trở thành những mặt hàng cơ bản, người tiêu dùng vẫn sẽ mua, nhưng chỉ dừng lại ở mức vừa đủ nên sẽ không tạo nên sự đột phá về tăng trưởng.
Xu hướng người dân quan tâm hơn và khá nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến thị phần nước mắm công nghiệp có phần lung lay.
Không tăng giá bán song "ăn bớt" trọng lượng, khâu trung gian hưởng chênh lệch cao... là thực trạng ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, trong bối cảnh chỉ số giá chính thức cũng đang có dấu hiệu leo thang.
Dù đang gặp một số khó khăn, nhưng với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, yến sào vẫn được xem là mảnh đất đầu tư đầy hấp dẫn.
Dù có giá bán cao gấp 4 lần thịt heo thông thường, nhưng thịt heo hữu cơ ở TP HCM vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng.
Theo Nielsen, trong thời gian vừa qua, chỉ có ngành hàng thức uống và bia là đáp ứng được “cơn khát” của người tiêu dùng (NTD) về sản phẩm mới khi liên tục tung ra các sản phẩm sáng tạo ấn tượng thỏa mãn được các nhu cầu của NTD.
Mận đen, mận đỏ Mỹ 380.000 đồng/kg, mận cherry Mỹ 600.000 đồng/kg,... những loại mận ngoại quả nhỏ, ăn giòn, ngọt lịm đang được giới nhà giàu Việt ưa chuộng đặt mua về mỗi ngày dù giá của chúng đắt gấp 5-8 lần mận tam hoa đặc sản của Việt Nam.
Nhờ mang lại lợi ích rõ rệt cho sức khỏe, thực phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người Việt lựa chọn và dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới.
Chiều 29/6, các đơn vị đầu mối kinh doanh, phân phối mặt hàng gas tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã công bố giá gas tháng 7/2016 sẽ giảm 1.167 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, thị trường cung cấp điện thoại và linh kiện chủ yếu cho Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch đạt 2,46 tỷ USD, chiếm 60,5% tổng kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện của cả nước.
Dù cùng một loại cherry nhưng mỗi nơi bán một mức giá khác nhau, nơi thì gần 650.000 đồng/kg, nơi chỉ có hơn 430.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh hoa quả ngoại, giá cherry làm xong tất cả các thủ tục về Việt Nam cũng không dưới 500.000 đồng/kg, nếu rẻ hơn thì không chừng là cherry Trung Quốc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự