Dù có giá bán cao gấp 4 lần thịt heo thông thường, nhưng thịt heo hữu cơ ở TP HCM vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng.

Dù cùng một loại cherry nhưng mỗi nơi bán một mức giá khác nhau, nơi thì gần 650.000 đồng/kg, nơi chỉ có hơn 430.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh hoa quả ngoại, giá cherry làm xong tất cả các thủ tục về Việt Nam cũng không dưới 500.000 đồng/kg, nếu rẻ hơn thì không chừng là cherry Trung Quốc.
Anh Nguyễn Hải, chủ cơ sở kinh doanh trái cây nhập ngoại tại TP.HCM chia sẻ: "Tôi cũng đi kiếm nguồn rẻ hơn nhưng cũng không thể kiếm ra được nguồn nào có giá buôn rẻ hơn 380.000 đồng/kg. Để biết có bao nhiêu nguồn nhập thì dễ ợt, hỏi Hải quan sân bay là biết ngay".
"Vậy tại sao có những nơi bán 400.000 đồng/kg? Thậm chí dưới giá 300.000 đồng/kg? Bạn có nghĩ có người bán nào bán 1 kg cherry giá 400.000 đồng để chỉ lời 20.000 đồng/1 kg. Trong khi đó, họ phải chịu bao nhiêu rủi ro về mua bán và bảo quản, chưa kể chi phí giao hàng và do giá cherry cao, phải giảm vốn để lấy hàng", anh Hải đặt nghi vấn.
Anh này tiết lộ, giá cherry ở Mỹ được bán giá khá rẻ, chỉ tầm 9 USD - 10 USD/kg. Tuy nhiên nếu cherry ở siêu thị được trưng bày lâu thì siêu thị bên đó sẽ giảm giá chỉ còn 3 USD/kg. Người Việt sẽ nhập loại cherry này để có giá bán rẻ hơn. Tuy nhiên, cherry được trưng bày lâu nên héo, khi nhập về người bán liền nhúng ngay vào chất bảo quản. Thế là tươi ngon ngay.
Cũng theo thông tin của một thương lái, 1 thùng cherry 8 kg của Trung Quốc hiện có giá 1,5 triệu đồng, bao bì nhập y như Mỹ. Người bán còn photo cả Bill Mỹ (Bill of Lading (B/L) - hóa đơn vận chuyển trong xuất nhập khẩu) để đưa cho khách hàng coi. Như vậy, tính ra 1kg, giá nhập về chỉ 200.000 - 300.000 đồng.
Một đầu mối buôn hoa quả ngoại tại Hà Nội cũng cho biết, hoa quả ngoại thường được chuyển về qua 3 con đường: nhập chính ngạch; hàng xách tay và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… Chính những loại hoa quả đắt tiền như cherry, kiwi… lại hay bị làm giả nhiều nhất.
Theo khảo sát của phóng viên Dân Trí, tại Hà Nội hiện có rất nhiều nơi nhập và bán cherry của Mỹ, Canada, trong số đó chủ yếu là cửa hàng chuyên doanh lớn, siêu thị, cửa hàng nhỏ trên phố. Mức giá cherry cũng rất khác nhau.
Đưa một mẫu cherry không nhãn mác, không tem với giá bán 439.000 đồng/kg (trong khi một hệ thống hoa quả ngoại lớn khác cũng cùng chủng loại có giá 649.000 đồng/kg, thậm chí 800.000 đồng/kg với loại đặc biệt), chủ cửa hàng hoa quả trên phố Cầu Giấy lý giải: Quả cherry bên em nhập được nguồn hàng giá tốt nên bán đãi khách quen, khách mới nên giá rẻ hơn so với giá thị trường.
Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì mẫu cherry trên nhìn khá sẫm màu, lớp bao bì cũng không có ghi mã vạch, ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày nhập và ngày hết hạn sử dụng. Bao bì chứa cherry chỉ đơn thuần là hộp nhựa mỏng, có niêm yết giá bán.
Các loại cherry trên thị trường hiện được bán với mức giá khác nhau, người tiêu dùng đang bị đặt trong ma trận giá và chất lượng
Một người buôn bán hoa quả nhập cho biết: "Bề ngoài quả cherry Trung Quốc cũng to, vỏ bóng bẩy không khác cherry nhập Mỹ, Canada là mấy. Đặc biệt, đối với cherry Trung Quốc do được nhúng qua chất bảo quản nên để được rất lâu trong điều kiện lạnh mà vẫn tươi, không rụng cuống".
"Để nhập cherry Trung Quốc là không khó, liên hệ với vài thương lái ở chợ Long Biên là chỉ ngày sau là có hàng, hộp nguyên đai, nguyên kiện. Giá cherry ngày lễ, tết gần 1 triệu đồng/kg, nhiều cửa hàng không có để bán bởi cherry Mỹ hết mùa, việc nhập hàng từ Trung Quốc là chuyện bình thường. Hiện quả cherry nhập về Việt Nam dù được giảm thuế nhưng phí kiểm dịch, vận chuyển cũng rất cao do đó nếu nguồn hàng giá rẻ đột biến so với mức giá thị trường, người tiêu dùng nên cảnh giác", người này cho biết.
Một loại cherry có giá bán 650.000 đồng/kg, giá cao so với trên thị trường song không ai dám chắc đây là những sản phẩm có xuất xứ ở đâu
Theo chị Hạnh, người từng có thời gian sống và làm việc tại Quảng Châu (Trung Quốc): Cherry ở Trung Quốc rất rẻ, quy ra tiền Việt chỉ 185.000 - 230.000 đồng/kg.
Dù không phải 100% cửa hàng bán cherry giá rẻ là xuất xứ từ Trung Quốc, tuy nhiên, mức giá rẻ đồng nghĩa với việc người tiêu dùng nên cẩn trọng truy nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, để không bị mua hớ, mua hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần yêu cầu trình cửa hàng xuất trình các giấy tờ chứng chỉ nhập khẩu, giấy tờ kiểm dịch, chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Dù có giá bán cao gấp 4 lần thịt heo thông thường, nhưng thịt heo hữu cơ ở TP HCM vẫn không đủ cung cấp cho khách hàng.
Theo Nielsen, trong thời gian vừa qua, chỉ có ngành hàng thức uống và bia là đáp ứng được “cơn khát” của người tiêu dùng (NTD) về sản phẩm mới khi liên tục tung ra các sản phẩm sáng tạo ấn tượng thỏa mãn được các nhu cầu của NTD.
Mận đen, mận đỏ Mỹ 380.000 đồng/kg, mận cherry Mỹ 600.000 đồng/kg,... những loại mận ngoại quả nhỏ, ăn giòn, ngọt lịm đang được giới nhà giàu Việt ưa chuộng đặt mua về mỗi ngày dù giá của chúng đắt gấp 5-8 lần mận tam hoa đặc sản của Việt Nam.
Nielsen cho biết, trong ngành tiêu dùng nhanh chỉ có ngành hàng thức uống và bia mới thoả mãn được nhu cầu trải nghiệm sản phẩm mới, sáng tạo của người tiêu dùng Việt Nam.
Nhờ mang lại lợi ích rõ rệt cho sức khỏe, thực phẩm hữu cơ ngày càng được nhiều người Việt lựa chọn và dần trở thành xu hướng tiêu dùng mới.
Chiều 29/6, các đơn vị đầu mối kinh doanh, phân phối mặt hàng gas tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã công bố giá gas tháng 7/2016 sẽ giảm 1.167 đồng/kg.
Dù cùng một loại cherry nhưng mỗi nơi bán một mức giá khác nhau, nơi thì gần 650.000 đồng/kg, nơi chỉ có hơn 430.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo giới kinh doanh hoa quả ngoại, giá cherry làm xong tất cả các thủ tục về Việt Nam cũng không dưới 500.000 đồng/kg, nếu rẻ hơn thì không chừng là cherry Trung Quốc.
Mỗi tuần, người Việt sử dụng trung bình 24,7 giờ vào mạng Internet để làm việc, đọc báo, xem phim và mua sắm... Việc người Việt thường xuyên truy cập mạng khiến thị trường buôn bán các phương tiện kết nối thông minh như: điện thoại, máy tính bảng, tivi thông minh phát triển nhanh chóng...
Thời điểm vòng 1/8 (vòng loại trực tiếp) của 16 đội bóng Euro 2016 chuẩn bị diễn ra, các cửa hàng cầm đồ tại Hà Nội bỗng trở nên tấp nập hẳn. Tại nhiều điểm cầm đồ trên các con phố lớn của Hà Nội, người, xe nườm nượp ra vào đông như trẩy hội.
Ngày 23/6/2016, Công ty VinEco – Tập đoàn Vingroup chính thức ra mắt thị trường những mẻ rau trồng trong nhà kính đầu tiên. Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Israel và được phân phối độc quyền trong hệ thống siêu thị Vinmart, Vinmart+ trên toàn miền Bắc.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự