Hàng loạt thiết bị điện tử "gián điệp" có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán tràn lan ở khắp các chợ vùng biên, nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý

Nắm bắt tâm lý khao khát được sử dụng thực phẩm có nguồn gốc sạch, những ngày gần Tết, nhiều trang bán hàng quê “mọc” tràn lan trên mạng xã hội. Tuy nhiên, những món hàng được quảng cáo đậm chất “quê” thực chất là đồ trôi nổi…
Vờ khan hàng để hút khách
Càng cận Tết Nguyên đán, trên trang mạng xã hội facebook tràn ngập mặt hàng thực phẩm với những lời tiếp thị bùi tai, như: Hàng siêu sạch, rau sạch, thịt sạch, của nhà tự trồng… Trên fanpage (trang dành cho người theo dõi trên Facebook) “Thực phẩm quê” giới thiệu: “Có 2 lít mật ong rừng nguyên chất, mẹ mình mua được của hàng xóm đi rừng gặp tổ ong mật quay được. Mẹ gửi cho mình tẩm bổ vì mới sinh bé được hơn 2 tháng, nhưng nhiều quá không dùng hết nên có nhu cầu bán lại”. Chúng tôi liên hệ với địa chỉ này ngỏ ý đặt mua, chỉ hỏi vài câu đã giao dịch thành công. Tuy nhiên, khi dùng một số điện thoại khác gọi đến hỏi mua thì người phụ nữ đăng tin khẳng định vẫn còn 2 lít mật ong đó.
Nhiều trang bán hàng thực phẩm sạch qua mạng giới thiệu, hàng có hạn nhưng khi hỏi thì luôn được trả lời “đặt bao nhiêu cũng đáp ứng”. Trên fanpage “Thực phẩm sạch - Hàng nhà quê” đăng bán trứng gà ta với tình trạng khan hàng và “rất khó khăn để gom được 200 trứng/tuần”. Trong vai một chủ cửa hàng bánh mì, chúng tôi liên hệ và được người bán cam kết đáp ứng 500 quả trứng chỉ trong một ngày.
Chị Minh Thư (Đống Đa, Hà Nội) đặt một thùng nho trên trang bán hàng uy tín với hơn 32.000 lượt người theo dõi. Khi nhận hàng, số nho của chị dập nát, bốc mùi hôi thối. Khi thắc mắc với đại lý, chị Thư nhận được lời giải thích do vận chuyển và cửa hàng trên mạng bất ngờ “lặn mất tăm”.
Một chủ quầy hàng trên mạng bật bí với PV: “Chị nhập hàng quê mua từ nông dân nên gọi là thực phẩm sạch. Chứ không có giấy tờ kiểm định nào cả”
Biến hàng chợ Long Biên thành “đồ quê”
PV theo chân một chủ “shop online” M.T để tìm hiểu nguồn gốc các mặt hàng đang được rao đảm bảo thực phẩm sạch. Khi chúng tôi muốn đặt mua số lượng lớn để bán lẻ, tiểu thương T.H – chủ shop online M.T tiết lộ, thường xuyên cung cấp hàng cam Vinh, cam Cao Phong, cam Canh cho các khách bán hàng trên mạng. “Em muốn kinh doanh trái cây qua mạng hả? Lời gấp đôi, gấp ba đấy. Trên mạng thì nói cam ở đâu chẳng được. Em nói nhà em trồng người ta cũng tin. Nếu bán thì lấy cho chị. Chị có cả chục khách buôn như thế”, chị T.H nói.
Để kéo khách, chị T.H bày mánh lới tìm về một vườn trái cây nào đó rồi chụp lấy năm bảy kiểu ảnh đang thu hoạch, sau đó tung lên mạng để khách hàng tin. Khi hỏi về nguồn gốc trái cây, chị T.H cho biết, nhập hàng từ chợ Long Biên (Hà Nội), còn cam trồng ở đâu nữa thì cũng không biết.
Tìm hiểu một số mặt hàng khác rao trên mạng thì đều được khẳng định việc biến hàng chợ thành hàng quê dễ dàng. Ví dụ muốn có trứng gà quê thì bôi thêm ít phân rồi phủ trấu lên.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Xu hướng bán hàng quê qua mạng đang vô tình tạo ra một số đầu nậu mới; gom hàng trôi nổi rồi gắn mác hàng quê bán giá cao gấp đôi. Theo TS Thịnh, rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc, không chỉ kiểm soát hàng hóa trên thị trường mà còn cần kiểm soát cả hoạt động buôn bán, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm với hàng buôn bán qua mạng.
Hàng loạt thiết bị điện tử "gián điệp" có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán tràn lan ở khắp các chợ vùng biên, nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý
Tổ chức Greenpeace vừa cảnh báo quần áo và nhiều sản phẩm khác của các thương hiệu nổi tiếng có chứa hợp chất PFC gây hại cho sức khỏe và môi trường.
Công ty TNHH Bính Hạnh tại 209/14 Lê Văn Sỹ, phường 13, Q.3, TP.HCM do ông Nguyễn Xuân Bính làm giám đốc, tổ chức chế biến thịt heo thành thịt bò.
Phù phép thịt heo nái thành thịt bòtẩm hóa chất Metabisulfite
Sở hữu dàn lộc vừng kiểng khủng, nghệ nhân Bình Dương còn khiến nhiều người bất ngờ khi cho biết trị giá những loại cây này hàng tỷ đồng. Trong đó, cây bonsai đại lực sĩ giá 5 tỷ đồng.
Rất nhiều người dân tại Hà Nội ngỡ ngàng với những trái bưởi cực to đang được nhiều thương lái bán tại vỉa hè đường Phạm Văn Đồng, nối Hoàng Quốc Việt.
Năm nay ở các chợ hoa Cần Thơ bên cạnh các loại hoa kiểng thông thường như mai, đào lan, cúc…, các nhà vườn ở ĐBSCL đang kỳ vọng những loại kiểng lạ, dân giã mà độc đáo sẽ thu hút khách mua trong dịp tết này như, lúa, ngô, cà chua, ớt, ổi,khế …
Gà chín cựa, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà ri Lạc Sơn, gà chọi – là 5 loại gà tiến Vua được giới nhà giàu ráo riết lùng mua về ăn trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân này.
Đúng 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Bính Thân nên khắp các nẻo đường phố tại TP Quy Nhơn (Bình Định) đã ngập tràn sắc xuân. Tuy nhiên do mai nở sớm, khan hiếm nên giá cũng tăng cao, đồng thời kéo theo giá hoa cúc tăng theo.
Được biết tới là giống gà quý hiếm, gà 9 cựa hiện được rao bán trên thị trường với giá 300 nghìn đồng/kg.
Hai cây khế hơn 100 tuổi với dáng trực diện có mặt tại Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM khiến nhiều người tham quan mê mẩn. Giá của 2 cây khế kiểng này được chủ nhân tiết lộ phải hơn 1,2 tỷ đồng mới bán.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự