Với giá rẻ, mẫu mã đẹp, nhiều trái cây Trung Quốc đang đội lốt hàng Việt bán đầy đường và chợ truyền thống ở Sài Gòn.

Nguồn cung nội địa thiếu hụt, cộng với thông tin bò nội bị bơm nước khi giết mổ nên tại TP HCM, nhiều người chọn mua thịt bò Mỹ đông lạnh, với giá có loại đến hơn 700.000 đồng/kg.
Dù là thịt đông lạnh, nhưng bò Mỹ nhập khẩu vẫn được nhiều bà nội trợ tìm mua với giá gấp đôi so với thịt trong nước. Ảnh: N.Thanh.
Tại hầu hết các siêu thị, các cửa hàng online, các chợ lớn trên địa bàn TP HCM … thịt bò Úc, Mỹ , Nhật đều có mặt với giá đắt hơn nhiều so với thịt bò nội. Nếu bò Úc được giới thiệu là thịt nóng (nhập nguyên con về giết mổ) thì bò Mỹ là loại đông lạnh. Song so với bò Úc và bò nội địa, bò đông lạnh Mỹ dù giá cao ngất ngưỡng vẫn được nhiều người tìm mua.
Đắt hàng nhất là ba rọi bò Mỹ với giá 290.000-300.000 đồng/kg. Đây là phần thịt dưới bụng bò có những dải mỡ xen với nạc nhưng phần mỡ nhiều hơn. Loại này được nhiều người chọn mua vì mềm, phù hợp với nhiều kiểu chế biến, nhưng quan trọng nhất, đây là loại thịt có mức giá rẻ nhất trong các bộ phận của bò Mỹ nhập khẩu hiện nay. Các loại khác như thịt thăn nội giá đến trên 700.000 đồng/kg, sườn không xương 670.000 đồng/kg, nạc lưng 525.000 đồng/kg…
Phần lớn thịt bò bán lẻ trên thị trường, cả hàng nhập khẩu và nội địa trừ phần bắp bò người bán để nguyên, còn lại thường chỉ có nạc. Nhưng thịt bò Mỹ đông lạnh lại có nhiều phần không khác thịt heo, như ba rọi, sườn, nạc vai… vừa gợi sự tò mò lại tạo thêm nhiều sự chọn lựa cho bà nội trợ.
Anh Sơn, một đầu mối kinh doanh bò Mỹ ở quận 3, cho biết chỉ bán hàng online và quảng cáo qua bạn bè, người thân nhưng mỗi tháng anh cũng bán trên 500 kg.
Anh Sơn cho rằng, bò Mỹ là hàng đông lạnh nhưng rất dễ bán bởi ngoài yếu tố sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt thì “mác” hàng Mỹ cũng là điều đầu tiên thuyết phục thực khách.
Theo đầu mối kinh doanh này, bò Mỹ đông lạnh đã được bán từ nhiều năm nay nhưng bán mạnh nhất mới đầu năm 2015. Anh lấy hàng qua một công ty ở quận 1, và thông tin từ đầu mối này, doanh nghiệp nhập hàng cho anh mỗi tháng tiêu thụ không dưới 20 tấn, chủ yếu cung ứng cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn của TP HCM.
“Hiện có rất nhiều đơn vị khác cũng chào mời tôi nhập thịt bò Mỹ bán, với nhiều hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao khi TPP chính thức có hiệu lực”, Sơn cho biết.
Chị Ngọc Mai, chủ một cửa hàng thịt bò ở Thủ Đức cho biết, hiện chỉ có bò Mỹ mới có thịt ba rọi bán lẻ. Với giá bán loại rẻ nhất xấp xỉ 300.000 đồng/kg, khách hàng của chị phần lớn là mối quen và là những người có thu nhập khá. Khách bình thường vẫn chọn loại bò trong nước với giá dao động 250.000 đồng/kg.
Song theo chị Mai, khách mua bò Mỹ ngày càng tăng, vì tin bò này được giết mổ và cấp đông ngay, "sạch" hơn so với thịt nóng nhưng giết mổ không an toàn, hoặc các cửa hàng bán không hết rồi bảo quản lạnh, tẩm ướp để bán trong những ngày tiếp theo. Người bán bò đông lạnh cũng chuộng mặt hàng này vì là loại cấp đông, dễ bảo quản.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, việc người tiêu dùng Việt ngày càng ưa chuộng thịt ngoại, đặc biệt bò Mỹ, là do tác động của thị trường. Bởi tất yếu khi đô thị hóa, đời sống tăng lên thì thu nhập cũng cao hơn. Người dân sẽ lựa chọn những sản phẩm ngoại ưa thích nhất, đáp ứng nhu cầu của họ. Ngoài ra, việc này còn liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm.
“Thời gian qua, trong nước có rộ lên chuyện thức ăn chăn nuôi chứa chất vàng ô, chất cấm. Do đó rất nhiều người có thu nhập cao chuyển sang lựa chọn thịt bò, trâu, thỏ, dê, cừu…. nhập khẩu. Thịt động vật ăn cỏ có hàm lượng Cholesteron thấp, tốt cho sức khỏe, song nguồn cung trong nước chưa đáp ứng. Việc chọn thịt ngoại là nhu cầu của thị trường, không thể làm khác được”, ông Chinh nói.
Theo tính toán của Cục Chăn nuôi, năm 2015, thịt bò nhập khẩu ước đạt khoảng 300 triệu USD, tăng 50 triệu so với năm 2014 (250 triệu USD), với khối lượng nhập khoảng 39.000 tấn, tăng 20-25% so với cùng kỳ.
Thịt châu Âu đổ bộ Việt Nam
Chiến dịch “Truyền thống và chất lượng thịt châu Âu” do Tổ chức các nhà sản xuất và sử dụng lao động trong ngành công nghiệp thịt (UPEMI) tổ chức tại 3 thị trường mục tiêu Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam đã khởi động từ tháng 7/2013. Chiến dịch này kéo dài đến tháng 7/2016, UPEMI hướng tới mục tiêu chính là gia tăng lượng xuất khẩu thịt châu Âu và các sản phẩm làm từ thịt đến với thị trường mục tiêu.
Theo UPEMI, lượng thịt từ EU vào Việt Nam hiện đã tăng đáng kể. Nguồn thịt đông lạnh nhập khẩu từ EU vào Việt Nam năm 2012 mới dừng ở 10 tấn, năm 2014 đạt 711 tấn.
6 tháng đầu năm 2015, Việt Nam nhập tới 971 tấn thịt heo, 8.405 tấn thịt bò từ EU. Con số này sẽ tăng mạnh vì Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã ký kết.
Hiện có gần 110 nhà xuất khẩu thuộc các nước EU được cấp phép nhập thịt vào Việt Nam.
Với giá rẻ, mẫu mã đẹp, nhiều trái cây Trung Quốc đang đội lốt hàng Việt bán đầy đường và chợ truyền thống ở Sài Gòn.
So với các chất liệu như gốm sứ, thủy tinh thì bát đĩa bằng nhựa melamine có độ bền tốt hơn nhiều, khó nứt vỡ. Đây là một yêu cầu khá thực tế và quan trọng đối với không chỉ những hàng ăn cần thao tác, phục vụ nhanh mà cả những gia đình có trẻ nhỏ - dù là trẻ đang trong giai đoạn học khám phá thế giới bằng xúc giác, mới tập ăn độc lập, hay đã bước vào độ tuổi bố mẹ có thể được nhờ việc dọn bàn, rửa bát…
Trước làn sóng nhà đầu tư ngoại sở hữu các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại Việt Nam như Big C, Aeon Mall, Lotte… người tiêu dùng trong nước hy vọng có một nguồn hàng nhập khẩu có chất lượng và giá cả chấp nhận được. Tuy nhiên, sau thời gian dài, vẫn chưa thấy bóng dáng hàng ngoại “thứ thiệt” ở siêu thị ngoại.
“Chúng tôi chỉ bán những thứ mình ăn”, đó là lời khẳng định của bà Vũ Thị Hậu – Phó Tổng giám đốc CTCP Nhất Nam, doanh nghiệp sở hữu siêu thị Fivimart.
Mạo danh cán bộ cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng, thậm chí làm giả các trang mạng bán hàng trực tuyến hoặc thông báo trúng thưởng... là thủ đoạn được các đối tượng dùng để lừa chủ thẻ cung cấp thông tin nhằm chiếm đoạt tài sản.
Sự xuất hiện của dòng thực phẩm organic (hữu cơ) đã trở thành một “hiện tượng” thu hút hàng triệu “tín đồ” khắp nơi trên thế giới khi mà những tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm, và thành phần dưỡng chất đang là đề tài “nóng” được người tiêu dùng quan tâm.
Theo thông tin về lượng tiêu thụ cà phê của người Việt Nam dựa theo lượng cà phê tiêu thụ nội địa là 16,875 tỷ ly cà phê trong năm 2015. Vậy trong 16, 875 tỷ ly cà phê ấy, có bao nhiêu ly có cà phê mới là điều đáng nói?
Cà phê độn bắp, đậu nành, hương liệu tẩm ướp hay một giọt tinh chất phù phép thành cà phê có lẽ không còn xa lạ. Hàng loạt bạn đọc hỏi cứ phải uống cà phê hóa chất hay sao? Cà phê không phải cà phê gây hệ lụy ra sao?
Nhiều năm qua, C49B mở đã ra quyết định xử lý khoảng 20 doanh nghiệp, xử phạt hàng tỉ đồng về hành vi sản xuất cà phê không đảm bảo chất lượng
Như Tuổi Trẻ phản ánh trong các số báo trước, thực trạng cà phê "đểu” hiện đang ở mức báo động, không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người dùng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự