Công ty Gerber ở Mỹ (thuộc Tập đoàn Nestle) đang phải thu hồi một số dòng sản phẩm vì lỗi bao bì dẫn đến có thể hư hỏng hoặc nhiễm bẩn. Nhưng tại VN, sản phẩm của Gerber vẫn đang được buôn bán tràn lan.

Theo Nielsen, trong thời gian vừa qua, chỉ có ngành hàng thức uống và bia là đáp ứng được “cơn khát” của người tiêu dùng (NTD) về sản phẩm mới khi liên tục tung ra các sản phẩm sáng tạo ấn tượng thỏa mãn được các nhu cầu của NTD.
Theo báo cáo Market Pulse mới được công bố bởi Nielsen, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố lớn của Việt Nam (Hà Nội, Tp. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng) có tăng trưởng dương nhưng chậm lại trong quý đầu năm 2016, tăng 3.6% (so với mức tăng 5.7% của quý cuối năm ngoái), chủ yếu chủ yếu nhờ vào sản lượng tăng đạt mức 3.0% (so với mức 4.9% trong quý 4/2015).
Quan sát kĩ hơn ở các ngành hàng lớn là: thức uống (bao gồm cả bia), thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé, ngành hàng thức uống tiếp tục là ngành hàng có đóng góp lớn nhất cho toàn bộ doanh số tiêu dùng nhanh trong quý này, với mức đóng góp 39%. Trong 8 tháng liên tiếp, ngành hàng đồ uống liên tục cho thấy sự tăng trưởng ổn định. Đặc biệt trong quý 1/2016, ngành hàng đồ uống tăng trưởng ấn tượng đạt 10% - mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm qua. Sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào tăng trưởng sản lượng với mức 8.1%.
Ngược lại, tất cả các ngành hàng khác đều không cho thấy bức tranh tươi sáng như ngành hàng thức uống. Các ngành hàng khác vẫn thể hiện sự trì trệ trong tăng trưởng của mình.
Theo quan sát của ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc, Bộ Phận Dịch Vụ Đo Lường Bán Lẻ, Nielsen Việt Nam, trong quý 1/2016, tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh tại 6 thành phố lớn chỉ đạt 3.6%, thấp hơn mức tăng GDP là 5.5%. Điều này cho thấy khi thu nhập của NTD đạt đến một mức nhất định nào đó, thì mong muốn tiêu dùng của người dân cũng sẽ thay đổi. NTD ở khu vực thành thị (đặc biệt tại 6 thành phố chính) ngày càng có những đòi hỏi cao hơn và họ cũng mong chờ có những sự lựa chọn tốt hơn.
"Họ đang tìm kiếm những sản phẩm sáng tạo và đổi mới cũng như chờ đợi những trải nghiệm tiêu dùng mới. Thiếu sự sáng tạo thì các mặt hàng tiêu dùng nhanh sẽ dần trở thành các mặt hàng cơ bản, khi đó NTD vẫn sẽ mua sản phẩm nhưng sẽ dừng lại ở mức vừa đủ, do đó sẽ không tạo nên sự đột phá về tăng trưởng", ông Dũng nhận định.
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ NTD sẵn sàng thử sản phẩm mới cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với 88% người Việt cho biết họ đều mua sản phẩm mới trong các chuyến mua hàng tạp hóa của họ - cao hơn 19% so với mức trung bình của khu vực (69%).
Điều này cho thấy những cơ hội cũng như thách thức đối với nhà sản xuất để có thể cung cấp sản phẩm sáng tạo và đổi mới ra thị trường.
Tuy nhiên, theo Nielsen, trong thời gian vừa qua, chỉ có ngành hàng thức uống và bia là đáp ứng được “cơn khát” của NTD về sản phẩm mới khi liên tục tung ra các sản phẩm sáng tạo ấn tượng thỏa mãn được các nhu cầu của NTD.
Các nhà sản xuất thức uống và bia liên tục tạo ra các chiến dịch truyền thông tiếp thị rầm rộ và đã tạo ra sự liên kết về cảm xúc đồng thời tạo cơ hội phát triển cho các kênh tiêu dùng cao cấp mới (ví dụ như beer garden) để từ đó cung cấp một môi trường tiêu dùng mới cho khách hàng.
Linh Lam
(Theo Người Đồng Hành)
Công ty Gerber ở Mỹ (thuộc Tập đoàn Nestle) đang phải thu hồi một số dòng sản phẩm vì lỗi bao bì dẫn đến có thể hư hỏng hoặc nhiễm bẩn. Nhưng tại VN, sản phẩm của Gerber vẫn đang được buôn bán tràn lan.
Nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, thiết kế thời trang, DN dệt may cho rằng, hiện nay là thời điểm thuận lợi để ngành dệt may Việt Nam đẩy mạnh phát triển công nghiệp thời trang.
Người Nhật đang mở chiến dịch “hoành tráng” đưa hàng hóa vào Việt Nam.
Một số dòng xe nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng của Nga vào Việt Nam sẽ không bị áp thuế trong vòng 5 năm theo Nghị định thư hợp tác về ôtô.
Bộ NN&PTNT cho biết salbutamol, một trong những chất bị cấm sử dụng trong ngành chăn nuôi, đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu với số lượng lớn để sản xuất thuốc cho người, nhưng tỉ lệ sử dụng chất này trong y tế hầu như không đáng kể.
Có những nghịch lý đau lòng: giá sản xuất trung bình 1kg thịt heo hiện nay tại Việt Nam cao xấp xỉ 22% so với Mỹ; ngành chăn nuôi không phát triển được, bởi thịt mình đang ăn toàn... đôla.
Cũng quảng cáo tỏi đen Lý Sơn nhưng mỗi nơi lại chào giá khác nhau khiến người tiêu dùng không thể biết đâu là tỏi đen Lý Sơn thật và đâu là tỏi giả hiệu.
Lực lượng chức năng tại Hà Nội vừa bắt giữ gần 2 tấn ruốc màu vàng nhạt, không có mùi vị và bông tơi như ruốc thường.
Thông tin thảm tập yoga xuất xứ Trung Quốc chứa chất hóa chất độc hại, ảnh hưởng sức khỏe người dùng được đưa ra dồn dập, nhưng cơ quan chức năng “không hay biết”.
Đang dấy lên lo ngại trước thông tin có thể cơ quan chức năng sẽ chính thức cho nhập gia cầm Trung Quốc vào Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự