tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bánh kẹo cho trẻ em: Bẩn, độc khôn lường

  • Cập nhật : 06/04/2016

(Tin kinh te)

Tiếng chuông tan trường vang lên là “giờ vàng” cho những quán cóc bán đồ ăn vặt tại cổng trường hoạt động. Đáng lo ngại, đang rất thiếu những hồi chuông cảnh báo các em về sự nguy hại của những loại thức ăn vặt được chế biến mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc đó.

to cong tac doi chong buon lau - pc 46 - cong an tp. ha noi va doi qltt so 11 – chi cuc quan ly thi truong ha noi phat hien 47.500 san pham banh keo trung quoc gan tren do choi tre em co chat doc hai ngay 11-12-2015. anh: q.tan.

Tổ công tác Đội Chống buôn lậu - PC 46 - Công an TP. Hà Nội và Đội QLTT số 11 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện 47.500 sản phẩm bánh kẹo Trung Quốc gắn trên đồ chơi trẻ em có chất độc hại ngày 11-12-2015. Ảnh: Q.TẤN.

Kẹo làm thủ công

Hiện nay xung quanh hầu hết trường học trên địa bàn Hà Nội đều có quán cóc, xe đẩy mà ở đó bán có nhiều thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc cho học sinh. Theo khảo sát của phóng viên tại khu vực trường tiểu học La Phù (trên đường đường Minh Khai, Hoài Đức, Hà Nội) có gần 10 điểm hàng bán các loại bánh kẹo, đồ chơi phục vụ các em học sinh.

Trong số những loại bánh kẹo được bày bán, phổ biến nhất là các loại bim bim được đựng trong túi ni-lông không tên, nhãn mác hay hạn sử dụng, được bán với giá từ 800 đồng – 1.000 đồng/gói. Tuy nhiên, một trong những món ăn được các em thích nhất là kẹo quẩy, loại có màu vàng óng, giòn tan được bán ngay tại các quán cóc ngay tại cổng trường. Em Minh Quân, học sinh lớp 3 trường tiểu học La Phù cho biết: “Ngày nào cháu cũng được bố mẹ cho 10.000-15.000 đồng để mua đồ ăn trong lúc chờ bố mẹ đến đón, trong đó có cả loại quẩy trên”.

Hỏi về nguồn gốc số quẩy trên, chủ một quán ăn gần trường học cho biết, kẹo quẩy được sản xuất ngay trong làng nên đảm bảo chất lượng. Theo hướng dẫn của chủ quán, tôi tìm đến một cơ sở sản xuất tại thôn Đoàn Kết (La Phù). Cơ sở trên nằm sâu trong ngõ, ngay tại cửa đã bày la liệt các thùng nhựa tận dụng từ các thùng đựng sơn công nghiệp đựng đầy mỡ đen và chảo mỡ, dụng cụ nhào bột cáu bẩn.

Bước vào bên trong xưởng sản xuất kẹo quẩy trên, sàn nhà đen kịt, nồng nặc than pha mùi tinh bột chua, ở góc nhà là hàng chục bao tải bột mì chồng lên nhau, nhân viên sử dụng tay không để chế biến. Tại khu vực nấu, một bếp lò cỡ đại liên tục đỏ lửa từ những viên than tổ ong, phía trên đặt một chảo lớn, bên trong là dàu mỡ đã chuyển mùa nâu đen, nồng nặc mùi khét. Để quẩy chín đều, nhân viên tại cơ sở sử dụng 2 miếng kẹp giống như lồng quạt để dìm quẩy xuống ngập mỡ. Chủ cơ sở trên cho biết: “Mỗi mẻ quẩy mất khoảng 10 phút nhưng với những loại mỡ đã sử dụng lại nhiều lần thì chỉ vài phút đã cho ra đời những mẻ quẩy vàng bóng, giòn tan”.

keo hinh thoi son vua an vua phat sang. anh: q.tan.

Kẹo hình thỏi son vừa ăn vừa phát sáng. Ảnh: Q.TẤN.

 

Hỏi về nguồn gốc của loại mỡ trên, nhân viên cơ sở chỉ cho biết là do chủ nhà mua nên đảm bảo chất lượng nhưng tại khu vực lò nấu, nhiều can mỡ loại 5 lít không có nhãn mác được để la liệt. Chủ một nhà hàng tại Hà Nội cho biết: “Loại mỡ được các cơ sở cửa hàng bán lẻ, quán nhậu sử dụng để chiên, rán thực phẩm thường là những loại mỡ vụn, bèo nhèo được các cơ sở thu mua về rán lấy nước, rồi đóng vào bao tải, bán theo cân. Loại mỡ này được nhiều cửa hàng mua về sử dụng vì giá rẻ, khi rán thực phẩm nhanh vàng, đỡ tốn gas nhưng rất mất vệ sinh”.

Bánh kẹo gắn trên đồ chơi

Để né tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng, hiện nay thực phẩm không rõ nguồn gốc, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em còn được ngụy trang dưới dạng các loại đồ chơi. Theo khảo sát của phóng viên tại khu vực trường tiểu học Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), sản phẩm kẹo hình trứng khủng long được bày bán khá phổ biến, với mức giá 7.000 đồng/sản phẩm. Bên trong trứng khủng long có 1 túi kẹo 5 viên dạng bột màu trắng, không có nhãn mác, tên sản phẩm và thành phần; cùng một hình xăm dán và đồ chơi bằng nhựa. Thời gian qua, loại đồ chơi trên liên tục bị bắt giữ và được cơ quan chức năng cảnh báo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Gần đây nhất, ngày 31/3, tại khu vực cầu Vĩnh Tuy, thuộc địa bàn quận Long Biên (Hà Nội), Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Thanh Xuân phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 13 tiến hành kiểm tra xe ô tô tải loại 3,5 tấn, BKS 15C – 137.78 vận 89.000 loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc. Chủ số hàng hóa trên là ông Bùi Trọng Dũng (SN 1987, trú tại phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng) khai nhận số thực phẩm trên do Trung Quốc sản xuất, được mua gom tại khu vực giáp biên giới Việt - Trung, địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc và không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Nếu vận chuyển trót lọt số hàng trên về chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Dũng sẽ bán cho các đối tượng tiêu thụ ở các cổng trường học, phục vụ nhu cầu của các em học sinh.

keo ben trong trung khung long duoc ban pho bien tai cong cac truong hoc. anh: q.tan.

Kẹo bên trong trứng khủng long được bán phổ biến tại cổng các trường học. Ảnh: Q.TẤN.

 

Trước đó, ngày 10/12, Đội Chống buôn lậu - PC 46 - Công an TP. Hà Nội và Đội QLTT số 11 – Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện trên ô tô BKS 29C – 630.31, do ông Dương Văn Trường (SN 1986, trú tại Phú Thọ) là chủ hàng có chở 109 bao kiện bánh kẹo các loại, xuất xứ từ Trung Quốc. Đặc biệt, trong số bánh kẹo nhập lậu có 2 sản phẩm là: “Kẹo hình quả trứng Dianguandan” và “Kẹo hình thỏi son Permen lipstik” được thiết kế giống các loại đồ chơi trẻ em, hay được bày bán tại các cổng trường học.

Theo ghi nhận của phóng viên, kẹo hình thỏi son có thể phát sáng, phần kẹo có màu đỏ ở phía trên, có vị ngọt. Trẻ em có thể vừa bật đèn sáng, vừa ăn kẹo. Theo bà Phương Thanh Thúy – Công chức Đội Quản lý thị trường số 11: “Các sản phẩm này có rất nhiều yếu tố gây hại cho trẻ em, ví dụ trong kẹo hình quả trứng có những miếng dán xăm hình lên da rất độc hại. Do vậy, cơ quan chức năng khuyến cáo, phụ huynh nên kiểm soát kỹ việc mua đồ chơi cho trẻ, đặc biệt là ở cổng các trường học”.

Thực trạng trên cho thấy, thời gian qua dù cơ quan chức năng đã tăng cường đấu tranh, xóa bỏ những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc nhưng việc xử lý những cửa hàng bán lẻ đồ ăn, bánh kẹo cho trẻ em ngay tại cổng các trường học vẫn đang bị bỏ ngỏ. Quẩy ngọt, bánh kẹo vô danh vẫn đang âm thầm “đầu độc” trẻ em.
 

Theo Báo Hải Quan

Trở về

Bài cùng chuyên mục