tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Bà Mai Kiều Liên: Sữa tươi sản xuất trong nước mới đáp ứng 35% nhu cầu

  • Cập nhật : 10/08/2015

(Viet Nam)

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 5 năm qua số lượng bò sữa tăng trung bình 14% mỗi năm và đã đạt con số gần 230.000 con vào đầu năm 2015.

Ngày 6/8, Hiệp hội Sữa Việt Nam tổ chức Đại hội khóa II, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam khẳng định, Hiệp hội sữa tiến hành đại hội đại biểu khóa II để báo cáo tổng kết đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được, bàn phương hướng và giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

Mục tiêu của Hiệp hội là thúc đẩy công nghiệp chế biến sữa và chăn nuôi bò sữa tại VN sánh vai cùng khu vực về năng suất , chất lượng, giá thành để các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình theo hướng hiệu quả.

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 5 năm qua số lượng bò sữa tăng trung bình 14% mỗi năm và đã đạt con số gần 230.000 con vào đầu năm 2015. Sự tăng trưởng nhanh chóng của đàn bò sữa Việt Nam chứng tỏ có sự thúc đẩy và góp phần quan trọng của các DN chế biến sữa trong Hiệp hội.

Hiệp hội phấn đấu thực hiện mục tiêu chính của Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ Công thương đề ra.

Cụ thể, năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, sản lượng này tăng lên là 2,6 tỷ lít vào năm 2020 và 3,4 tỷ lít tới năm 2025; Tiêu thụ sữa đạt trung bình 21 lít/người/năm vào năm 2015, 27 lít/người năm 2020 và đạt 34 lít/người tới năm 2025.

Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít đáp ứng 35% nhu cầu tới năm 2015, 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.

Ví dụ về Vinamilk, doanh nghiệp đầu ngành sữa Việt Nam hiện nay, có tổng 120.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 650 tấn sữa bò tươi nguyên liệu. Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, bà Liên cho biết Vinamilk sẽ hướng tới xuất khẩu sữa tươi Việt Nam trong một vài năm tới.

Theo bà Liên, giá sữa thu mua nguyên liệu của VNM so với giá sữa thế giới cao hơn 20% và số lượng nông dân cao hơn 30%. Đến 2018, khi Việt Nam tham gia mọi cam kết thì sữa nhập khẩu vào Việt Nam giảm từ 3-5% còn 0%. Do đó, VNM sẽ cố gắng tăng năng suất cùng với người nông dân, kéo giá sữa bằng giá thế giới. 

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

Trở về

Bài cùng chuyên mục