Đối với các doanh nghiệp lớn, rất tiếc rằng các cân nhắc để bán doanh nghiệp lại thường không hẳn đến từ các yếu tố thị trường hay lợi nhuận, mà từ các vấn đề của thể chế và môi trường kinh doanh.

6 tháng đầu năm, Dược Hậu Giang và Imexpharm chỉ hoàn thành lần lượt 43% và 46,6% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm. Trong khi đó, Dược Hà Tây và Dược phẩm OPC hoàn thành hơn 81% và 56,3% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Dù vậy, cả 4 công ty vẫn duy trì được trạng thái tăng trưởng.
Hoạt động kinh doanh đồng loạt tăng trưởng
CTCP Dược Hậu Giang (mã DHG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2017. Theo đó, doanh thu thuần quý II đạt 925,7 tỷ đồng, tăng 5,7%; 6 tháng đạt 1.808 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận gộp quý II đạt 420,8 tỷ đồng, tăng 8,5%; 6 tháng đạt 816,5 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế quý II và 6 tháng lần lượt đạt 179,6 tỷ đồng và 352,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,07% và 4% so với cùng kỳ năm 2016.
Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 360 tỷ đồng, riêng quý II đạt 186 tỷ đồng, tăng 20%; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 6 tháng đạt 358,9 tỷ đồng. Năm 2017, DHG đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 820 tỷ đồng. Với kết quả trên, 6 tháng đầu năm DHG chỉ hoàn thành gần 43% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Dược Hậu Giang cho biết, công ty nhận được chính sách ưu đãi thuế TNDN tại Nhà máy mới dược phẩm – Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG) và Nhà máy mới bao bì (Công ty TNHH MTV In bao bì DHG). Tổng số tiền ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quý II/2017 đạt hơn 49 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ gần 23 tỷ đồng, qua đó tác động làm lợi nhuận sau thuế tăng mạnh.
Trong khi đó, CTCP Dược phẩm Hà Tây (mã DHT) cho biết quý II doanh thu thuần đạt 333,9 tỷ đồng, tăng 17,4%; lợi nhuận trước thuế đạt 19,1 tỷ đồng, tăng 43,3% so với quý II/2016.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 664,1 tỷ đồng, tăng 19,2%; lợi nhuận trước thuế đạt 36,6 tỷ đồng, tăng 49,4% so với 6 tháng đầu năm 2016. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng hợp nhất đạt 29,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 6 tháng đạt 27,8 tỷ đồng.Năm 2017, DHT đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 45 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm DHT đã hoàn thành hơn 81% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã IMP) cũng công bố báo cáo tài chính quý II/2017. Theo đó, trong quý II, doanh thu thuần đạt 275,8 tỷ đồng, tăng 16,7%; lợi nhuận gộp đạt 121,4 tỷ đồng, tăng 26%; lợi nhuận thuần đạt 42,7 tỷ đồng, tăng 73,6% và lợi nhuận sau thuế đạt 33,9 tỷ đồng, tăng 74,8% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng, IMP đạt 500 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16,6%; lợi nhuận trước thuế đạt 74,6 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 59,8 tỷ đồng, tăng hơn 47% so với cùng kỳ trước.
Năm 2017, IMP đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 160 tỷ đồng. Với kết quả nói trên, 6 tháng đầu năm, IMP hoàn thành 46,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Cùng trong nhóm tăng trưởng lợi nhuận cao, CTCP Dược phẩm OPC (mã OPC) cho biết, quý II doanh thu thuần hợp nhất đạt 208,8 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 20,9 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 489,8 tỷ đồng, tăng 29%; lợi nhuận trước thuế đạt 58 tỷ đồng, tăng 19%; lợi nhuận sau thuế đạt 45,5 tỷ đồng, tăng 19,3% so với 6 tháng đầu năm 2016.
Năm 2017, OPC đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 103 tỷ đồng. Như vậy, 6 tháng đầu năm OPC đã hoàn thành 56,3% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Lợi nhuận tăng nhờ doanh thu tăng và biên lợi nhuận cải thiện
Theo Dược Hà Tây, quý II lợi nhuận tăng mạnh nhờ doanh thu thuần tăng và tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu quý II/2017 đạt mức 14,5% so với cùng kỳ năm trước là 13,5%; thu nhập khác tăng gần 2 tỷ đồng.
Trong khi đó, Imexpharm cho biết, quý II doanh thu thuần tăng 16,7%; lợi nhuận sau thuế tăng 74,8% so với cùng kỳ năm trước là do công ty tiếp tục mở rộng thị trường, doanh số hàng IMP tăng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, IMP cơ cấu lại danh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao, tỷ trọng của hàng Imexpharm trong tổng doanh thu thuần tăng, nên lợi nhuận gộp tăng.
Hơn nữa, các khoản đầu tư tài chính có hiệu quả - nhận cổ tức, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi tốt làm doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh đã giúp cho lợi nhuận cuối cùng của IMP tăng mạnh.
Còn OPC cho rằng, lợi nhuận sau thuế tăng chủ yếu do doanh thu tăng và tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu giảm 2,91% so với cùng kỳ năm trước.
HỒNG QUÂN
Theo Bizlive.vn
Đối với các doanh nghiệp lớn, rất tiếc rằng các cân nhắc để bán doanh nghiệp lại thường không hẳn đến từ các yếu tố thị trường hay lợi nhuận, mà từ các vấn đề của thể chế và môi trường kinh doanh.
Cơ quan giám sát trực tuyến của Trung Quốc bắt đầu điều tra các báo cáo về nhiều vụ vi phạm tại các dịch vụ tin tức của 3 công ty trên.
Nửa đầu năm 2017, lợi nhuận sau thuế của DQC giảm 53% so với cùng kỳ, về mức 50,4 tỷ đồng.
Tại thời điểm ngày 30/6, tổng nợ của HAGL là 25.099 tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ USD, giảm 2.223 tỷ đồng so với đầu năm, thấp hơn dự đoán là 5.000 tỷ đồng.
Amazon có nhiều khả năng sẽ triển khai hàng loạt dịch vụ tại Singapore ngay trong tuần này.
Top 10 công ty có doanh thu lớn nhất thế giới năm qua ghi nhận 4 đại diện đến từ Mỹ và 3 đại diện đến từ Trung Quốc.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy EVN đang nợ đến 486.981 tỷ đồng. Nhưng đó chỉ là con số ghi nhận được vì cơ quan kiểm toán cho rằng "còn có khoản nợ tiềm tàng khác".
Việc Bách hóa Xanh bắt tay với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai phát triển chuỗi phân phối nông sản đặt ra câu hỏi: liệu hai đại gia này có đủ tiềm lực để hình thành thế lực mới “gây bão” thị trường bán lẻ nông sản?
Toàn bộ 161 cửa hàng 7-Eleven tại Indonesia sẽ bị ngưng hoạt động vào cuối tháng 6 này.
Dầu khí là ngành công nghiệp có thể thu về lợi nhuận khổng lồ, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu này tại các quốc gia toàn cầu vẫn không ngừng tăng lên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự