Rõ ràng trường kinh tế dạy bạn rất nhiều thứ - nhưng có những kiến thức, kỹ năng mà khi bắt đầu khởi nghiệp bạn mới thấy nó khác xa những gì mình được học.

Trường hợp Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vy tổ chức triển lãm, hội thảo tại Campuchia, Myanmar, Indonesia; ký hợp đồng ngắn hạn và dài hạn với người lao động nước sở tại thì thu nhập của cá nhân này do Công ty chi trả không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN tại Việt Nam.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển Lãm Minh Vy hoạt động tại Việt Nam, có tổ chức triển lãm quốc tế chuyên ngành và các hội thảo quốc tế trong và ngoài nước.
Khi tổ chức triển lãm, hội thảo tại nước ngoài, Công ty có ký hợp đồng theo hình thức ngắn hạn và dài hạn với người lao động nước sở tại (là cá nhân không cư trú tại Việt Nam) để thực hiện một số công việc như phiên dịch, tiếp tân, quay phim, chụp hình, khảo sát thị trường… tại các nước đó.
Các nước mà Công ty đang thực hiện gồm Campuchia, Myanmar, Indonesia,... Công ty đã chi trả thu nhập cho những lao động cộng tác, chi trả thuế TNCN cho Chính phủ nước sở tại theo chính sách thuế TNCN của nước này.
Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển Lãm Minh Vy muốn biết, trường hợp này Công ty có phải kê khai thuế TNCN cho những lao động này theo chính sách thuế Việt Nam không?
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Tại Điều 2, Điều 26 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 quy định:
“Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này”.
“Điều 26. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại Khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 20%.
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập”.
Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 16 của Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bang Myanmar về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập có quy định:
“1. Thể theo các quy định tại Điều 17, 19, 20, 21 và 22, các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, thì khi đó số tiền thù lao này có thể bị đánh thuế tại nước kia.
2. Mặc dù có những quy định tại Khoản 1, tiền thù lao do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất, nếu:
a) Người nhận tiền thù lao có mặt tại Nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm tài chính liên quan, và
b) Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền thù lao lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và
c) Số tiền thù lao không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia”.
Theo Khoản 1, Khoản 2, Điều 15 của Hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập có quy định:
“1. Thể theo các quy định tại Điều 16, 18, 19 và 20 các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công thực hiện như vậy, số tiền công trả cho lao động đó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Mặc dù có những quy định tại Khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:
a) Người nhận tiền công hiện có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 90 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng liên tục, và
b) Chủ lao động hay người đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và
c) Số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia”.
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vy tổ chức triển lãm và hội thảo tại các nước Campuchia, Myanmar, Indonesia có ký hợp đồng theo hình thức ngắn hạn và dài hạn với người lao động tại nước sở tại (là cá nhân không cư trú tại Việt Nam) để thực hiện một số công việc như phiên dịch, tiếp tân, quay phim, chụp hình, khảo sát thị trường… tại các nước đó thì thu nhập của cá nhân người lao động này do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vy chi trả không thuộc đối tượng chịu thuế TNCN tại Việt Nam.
Theo Chinhphu.vn
Rõ ràng trường kinh tế dạy bạn rất nhiều thứ - nhưng có những kiến thức, kỹ năng mà khi bắt đầu khởi nghiệp bạn mới thấy nó khác xa những gì mình được học.
Là một doanh nghiệp nhỏ, bạn có tin mình có thể tham gia vào chiến trường nơi mà những đại gia như Amazon, Microsoft hay Google đã “mỗi bên hùng cứ một phương”, thậm chí còn có thể giành phần thắng?
Bà Lưu Hồng Thủy (TP. Hồ Chí Minh) hỏi, trường hợp Công ty cổ phần có tài trợ các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho bệnh viện để làm nghiên cứu lâm sàng thì các sản phẩm này có phải lập hóa đơn không? Nếu có thì lập như thế nào?
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017, trong đó quy định 17 loại kinh doanh dịch vụ logistics.
Từ ngày 20/2/2018, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử…
Công ty của ông Phạm Đình Khoa (Quảng Nam) là công ty đầu tư nước ngoài, ký hợp đồng may gia công xuất khẩu với công ty mẹ tại Thái Lan và cần có chuyên gia của công ty mẹ sang hướng dẫn, đào tạo công nhân.
Trường hợp công việc tư vấn quản lý dự án của 1 đơn vị bao gồm cả việc lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn giám sát thì việc đơn vị này tham dự thầu gói thầu tư vấn giám sát vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 66086/CT-TNCN ngày 5/10/2016 của Cục thuế TP. Hà Nội đề nghị hướng dẫn vướng mắc về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với bảo hiểm sức khoẻ.
Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số 60582/CT-TTHT ngày 06/9/2017 của Cục Thuế TP. Hà Nội đề nghị hướng dẫn về việc khấu trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã nộp tại nước ngoài vào số thuế phải nộp tại Việt Nam theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế). Về vấn đề này, ngày 15/11/2017, Tổng cục Thuế có Công văn: 5269/TCT-HTQT hướng dẫn như sau:
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự