tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Năm giai đoạn trong xây dựng thương hiệu

  • Cập nhật : 25/10/2015

(Tin kinh te)

Các thương hiệu mạnh như Disney, Starbucks, Apple thường chiếm một vị trí ưu tiên độc nhất và bền vững trong tâm trí con người, nhưng làm thế nào để đạt được ngôi vị độc tôn trên và những yếu tố nào quy định sự khác biệt giữa các thương hiệu bình thường với một thương hiệu tầm cỡ như BMW?

Các thương hiệu hàng đầu có được thành công như ngày hôm nay là vì họ luôn nổi trội trong từng giai đoạn hoạt động của mình. Những nhà quản lý của các thương hiệu mạnh đã nhận thức được rằng một thương hiệu thành công không chỉ dựa vào một ý tưởng độc đáo và các biện pháp truyền thông tiếp thị sáng tạo. Họ nhận ra rằng hai yếu tố trên chỉ có thể giúp họ chạm đến ngưỡng cửa của khách hàng nhưng để giành được một vị trí nhất định trong từng gia đình, họ cần phải vượt qua các đối thủ khác trong việc mang đến cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp khi họ mua và sử dụng sản phẩm của mình. 

nam giai doan trong xay dung thuong hieu

Năm giai đoạn trong xây dựng thương hiệu

Tuy nhiên, đa phần các thương hiệu sớm dừng lại ở giới hạn của việc đi tìm cho mình một ý tưởng độc đáo và các biện pháp truyền thông tiếp thị sáng tạo. Và giờ là lúc các nhà quản lý thương hiệu cần phải chấn chỉnh cái nhìn của mình về việc phát triển thương hiệu và tập trung vào brand performance bên cạnh các hình thức tiếp thị.

5 giai đoạn trong vòng đời của thương hiệu (brand lifecycle)

Vòng đời thương hiệu có thể được chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những ảnh hưởng nhất thời và lâu dài đối với cách nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu và bất kỳ một sơ suất nào trong mỗi giai đoạn đều dẫn đến những hậu quả bất lợi cho thương hiệu.

Brand lifecycle bắt đầu từ brand definition và phát triển qua 4 giai đoạn trải nghiệm tiếp theo của khách hàng.

  1. Định nghĩa thương hiệu (The brand definition)
  2. Nhận biết thương hiệu (The Awareness Experience)
  3. Trãi nghiệm khi mua hàng (The Buying Experience)
  4. Trãi nghiệm khi sử dụng (The Using and Service Experience)
  5. Trãi nghiệm khi là thành viên (The Membership Experience)

Một số thương hiệu hoạt động tốt hơn các đối thủ khác ở một vài giai đoạn nhất định. Bên cạnh đó cũng có những thương hiệu không thể phát triển qua nổi một hoặc hai giai đoạn đầu.

Trước hết có hai điều cần được lưu ý về brand lifecycle. Thứ nhất, thương hiệu hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng. Từ đó các doanh nghiệp cần hiểu rằng họ không làm chủ thương hiệu mà chỉ là người đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần phải nhìn thương hiệu dưới góc nhìn của khách hàng. Thứ hai, các thương hiệu có thể đạt được những thành công khác nhau ở từng giai đoạn riêng biệt, nhưng tất cả đều thu hút được một số khách hàng nhất định từ giai đoạn thứ nhất cho đến thứ tư. Ngược lại, giai đoạn cuối cùng, membership experience, chỉ dành riêng cho thương hiệu nào tạo ra được một uy tín đáng nể đến mức các khách hàng xem thương hiệu này như một phần thiết yếu trong cuộc sống của họ. Nhưng trước khi đạt được thành tích này, các thương hiệu phải bắt đầu từ giai đoạn thứ nhất (định nghĩa thương hiệu).

(Theo Lantabrand.com)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Ba kỹ năng cần thiết của giám đốc nhãn hiệu1

    Ba kỹ năng cần thiết của giám đốc nhãn hiệu

    Bất cứ ai có trách nhiệm quản lý và xây dựng nhãn hiệu cần phải có các kỹ năng bắt buộc để xây dựng thương hiệu đi đúng hướng. Các kỹ năng đó là: sáng tạo (creative), thông minh (intelligent), đổi mới (innovative), dám nghĩ dám làm (venturesome), biết nuôi dưỡng, kỷ luật và có tinh thần dịch vụ.

  • Giá trị mang lại từ một thương hiệu mạnh2

    Giá trị mang lại từ một thương hiệu mạnh

    Tài sản thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự trung thành thương hiệu, sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu, các yếu tố sở hữu thương hiệu khác. Việc tạo dựng tài sản thương hiệu đòi hỏi thời gian, nổ lực và tiền bạc. Khi đã tạo được thương hiệu mạnh công ty có được rất nhiều lợi ích nhưng nếu không duy trì thì thương hiệu sẽ nhanh chóng bị mờ nhạt.

  • Liệu doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng thương hiệu lớn3

    Liệu doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng thương hiệu lớn

    Đối với các tập đoàn lớn, xây dựng nhãn hiệu thường được coi là công việc của các chuyên gia. Các nhà tư vấn, thiết kế, marketing thường được mời để tham gia vào việc hoạch định chiến lược nhãn hiệu cũng như họ có nguồn ngân sách đáng kể dành cho truyền thông. Vậy làm cách nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với vài nhân viên, ít tiền và không có nhiều thời gian có thể xây dựng nhãn hiệu của mình.

  • Tài sản thương hiệu 4

    Tài sản thương hiệu

    Tài sản thương hiệu bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang đến cho những người liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng đồng…). Những giá trị này sẽ được cộng vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm để gia tăng giá trị đối với những người liên quan. Những thành tố cấu thành tài sản thương hiệu này phải được kết nối với biểu tượng, logo của công ty hoặc sản phẩm. 

  • Các nguyên tắc giúp quản lý tốt thương hiệu5

    Các nguyên tắc giúp quản lý tốt thương hiệu

    Một vài nguyên tắc được đưa ra dưới đây là những sự thật bất biến từ xưa đến nay và có thể được áp dụng trong xây dựng thương hiệu cho mọi tập đoàn, dịch vụ và sản phẩm, một vài nguyên tắc có thể đựơc áp dụng đặc biệt cho một loại thương hiệu nào đó.

  • Thương hiệu trong vai trò tài sản kinh doanh6

    Thương hiệu trong vai trò tài sản kinh doanh

    Đối với các doanh nghiệp, việc sở hữu một thương hiệu mạnh có giá trị rất lớn. Một thương hiệu giữ đúng cam kết của mình sẽ thu hút được nhiều khách hàng trung thành và các nhà sở hữu sẽ có thể dễ dàng tiên đoán được mức lợi nhuận thu được, từ đó họ có thể vững tâm hoạch định và quản lý sự phát triển kinh doanh.

  • Danh tiếng trong xây dựng thương hiệu7

    Danh tiếng trong xây dựng thương hiệu

    Trong kinh doanh, mỗi công ty đều có điểm nổi bật riêng và những người tiếp xúc với bạn sẽ đánh giá công ty theo cách riêng của họ ngay cả việc họ chưa hợp tác làm ăn với bạn lần nào. Thách thức ở đây là làm sao giữ được điểm nổi bật của bạn để tất cả mọi người đều có cách nhìn hoàn toàn tích cực. Đó là lý do tại sao chúng ta nên xây dựng thương hiệu để bước qua thách thức này

  • Tác động của quản lý nhân sự tới hình ảnh thương hiệu8

    Tác động của quản lý nhân sự tới hình ảnh thương hiệu

    Bất kỳ một nhà quản lý có tự trọng nào cũng sẽ nói với người khác rằng danh tiếng của công ty về mặt nhân sự có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Điển hình là họ sẽ tiếp tục nói về tầm quan trọng của “tên tuổi người quản lý” đối với việc thu hút, giữ chân và khuyến khích đội ngũ nhân viên giỏi.

  • “Tiếp thị” và “Xây dựng thương hiệu” – Hiểu như thế nào???9

    “Tiếp thị” và “Xây dựng thương hiệu” – Hiểu như thế nào???

    Xây dựng thương hiệu và tiếp thị gần giống như những công cụ kinh doanh, gần giống đến nỗi chúng thường bị lẫn lộn vào nhau. Nếu bạn có thể giữ cho cái đầu của mình sáng suốt trong cái mớ hỗn độn này, bạn sẽ xây dựng được thương hiệu.

  • Lột tả thương hiệu từ bên trong10

    Lột tả thương hiệu từ bên trong

    Đừng ngần ngại khi phải thuyết phục một ai đó xa lạ đang đi trên đường hiểu rõ thương hiệu của bạn, kể cả những nhân viên làm việc trong công ty? Họ có hiểu chiến lược nấp sau thương hiệu kia không? Có ai nhận ra tiếng nói thương hiệu của bạn không? Nếu thương hiệu không được thấu hiểu, nhất quyết nhiệm vụ của công ty là phải lột tả được nó từ bên trong.