tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Hướng dẫn cách trả lời thư mời nhận việc cho từng trường hợp

  • Cập nhật : 11/10/2022

Nếu bạn vừa mới trúng tuyển vào công việc mới nhưng chưa biết cách trả lời thư mời nhận việc chuẩn và chuyên nghiệp cho từng trường hợp thì hãy tham khảo ngay nội dung sau đây.

Khi bạn đồng ý với những điều khoản đưa ra

Bạn có thể viết email trả lời nhận việc cho các công ty tuyển dụng ở Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM… khi đồng ý với những điều khoản họ đưa ra theo hình thức như sau:

Tiêu đề: Email đồng ý nhận việc [tên vị trí công việc - tên ứng viên]

Kính gửi: [Bộ phận nhân sự công ty A hoặc Ông/bà]

Lời mở đầu: thể hiện sự biết ơn [Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty vì đã cho tôi cơ hội được làm việc tại vị trí ứng tuyển ...]

Nội dung chính: tại đây bạn có thể thể hiện mong muốn được phát triển lâu dài với công việc, mang đến nhiều cống hiến cho công ty. Từ đó giúp công ty cải thiện doanh thu, gây ấn tượng với đại bộ phận khách hàng, mở rộng thị phần,... Tiếp đến, bạn nên đề cập đến thời gian bắt đầu làm việc, mức lương cùng các thỏa thuận,... đã có trong thư mời nhận việc để xác nhận những thông tin đó một lần nữa.

Kết thư: bạn nên xác nhận thêm một số giấy tờ, hồ sơ cần thiết trong quá trình chuẩn bị nhận việc để có thể thực hiện cho kịp thời gian. Cuối thư bạn có thể cung cấp thêm thông tin cá nhân để nhà tuyển dụng dễ liên hệ khi cần thiết.

Khi bạn muốn thương lượng về thời gian làm việc

Với cách trả lời thư mời nhận việc, trong đó bạn muốn thương lượng về thời gian bắt đầu công việc hoặc bất cứ yếu tố nào khác cũng sẽ có hình thức tương tự như trên: Tiêu đề - Kính gửi – Lời mở đầu (cảm ơn) – Nội dung chính – Lời kết. Phần khác nhau ở đây chính là nội dung thư, bạn cần phải làm nổi bật vấn đề cần thương lượng. Cụ thể nếu bạn cần thương lượng về thời gian làm việc, có thể đề cập đến lý do tại sao bạn cần dời ngày làm việc sớm hơn hoặc muộn hơn (lý do cá nhân, việc gia đình, việc ở công ty cũ,...) để công ty hiểu rõ và xác nhận lại xem có thể điều chỉnh hay không. Trong một số trường hợp bạn muốn dời ngày làm việc khá xa, công ty đang cần người sẽ không chấp nhận điều này và họ có thể thuê nhân sự khác.

Khi bạn muốn thương lượng về lương và thưởng

Mức lương thưởng thường sẽ được thương lượng trong quá trình phỏng vấn tuy nhiên, ở một số trường hợp thì con số đưa ra trong thư mời làm việc có thể không đúng với những gì 2 bên đã thương lượng trong phỏng vấn, thường là thấp hơn. Chính vì thế, bạn có thể viết thư trả lời nhận việc với mức lương/thưởng mong muốn. Chẳng hạn như: [Tôi có mong muốn được hưởng mức lương … cộng với thưởng với những lý do…] hoặc [Tôi nghĩ lương/thưởng trong khoảng thời gian thử việc là… sẽ hợp lý, nếu công ty chấp nhận đề nghị này thì có thể bắt đầu làm việc vào thời gian …].

Khi bạn muốn thương lượng về các chế độ

Các chế độ đãi ngộ trong công ty thường đã được tính toán phù hợp với các điều kiện công ty cũng như nhân viên. Do vậy nên việc thương lượng yếu tố này được coi là tương đối khó, tuy nhiên cũng không hẳn là không thể. Trong trường hợp này, bạn có thể bắt đầu như sau:  

Tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty vì đã cho tôi cơ hội được làm việc tại vị trí ứng tuyển… Tuy nhiên, tôi muốn thảo luận thêm về các chế độ liên quan trước khi đồng ý lời đề nghị. Cụ thể tôi mong muốn [được thêm ngày nghỉ sau 1 năm làm việc, chế độ bảo hiểm cho gia đình, chế độ đi du lịch/tu nghiệp]... Tất cả những vấn đề này tùy theo mong muốn của bạn nên có thể cân nhắc sao cho hợp lý nhất.

Khi bạn muốn thương lượng về các vấn đề khác trong hợp đồng

Ngoài các vấn đề trên, nhiều ứng viên cũng có thể không hoàn toàn đồng ý với một số vấn đề khác theo như thông báo của công ty. Và khi trả lời thư mời nhận việc, bạn hoàn toàn có thể đề cập đến điều đó và thương lượng với nhà tuyển dụng trước khi đi đến được quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, thông thường những ứng viên đậu phỏng vấn sẽ ít deal các vấn đề khác vì họ cảm thấy “đủ” và không muốn đòi hỏi thêm. Song, nếu như đó là một yêu cầu hợp lý như KPI, mức độ đánh giá công việc, đề xuất các máy móc hay ứng dụng phục vụ cho công việc.

Sau khi gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành sự ưu tiên, bạn hãy đưa ra các đề xuất của mình kèm theo lí do thuyết phục, ví dụ như năng suất sẽ tăng lên ra sao nếu được đáp ứng các công cụ mà bạn mong muốn.

Mong rằng hướng dẫn trên đây về cách trả lời thư mời nhận việc cho từng trường hợp đã giúp bạn biết cách thực hiện sao cho chuẩn nhất. Mọi thông tin, bài viết liên quan đến chủ đề việc làm, tuyển dụng sẽ được cập nhật thường xuyên tại website Careerlink.vn, hãy truy cập để sớm có được thông tin hữu ích nhé.

Pha Lê

Trở về

Bài cùng chuyên mục