Internet không phải là độc quyền của một mình doanh nghiệp nào cả. Để biến nó thành lợi thế cạnh tranh của mình đòi hỏi bạn phải nắm vững về cách xây dựng cũng như cách hoạt động của nó và cái nhìn của khách hàng đối với nó.

Không phải người giàu sinh ra đã có “tư duy giàu có” mà đây là quá trình học hỏi, lựa chọn cách suy nghĩ và hành động theo đó.
Trong cuốn "Bí mật tư duy triệu phú", tác giả T. Harv Eker - triệu phú tự thân - đã chỉ rõ những lựa chọn khác nhau về quan điểm sống giữa người giàu và người nghèo.
Dưới đây là 11 điều người giàu lựa chọn trong khi người nghèo lại không.
1. Kiểm soát sự thành công
Người giàu tin rằng "Tôi làm nên cuộc đời tôi", trong khi những người khác lại cho rằng "Cuộc sống của tôi chỉ có vậy. Số phận đã an bài”.
Bạn phải biết kiểm soát đời sống tài chính của mình. Bạn phải tin rằng chính bạn là người tạo nên vận mệnh, thành công, đẳng cấp và tiền tài cho mình. Nhận thức được điều này hay không, chỉ có bạn là người biết rõ.
2. Nghĩ lớn
Nếu không phải là chính bạn, thì ai đây? Đó là cách suy nghĩ của người giàu. Nghĩ lớn và làm lớn sẽ giúp mang lại cả cuộc sống ý nghĩa và tiền bạc.
Hầu hết mọi người đều chỉ có những suy nghĩ nho nhỏ. Vì sao vậy? Thứ nhất là vì sợ hãi. Ai cũng sợ thất bại và thậm chí sợ luôn cả thành công. Thứ hai là vì mọi người có suy nghĩ nhỏ vì họ tự cảm thấy mình nhỏ bé. Họ cảm thấy họ vô dụng. Họ không cảm thấy họ đủ vĩ đại hoặc quan trọng để tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời.
3. Cam kết phải giàu có
Thay vì chỉ muốn giàu có, người giàu luôn có ý thức và cam kết phải giàu có.
Làm giàu cần sự tập trung, lòng can đảm, kiến thức, hiểu biết, 100% nỗ lực, thái độ không bao giờ từ bỏ và tất nhiên một tư duy giàu có. Nếu không toàn tâm toàn ý cam kết tạo nên sự giàu có, bạn sẽ không thể làm được.
Người giàu có thể thành công vì họ có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng: Lý do số một khiến người ta không đạt được điều mình muốn là họ chẳng biết mình muốn gì. Người giàu thì khác, họ biết rõ mình cần sự giàu có. Và mong muốn này không thể bị lung lay… Họ sẽ làm tất cả những gì trong phạm vi đạo đức và pháp luật để đạt được.
4. Tập trung vào cơ hội
Thay vì chỉ nhìn thấy khó khăn như hầu hết mọi người, người giàu biết tập trung và tận dụng cơ hội.
Người giàu luôn nhìn thấy sự tăng trưởng tiềm năng, trong khi người nghèo chỉ thấy nguy cơ thua lỗ. Người giàu tập trung vào thành quả, còn người nghèo tập trung vào rủi ro.
5. Chiến đấu để chiến thắng
Trong khi người giàu chọn cách chơi để chiến thắng, hầu hết mọi người lại chọn cách chơi để không thua. Mục tiêu của người giàu là sự thịnh vượng. Không phải chỉ là chút tiền, mà phải là nhiều tiền.
Nếu mục tiêu của bạn chỉ đơn giản là được sống thoải mái, đủ ăn, bạn sẽ chẳng bao giờ giàu được. Nếu bạn chỉ muốn kiếm vừa đủ, bạn sẽ chỉ nhận được từng ấy mà thôi, không hơn.
6. Giao thiệp với những người giàu
Người giàu thường giao thiệp với những người thậm chí giàu có hơn họ.
Người thành công luôn coi thành công của người khác là động lực. Họ xem những người thành công khác là hình mẫu để học hỏi. Họ tự nói với mình rằng nếu người khác làm được thì mình cũng làm được.
Thay vì ghen tỵ với những người thàn công khác, họ tỏ ra biết ơn những người ngày và tự vạch ra kế hoạch để gặt hái điều tương tự. Cách nhanh chóng và dễ dàng nhất là học theo cách mà những người giàu khác kiếm tiền.
7. Không khuất phục trước khó khăn
Bí quyết đến thành công là đừng cố trốn tránh những khó khăn; bí quyết là hãy tự hoàn thiện bản thân để đánh bại chúng. Con đường đi đến sự giàu có, thịnh vượng luôn đầy cạm bẫy và chông gai và đó là lý do tại sao hầu hết mọi người đều không muốn dấn thân vào. Họ không muốn những rắc rối, những tình cảnh đau đầu và gánh trách nhiệm. Nói tóm lại, họ không muốn đương đầu với khó khăn.
Thay vì chỉ chăm chăm tập trung vào khó khăn, người cực kỳ thành công sẽ tập trung vào mục tiêu của họ.
8. Tập trung vào giá trị tài sản ròng
Thước đo đích thực của sự giàu có là tài sản ròng, không phải là thu nhập.
Tài sản ròng là giá trị tài chính của tất cả nhưng gì bạn có. Đó là thước đo cuối cùng của sự giàu có, bởi khi cần, chúng có thể quy đổi ra tiền.
9. Chọn cách trả công theo hiệu suất
Người giàu không bao giờ đặt ra mức trần đối với thu nhập của họ và cũng không chọn cách trả công theo thời gian.
Người giàu thích được trả công theo hiệu suất công việc, nếu không phải tất cả, thì cũng là một phần. Họ tự điều hành việc kinh doanh và kiếm thu nhập từ lợi nhuận. Người giàu làm việc để nhận tiền hoa hồng hoặc phần trăm doanh số, thay vì một mức lương cố định.
10. Quản lý tiền bạc
Người giàu không hề thông minh hơn người nghèo. Họ chỉ có thói quen tiền bạc khác biệt và thông minh hơn mà thôi. Sự khác biệt lớn nhất giữa thành công và thất bại trong tài chính là cách quản lý tiền bạc. Đơn giản là bạn phải làm chủ được tiền của mình.
Người bình thường không làm chủ được tiền bạc là do họ nghĩ không có đủ tiền để làm chủ. Chừng nào bạn chưa biết cách tận dụng những gì mình có, bạn sẽ không thể đạt được thêm điều gì cả. Thói quen quản lý tiền bạc còn quan trọng hơn số tiền bạn có.
11. Không ngừng học hỏi và phát triển
Người giàu học cách để thành công từ những người giàu có và thành công hơn họ. Họ vẫn tiếp tục học kể cả sau khi đã thành công rực rỡ.
Ngay cả người thành công nhất cũng từng là kẻ tay trắng. Không ai mới sinh ra đã có tài năng tài chính và biết cách kiếm tiền. Người giàu học cách thành công trong cuộc chơi tiền bạc, và bạn cũng có thể làm điều tương tự. Thành công là một kỹ năng hoàn toàn có thể học hỏi.
Internet không phải là độc quyền của một mình doanh nghiệp nào cả. Để biến nó thành lợi thế cạnh tranh của mình đòi hỏi bạn phải nắm vững về cách xây dựng cũng như cách hoạt động của nó và cái nhìn của khách hàng đối với nó.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nói chung cũng như của mạng Internet nói riêng đã đem lại những ứng dụng to lớn trong các lĩnh vực kinh doanh; đặc biệt là trong công tác marketing và xây dựng thương hiệu. Lơi ích của marketing trực tuyến là rất đa dạng, nhưng thể hiện rõ nhất trong 4 điểm chính sau:
Những kiến thức về thương hiệu trước đây dường như đã không còn phù hợp trong thời đại mà Internet đã thay đổi mọi thứ. 4 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu sẽ cho chúng ta biết lý do tại sao và làm cách nào.
Những kiến thức về thương hiệu trước đây dường như đã không còn phù hợp trong thời đại mà Internet đã thay đổi mọi thứ. 4 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu sẽ cho chúng ta biết lý do tại sao và làm cách nào.
Nhờ vào các cửa hàng, các trang web giới thiệu sản phẩm, các hệ thống phân phối rộng rãi, các nhà kinh doanh mới có thể làm cho sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng và thúc đẩy doanh thu.
Một thương hiệu mạnh luôn có những chương trình tưởng thưởng cho những khách hàng trung thành và khuyến khích họ tiếp tục duy trì điều đó. Tuy nhiên, cần thiết phải xem xét rất nhiều chiến lược khác nhau khi áp dụng cho các chương trình khách hàng trung thành và đâu là chương trình phù hợp nhất.
PR (Quan hệ cộng đồng) tuy tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc thuê nhân viên tiếp thị mang thông tin sản phẩm tới tận từng khách hàng.
Đã có thời gian trước đây không lâu, các công ty muốn kinh doanh hòan toàn chỉ cần tuân theo những lời khuyên của các nhà đầu tư và các chuyên gia tư vấn. Nhưng ngày nay, muốn thành công, bạn phải cộng tác với người đóng góp nhiều nhất – khách hàng của bạn.
Bạn nhận được điện thoại từ một công ty tầm cỡ. Hội đồng quản trị của công ty đã quyết định thuê bạn để xây dựng chiến lược thương hiệu cho công ty. Bạn chỉ có 2 tuần để hoạch định tương lai cho thương hiệu của bạn. Hãy đưa ra những quyết định đúng nhất thì mới có cơ may thành công, còn ngược lại thì …
Bạn nhận được điện thoại từ một công ty tầm cỡ. Hội đồng quản trị của công ty đã quyết định thuê bạn để xây dựng chiến lược thương hiệu cho công ty. Bạn chỉ có 2 tuần để hoạch định tương lai cho thương hiệu của bạn. Hãy đưa ra những quyết định đúng nhất thì mới có cơ may thành công, còn ngược lại thì …
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự