AB InBev có khả năng sáp nhập với SABMiller khi mà thị trường của các thương hiệu bia lớn đang đi ngang.

Ông lớn ngành sữa tích cực tham gia các hội chợ quảng bá sản phẩm nhằm tìm hiểu thị trường Nga, tìm kiếm đối tác phân phối để thúc đẩy xúc tiến thương mại.
Từ ngày 12/11 đến 12/12, Vinamilk cùng một số doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ - bán hàng "Hàng Việt Nam chất lượng cao Mátxcơva 2015" tại trung tâm thương mại thuộc Tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Mátxcơva (Thủ đô Mátxcơva, Liên bang Nga).
Đại diện Vinamilk giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng Nga. Vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam và là thương hiệu sữa duy nhất trong ngành sữa Việt Nam 4 lần liên tiếp đươc Chính phủ vinh danh Thương hiệu Quốc gia.
Tại hội chợ, công ty giới thiệu gian hàng hơn 100m2 trưng bày các dòng sản phẩm dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng. Đây là các sản phẩm gắn liền với những nhãn hiệu được ưa chuộng tại Việt Nam hiện nay như sữa nước, sữa chua, sữa đặc Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, sữa bột Dielac, nước ép trái cây Vfresh, kem, sữa đậu nành Goldsoy…
Với kinh nghiệm xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia trong đó có thị trường châu Âu, ngay trước thời điểm diễn ra hội chợ, Vinamilk đã có những bước đi đầu tiên nhằm tiến vào thị trường Nga với các lô hàng xuất vào thành phố St Petersbur. Từ các phản hồi tích cực của thị trường châu Âu và Nga, dự kiến trong thời gian tới Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển và mở rộng hoạt động ở các quốc gia này.
Các kế hoạch đầu tư và kinh doanh quốc tế tại đây sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu doanh số 3 tỷ USD và vào top 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới của Vinamilk. Vì vậy, doanh nghiệp tham gia hội chợ lần này không chỉ để nắm bắt cơ hội mở rộng thị trường mà còn tìm kiếm những đối tác phân phối tiềm năng để hợp tác, thâm nhập vào Nga. Ngoài việc tham dự hội chợ, đại diện Vinamilk còn tham gia các hoạt động, hội thảo xúc tiến thương mại bên lề chương trình.
Ông Nguyễn Thanh Sơn - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga và ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công thương tham quan gian hàng Vinamilk.
CEO và nhiều cán bộ quản lý cấp cao của công ty được đào tạo bài bản về ngành sữa tại Nga và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành sữa Việt Nam những năm qua. Hàng năm công ty đều tuyển chọn các sinh viên xuất sắc của các trường đại học trong nước đưa đi đào tạo chuyên ngành sữa ở Nga để về làm việc tại Vinamilk.
Hiện tại, Vinamilk chiếm khoảng 53% thị phần ngành hàng sữa nước, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc toàn quốc. Sản phẩm có mặt tại hơn 212.000 điểm bán lẻ, 100 cửa hàng giới thiệu sản phẩm của chính công ty và 650 siêu thị trên toàn quốc.
Doanh thu thuần quý III/2015 của Vinamilk đạt 10.549 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận gộp của 9 tháng đầu năm 2015 đạt 5.877 tỷ đồng, tăng 35,4% so với cùng kỳ nhờ việc thay đổi cơ cấu nhóm sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam trong danh sách 50 thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam do hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance(Anh) vừa công bố vào đầu tháng 10 vừa qua.
Tại hội chợ, Vinamilk tổ chức cho khách tham quan dùng thử sản phẩm và bước đầu chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Nga, đặc biệt với các loại sữa nước, sữa đậu nành, nước giải khát.
Trong 2 năm (2013-2014), Vinamilk đã đưa vào hoạt động thêm 2 nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng. Công ty cũng đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy ở Campuchia, mở công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Không chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng, trong đó nổi bật là chương trình "Sữa học đường", quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam", quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam".
AB InBev có khả năng sáp nhập với SABMiller khi mà thị trường của các thương hiệu bia lớn đang đi ngang.
Chủ trương bán vốn Nhà nước ở hàng loạt DN lớn như Vinamilk, FPT… nhận được sự ủng hộ của dư luận. Song, vẫn có ý kiến băn khoăn liệu những thương hiệu Việt, vốn ít ỏi, có rơi vào tay nước ngoài nếu nhà đầu tư “ngoại” tham gia mua trọn phần vốn Nhà nước.
Mức độ cạnh tranh trong thu hút FDI từ một số quốc gia trong khu vực ngày càng gia tăng. Các “ông lớn” có thể chuyển sang nước khác khi thời gian ưu đãi đầu tư tại Việt Nam kết thúc.
Nhiều con số luôn xuất hiện bên cạnh các thương hiệu lớn, như nước hoa Chanel No. 5, nước giải khát 7Up, siêu xe Porsche 911...
Ông Nguyễn Đức Tài cho rằng, so với kinh doanh điện máy thì kinh doanh thực phẩm bản chất vẫn là bán lẻ, chỉ sản phẩm là khác nhau.
Theo TS. Trần Đình Thiên, với thương hiệu mang tầm quốc gia như Vinamilk khi bán không chỉ nằm ở vấn đề giá cả, điều quan trọng là quyền điều hành thuộc về ai, sản phẩm thương hiệu đấy có mất đi không.
Vừa vươn lên vị trí số 1 thế giới cách đây vài tháng, Volkswagen đã nhanh chóng rơi xuống vực thẳm, chỉ vì để cho tham vọng lấn át sự trung thực.
Đem sản phẩm "mới toanh" vào Việt Nam, khi người tiêu dùng chưa biết nhiều về công dụng cũng như chưa có thói quen sử dụng các hộp nhựa cao cấp, giá thành lại cao, với Chun Hae Woo là một thử thách vô cùng lớn.
Ít ai biết khởi nguồn của Toyota lại xuất phát từ một công ty dệt thuộc dòng họ Toyoda tại Nhật Bản.
PepsiCo và CocaCola đang nắm giữ vị trí là 2 tập đoàn lớn nhất trong ngành đồ uống không cồn. CocaCola có vốn thị trường là 186 tỷ USD và PepsiCo là 147 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự