Con trai loại bố ra khỏi công ty, anh chị kiện em đòi chia tài sản hay cha con bất đồng quan điểm quản trị là những scandal đình đám trong lòng các đế chế kinh doanh châu Á.

Phía sau bản hợp đồng mới ký kết giữa Vietjet Air và Boeing là bức tranh sinh động đầy phức tạp của thị trường hàng không giá rẻ châu Á.
Mỏ vàng của nhà sản xuất
Đơn hàng đặt mua 100 máy bay Boeing 737 Max từ phía Vietjet Air không chỉ là “hợp đồng hàng không dân dụng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam” như thông cáo từ phía Vietjet Air mà còn là một trong những hợp đồng lớn nhất của các hãng hàng không giá rẻ Đông Nam Á trong những năm qua, sau đơn hàng khổng lồ trị giá 22,4 tỷ USD mà Lion Air (Indonesia) ký với Boeing năm 2011 để mua 201 máy bay Boeing 737 Max và 29 máy bay 737-900.
Nói về đơn hàng lịch sử của Vietjet, Brendan Sobie, một chuyên gia phân tích hàng không tại Singapore, nhận xét trên Bloomberg: “Họ (Vietjet) đang chứng tỏ là cực kỳ tham vọng”.
Nhưng, đặt trong bối cảnh thị trường hàng không giá rẻ ở Đông Nam Á, những bước đi mạnh mẽ như của Vietjet Air không phải hiếm. Đông Nam Á đang trở thành thị trường trung tâm mới của hàng không giá rẻ.
Từ năm 2009, các hãng hàng không giá rẻ trong khu vực đều theo đuổi những kế hoạch phát triển khổng lồ. Lion Air, như đã nói ở trên, dự kiến sẽ mở rộng đội bay của mình lên 450 chiếc, Air Asia (Malaysia) đặt kế hoạch có 382 chiếc và Vietjet Air, sau các đơn hàng vừa ký với Boeing và Airbus năm ngoái, dự kiến sẽ có đội bay 200 chiếc vào cuối năm 2023.
Để hình dung, vào thời điểm tháng 1-2016, tổng số máy bay của các hãng hàng không giá rẻ Đông Nam Á đang có là 609 chiếc nhưng tổng số trong đơn hàng mà các hãng này đã ký kết với Boeing hay Airbus gấp đôi con số đó: 1.137 chiếc.
Những hợp đồng khổng lồ làm hài lòng nhiều bên. Với Boeing, hợp đồng vừa ký với Vietjet Air giúp tập đoàn khổng lồ của Mỹ vượt qua con số kỳ vọng 3.000 đơn hàng cho loại máy bay 737 Max thân hẹp vốn được thiết kế tối ưu cho hàng không giá rẻ (tăng từ 160 lên 200 ghế, giảm 20% lượng nhiên liệu tiêu thụ). Hiện con số đặt hàng với Boeing là 3.080 chiếc, một thành công không nhỏ dù vẫn kém xa đối thủ lớn nhất là Airbus với loại máy bay A320 Neo (4.515 đơn hàng).
Nó cũng làm hài lòng cả những ai lạc quan về triển vọng thị trường. Tăng trưởng thị trường hàng không Châu Á-Thái Bình Dương hàng năm hiện ở mức 9,5%, theo con số của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA). Và vì thế, về dài hạn, các nhà sản xuất máy bay vẫn đầy hy vọng vào khu vực: Boeing dự đoán trong 20 năm tới, tổng số máy bay đặt mua từ các hãng hàng không khu vực có thể lên tới 12.810 chiếc, trị giá khoảng 2.000 tỷ USD. Đó thực sự là một mỏ vàng.
Nguy cơ bong bóng
Tuy nhiên, không phải là không có những dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ bong bóng. Tăng trưởng khách hàng của các hãng hàng không giá rẻ Đông Nam Á trong vài năm qua đang chậm lại: năm 2013 là 30%, 2014 là 14% và đến năm 2015, lượng khách sử dụng hàng không giá rẻ chỉ tăng 9%. Tại Triển lãm hàng không Singapore đầu năm nay, đơn đặt hàng từ các hãng giá rẻ giảm đến 75% so với cách đây 2 năm.
Ngay cả với người khổng lồ khu vực trong hàng không giá rẻ là Air Asia, các chỉ số cũng không mấy lạc quan: chỉ có đội bay Thái Lan và Malaysia mang lại lợi nhuận trong năm 2015.
Ông chủ nổi tiếng Tony Fernandes, vì thế, đã phải cắt giảm đội ngũ ở Philippines, Indonesia và đội bay của Air Asia sẽ chỉ bổ sung thêm 10 máy bay mới trong năm 2016.
Nguyên nhân đến từ nhiều phía. Tình hình kinh tế không sáng sủa của Trung Quốc tác động không nhỏ đến các đường bay đến và đi từ quốc gia này và các hãng hàng không quốc gia truyền thống (như Malaysia Airlines, Thai Airways…) cũng bắt đầu thay đổi mạnh mẽ để cạnh tranh quyết liệt hơn.
Tất cả những điều này khiến nguy cơ nổ bong bóng, hay chí ít là dư thừa năng lực phục vụ, thêm rõ ràng hơn.
Trong báo cáo 2015, hãng chuyên cho thuê máy bay Aircastle đã phải cảnh báo về việc dư thừa năng lực do các hãng theo đuổi những đơn hàng khổng lồ. CAPA, trung tâm phân tích hàng không có trụ sở ở Australia, hồi tháng 1 vừa qua cũng đưa ra nhận định rằng “cần phải lo ngại về việc dư thừa năng lực và việc xem xét đánh giá lại là cần thiết để đạt một biên độ tăng trưởng hợp lý”.
Những cảnh báo này dĩ nhiên là hướng tới các hãng hàng không còn với hai nhà sản xuất khổng lồ Boeing và Airbus, lo ngại nằm ở việc khác. “Nhiều người cứ nói là chúng ta đang phát triển bong bóng nhưng trên thực tế, điều duy nhất khiến chúng tôi lo lắng là năng lực giao đủ các máy bay mà các khách hàng của chúng tôi đã đặt” – John Leahy, Giám đốc thương mại của Airbus phát biểu đầy tự tin hồi tháng 2/2016 tại Triển lãm hàng không Singapore.
Hai gã khổng lồ Airbus và Boeing đúng là không có gì phải lo: tổng số đơn hàng của cả hai hiện lên tới 12.446 máy bay.
Theo Quang Dũng - TBKTSG
Con trai loại bố ra khỏi công ty, anh chị kiện em đòi chia tài sản hay cha con bất đồng quan điểm quản trị là những scandal đình đám trong lòng các đế chế kinh doanh châu Á.
Các công ty giao nhận hàng thương mại điện tử vẫn bị đồn đoán đang đạt lợi nhuận âm trong 2, 3 năm đầu tiên, với mức "đốt tiền" khá khủng.
Thương hiệu bia lớn nhất Thái Lan là ThaiBev đã liên tục đăng ký mua cổ phần tại Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
Nhiều nhà đầu tư ngoại đang mong ngóng được “rót vốn” vào Tổng công ty Viễn thông MobiFone – mạng di động sau “năm lần bẩy lượt lỡ hẹn” sẽ được tiến hành cổ phần hóa trong năm 2016.
Suýt soán ngôi vương của Trà xanh 0 độ nhưng chưa kịp ăn mừng, URC cũng dẵm vào vết xe đổ của người tiền nhiệm.
Dưới thời CEO Art Peck, Gap vẫn là một nhãn hàng hấp dẫn, nhưng sẽ phải tìm cách tạo nên sự khác biệt trong một thị trường đã quá đông đúc.
Theo luật, việc kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc bí mật khi chưa có kết luận chính thức.
Đã qua rồi cái thời hàng Trung Quốc chỉ đồng nghĩa với giá rẻ và chất lượng thấp.
Bài toán “tăng tốc đầu tư để thực hiện chiến lược trở thành nhóm doanh nghiệp hàng đầu về hạ tầng tại Việt Nam vào năm 2020, nhưng vẫn phải đảm bảo cổ tức cho những cổ đông trung thành” đang được HĐQT và Ban lãnh đạo Công ty cổ phần FECON (mã FCN) hóa giải một cách khéo léo.
Mô hình kinh doanh kiểu liên kết với cộng tác viên online đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ bảo hành cũng như quyền lợi của khách hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự