Fraser & Neave, hãng đồ uống thuộc sở hữu của người giàu nhất Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi, đang muốn tăng thị phần tại Đông Nam Á khi hầu bao rủng rỉnh.

Trung Nguyên cho biết sản phẩm cafe G7 chưa được cung ứng kịp thời là do nhu cầu đặt hàng từ các nhà phân phối, khách hàng tại thị trường Việt Nam và Quốc tế đều gia tăng đột biến cùng lúc vào thời điểm cuối năm.
CTCP Tập đoàn Trung Nguyên vừa có trả lời chính thức về việc cung cấp lại sản phẩm cafe hòa tan G7 sau nửa tháng tạm ngưng.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc phát triển Kinh doanh Việt Nam – CTCP Tập đoàn Trung Nguyên cho biết: Việc bảo trì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tại các nhà máy trực thuộc công ty đã hoàn thành, vì vậy công ty tiếp tục cung cấp lại các sản phẩm hòa tan kể từ ngày 30/11/2015, ngoại trừ sản phẩm Cafe G7 3in1 – bịch 100 gói 16g.
Trong một thông báo khác gửi tới các nhà phân phối – kênh phân phối truyền thống, ông Hiệp cũng cho biết thêm: Nhu cầu đặt hàng từ các nhà phân phối, các khách hàng tại thị trường Việt Nam và quốc tế đều gia tăng đột biến cùng lúc vào thời điểm cuối năm, nên Trung Nguyên chưa cung ứng kịp thời các sản phẩm hòa tan G7 trong thời gian qua.
Lý do chưa cung ứng sản phẩm cafe G7 3in1 loại bịch 100 gói, phía Trung Nguyên cho biết là để tập trung cung ứng kịp thời các chủng loại sản phẩm có nhu cầu đặt hàng cao.
Trước đó, Trung Nguyên đã tạm ngưng cung cấp các sản phẩm café hòa tan không hẹn ngày cung cấp lại. Lý do được Trung Nguyên đưa ra lúc đó là “do nhu cầu bảo trì máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tại các nhà máy trực thuộc công ty”.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho việc tạm ngừng cung cấp sản phẩm hòa tan của Trung Nguyên lần này. Tại sao Trung Nguyên không bảo trì từng dây chuyền sản xuất mà lại bảo trì đồng loạt cùng lúc? Việc bảo trì này đã có kế hoạch từ trước? Và nếu có, tại sao trong thông báo tạm ngừng cung cấp cafe hòa tan trước đó lại không hẹn ngày cung cấp trở lại?...
Fraser & Neave, hãng đồ uống thuộc sở hữu của người giàu nhất Thái Lan, Charoen Sirivadhanabhakdi, đang muốn tăng thị phần tại Đông Nam Á khi hầu bao rủng rỉnh.
Nhiều đại gia cà phê và thức ăn nhanh đang dần rút khỏi Việt Nam.
Ông Lê Quang Huy đánh giá, người Việt ưa chuộng rượu vang, thậm chí xây hầm rượu vang trong biệt thự, sưu tầm những loại thượng hạng, đắt giá.
Nguyên nhân giúp lợi nhuận của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh trong quý II chủ yếu đến từ khoản doanh thu hoạt động tài chính 75 tỷ đồng. Song do không công bố báo cáo tài chính đầy đủ cộng thêm không có thông tin cụ thể nào báo cáo về thu nhập bất thường nên khoản tiền này vẫn là ẩn số đối với nhà đầu tư.
Doanh thu 2015 của Honda Việt Nam vào khoảng 68.000 tỷ đồng, tương đương hơn 3 tỷ USD, phần lớn từ việc bán xe máy tại thị trường nội địa.
Khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN thì nguy cơ bị đánh cắp thương hiệu ngày càng gia tăng.
Zhao nghiêng đầu, ngửi hơi bốc lên từ bát cơm, và chỉ vào trong: "Những hạt cơm này nở khá to, nhưng vẫn còn khô và cứng".
Chuyện gì sẽ xảy ra khi Central Group và Lotte Mart có thể sớm tham gia vào thị trường thương mại điện tử?
Uber đã phải chào thua thị trường tại Trung Quốc sau khi tuyên bố bán mảng kinh doanh tại Trung Quốc cho đối thủ địa phương - Didi Chuxing.
Họa phúc phải đâu một ngày, câu nói đó chắc chắn đúng với việc người khổng lồ Yahoo trong thời kỳ đầu của Internet vừa "ngã quỵ". Vì đâu nên nỗi?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự