Không tăng trưởng, khủng hoảng giá heo hơi, dòng tiền âm không lợi nhuận... Đứng trước các khó khăn này, Masan đang nỗ lực để xoay chuyển tình thế.

Đại diện Mumuso Việt Nam khẳng định không mập mờ mà công nghệ, kiểu dáng, thương hiệu đều từ xứ sở kim chi, chỉ có gia công tại Trung Quốc (?!).
Ngày 11-5, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam (đơn vị nhập khẩu và phân phối các sản phẩm của thương hiệu Mumuso) đã tổ chức họp báo để thông tin về những nghi vấn chuỗi cửa hàng Mumuso bán hàng Trung Quốc, nhưng lại gắn mác thương hiệu Hàn Quốc.
Sự việc bắt nguồn khi một số đài truyền hình của Hàn Quốc phát sóng phóng sự, trong đó đặt nghi vấn Mumuso là thương hiệu bán hàng mạo danh Hàn Quốc và liệt kê những điểm bất thường từ phương thức vận hành đến sản phẩm được bày bán tại chuỗi cửa hàng này.
Cụ thể, Mumuso không có hoạt động kinh doanh tại Hàn Quốc, không có bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào tại nước này. Thương hiệu Hàn nhưng lại sản xuất tại Trung Quốc khi trên các sản phẩm của thương hiệu này đều giới thiệu "Mumuso - Korea" khiến khách hàng lầm tưởng đây là sản phẩm của Hàn Quốc. Và người tiêu dùng, kể cả ở Việt Nam đều nhận diện rằng đây là thương hiệu đến từ Hàn Quốc.
Một số sản phẩm của Mumuso bày bán tại Việt Nam, nhiều sản phẩm ghi nhãn chủ yếu bằng tiếng Hàn, xuất xứ "made in China" khiến người dùng lầm tưởng sản phẩm của Hàn Quốc
Ông Nhâm Phi Khanh, Giám đốc Mumuso Việt Nam, cho biết Mumuso đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu do Cục sở hữu trí tuệ tại Hàn Quốc cấp từ năm 2014 và có giấy phép đăng ký kinh doanh của thương hiệu này được thành lập ở Hàn Quốc. Điều này khẳng định Mumuso hợp pháp tại đất nước này. Việc không bán hàng ở Hàn Quốc là do sức cạnh tranh tại thị trường này rất cao nên trong giai đoạn đầu xây dựng thương hiệu, Mumuso muốn tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại các quốc gia đang phát triển. "Điều này lý giải việc người tiêu dùng Hàn Quốc không hề biết đến Mumuso!".
"Việc sản xuất tại Trung Quốc, trên các sản phẩm bày bán của Mumuso đều ghi rõ xuất xứ "made in China", chứ chúng tôi không mập mờ về nguồn gốc sản phẩm. Đây là bài toán giảm giá thành sản phẩm bằng cách giảm chi phí sản xuất thông qua tận dụng nhân công, nguyên vật liệu của công xưởng thế giới. Các thiết kế về kiểu dáng, bao bì sản phẩm đều được công ty ở Hàn Quốc thực hiện, chỉ có sản xuất tại Trung Quốc" - ông Khanh nói.
Mumuso là chuỗi cửa hàng bán lẻ có thương hiệu Hàn Quốc với những sản phẩm chuyên dụng về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, phụ kiện thời trang, văn phòng, đồ gia dụng… Có mặt ở Việt Nam được hơn 1 năm nhưng đã có 27 cửa hàng và khoảng 200.000 khách hàng thành viên.
Theo đại diện thương hiệu này, dù đang gặp sự cố nhưng kế hoạch của Mumuso Việt Nam trong năm nay vẫn là nâng chuỗi bán lẻ lên 80 cửa hàng và 200 cửa hàng ở khắp cả nước trong năm 2019.
Theo T.Phương - Người lao động
Không tăng trưởng, khủng hoảng giá heo hơi, dòng tiền âm không lợi nhuận... Đứng trước các khó khăn này, Masan đang nỗ lực để xoay chuyển tình thế.
"Làm thế nào cô giữ được màu cà trắng dường này?", một nhà phân phối Việt Nam xuýt xoa, ngỏ ý muốn mua 1 hộp để kiểm định chất lượng coi sao. Nhưng hộp cà pháo này đã nằm trong đơn đặt hàng của một nhà phân phối, hộp cà kia lại đã có một doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký mua độc quyền. "Họ bỏ 1,1 tỷ đồng để kiểm định sản phẩm này. Cô phải ưu ái cho họ", bà chủ của Công ty TNHH Ngọc Liên giãi bày.
Sau khi đóng cửa trung tâm thứ tư tại Việt Nam, doanh thu của Parkson giảm mạnh.
Theo hãng tin Bloomberg, nếu Nhà lãnh đạo Kim Jong Un thực sự có ý định mở cửa đất nước, Triều Tiên hoàn toàn có thể trở thành một Việt Nam thứ 2.
Không ít dự đoán tiêu cực được đưa ra trong lịch sử của Apple, nhưng thực tế chứng minh hãng đang là công ty công nghệ đắt giá nhất hành tinh.
Vấn đề nan giải của ngành giày nói riêng và các ngành sản xuất tại Việt Nam nói chung là chúng ta chỉ được hưởng giá trị gia tăng thấp.
Hầu như năm nào cũng có ít nhất từ 1-2 đợt giải cứu hết vải lại hoa, rồi dưa hấu, củ cải, rau xanh… Đó là những chiến dịch kêu gọi giải cứu nông sản thô đã thành chuyện đến hẹn lại lên. Còn đối với nông sản chế biến, không ít trường hợp lại xoay sang chiều hướng đổ lỗi cho người tiêu dùng.
HĐQT Sabeco đã tiến hành “thay máu” toàn bộ dàn phó Tổng giám đốc công ty, trong đó có ông Vũ Quang Hải, chỉ còn ông Nguyễn Thành Nam giữ chức Tổng giám đốc.
Thương mại điện tử là xu hướng bán lẻ phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại của đất nước.
Nửa đầu năm 2018 có khá nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách M&A doanh nghiệp khác. Có doanh nghiệp đã hoàn tất thương vụ thâu tóm và nhận được quả ngọt, cũng có đơn vị mới đưa ra kế hoạch chờ ý kiến cổ đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự