Yosuke Masuko đã biến niềm đam mê món bánh pizza sau vườn nhà của mình thành mô hình kinh doanh Pizza 4P’s trị giá triệu đô tại Việt Nam.

Hãng thời trang Uniqlo công bố sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM trong năm 2019. Uniqlo bổ sung thêm vào bộ sưu tập hàng trăm thương hiệu nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam.
Bán quần áo, phụ kiện mỗi ngày thu 5-6 tỉ đồng
Dịp lễ 2.9 vừa qua, chị Hà tại quận 7, TP.HCM háo hức đi mua sắm quần áo vì các hãng đang tham gia chương trình khuyến mãi lớn. Dạo một vòng qua các cửa hàng, chị Hà cuối cùng mua được 2 cái đầm cùng một số áo, quần chủ yếu của thương hiệu nước ngoài. Theo chị Hà, các cửa hàng của Việt Nam đa số vẫn chỉ giảm giá dưới 50%. Thậm chí nhiều nơi không có chương trình khuyến mãi trong khi giá bán từ 1,5 - 2 triệu đồng/chiếc đầm. "Với mức giá đó mình có thể lựa chọn được hàng ở các thương hiệu ngoại như Zara, Mango, Warehouse… Còn nếu mua hàng giảm giá thì nhiều món của Zara chỉ còn 600.000 - 800.000 đồng, cũng tương đương hoặc thậm chí còn rẻ hơn giá sau giảm của Chic-land, Ivymoda, Nem... Chưa kể những thương hiệu ngoại có nhiều kiểu dáng, chất liệu phong phú hơn”, chị Hà chia sẻ.
Chuyện của chị Hà không phải cá biệt mà đang phổ biến của nhiều người dùng, nhất là tại TP.HCM và Hà Nội. Đây cũng là đối tượng khách hàng mà các hãng thời trang ngoại nhắm đến.
Trong vòng 2 năm qua, thị trường Việt khá sôi động với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu nước ngoài. Nổi bật là hai hãng thời trang “fastfood” hay gọi là “thời trang ăn liền” Zara và H&M. Theo số liệu công bố từ Mitra Adiperkasa (MAP) - đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng Zara tại Việt Nam, trong nửa đầu năm nay doanh thu của MAP tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 133% so với cùng kỳ, lên mức gần 950 tỉ đồng. Bình quân mỗi ngày doanh thu từ Zara và các thương hiệu khác gồm Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti (cũng chính thức hoạt động trong năm 2017) của Tập đoàn Inditex tại Việt Nam đạt gần 5,3 tỉ đồng. Trước đó, Zara tại Việt Nam cũng lập doanh số kỷ lục trong ngày đầu khai trương của tập đoàn này khi có doanh số khủng 5,5 tỉ đồng.
Tương tự, chỉ mới sau một năm hoạt động trung bình mỗi ngày H&M tại Việt Nam cũng thu về gần 5,6 tỉ đồng và thương hiệu này đã có 6 cửa hàng tại TP.HCM và Hà Nội.
Sự hấp dẫn này khiến Uniqlo hay hàng loạt tập đoàn kinh doanh hàng thời trang khác không thể ngó lơ thị trường Việt Nam. Hiện đã có hơn 200 thương hiệu thời trang ngoại, phủ sóng từ cao cấp đến trung bình như CK, Gucci, Ralph Lauren, Karen Millen, Warehouse, Mango, Gap, Topshop…
Doanh nghiệp nội chỉ photo mẫu mã nước ngoài ?
Hàng dệt may Việt Nam liên tục đứng trong top 5 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới nhưng tại thị trường nội địa, thương hiệu Việt vẫn khá còm cõi. Thời gian qua một số thương hiệu đã âm thầm đóng cửa hoặc thu hẹp dần như Foci, Blue Exchange, NinoMax… Việc Công ty thời trang Nem đang bị ngân hàng rao bán khoản nợ xấu được đảm bảo bằng toàn bộ hàng tồn kho cho thấy công ty này cũng đang gặp nhiều khó khăn dù có đến 44 cửa hàng trên toàn quốc. Thị trường chỉ còn lại những thương hiệu thời trang công sở như Việt Tiến, An Phước, Nhà Bè, May 10… và một số cửa hàng nhỏ lẻ với thị phần ít ỏi.
Ông Phạm Văn Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean, Phó chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM, nhận định Việt Nam thiếu hẳn ngành thiết kế thời trang và nguyên phụ liệu. Việc thiết kế để tôn vẻ đẹp cho người mặc hầu như không làm được. Trong khi các thương hiệu nước ngoài đã quá chuyên nghiệp và tạo ra quy chuẩn trong thiết kế, từ nguyên phụ liệu đến hoàn tất sản phẩm, thiết kế cửa hàng trưng bày… Vì vậy rất khó để các doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt đủ lôi cuốn được người dùng trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, chi phí mặt bằng chiếm từ 25 - 35% tổng chi phí kinh doanh bán lẻ thời trang nên rất ít doanh nghiệp chịu nổi. Ví dụ để thuê một mặt bằng ở đường Hai Bà Trưng, quận 1 - quận 3, TP.HCM thì phải chi không dưới 10.000 USD/tháng và cộng thêm chi phí nhân viên, chi phí khác… thì nhiều doanh nghiệp trong nước không thể “gánh” được.
“Nếu chi phí mặt bằng ở mức 16-18% thì doanh nghiệp mới trụ được. Vì cộng thêm với nhiều chi phí khác trong sản xuất, tồn kho thì rất khó. Trong khi đó, các tập đoàn ngoại có lượng sản xuất khổng lồ, gia công tại các nước giá còn thấp hơn Việt Nam nên giá thành sẽ rẻ hơn nhiều. Tất nhiên vẫn có một số thương hiệu thiết kế riêng nhưng chỉ phục vụ cho khách hàng thiểu số”, ông Phạm Văn Việt chia sẻ thêm.
Đồng quan điểm, ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn, nhấn mạnh một số thương hiệu thời trang nhỏ lẻ của Việt Nam hầu như chỉ “photo” lại mẫu mã của các tập đoàn nước ngoài. Trong khi đó các thương hiệu toàn cầu như H&M, Zara luôn đầu tư lớn cho hoạt động thiết kế. Ví dụ mỗi tháng Zara sản xuất ra 6.000 - 7.000 kiểu với số lượng hàng triệu sản phẩm thì giá thành sẽ phải thấp hơn nhiều so với đơn vị chỉ sản xuất vài chục cái. Hơn nữa, các thương hiệu này sẽ tung mẫu mới ra bán giá cao ở một số thị trường phát triển, sau đó gom hàng đưa đến các thị trường đang phát triển như Việt Nam với giá thấp hơn nên lượng hàng tồn kho sẽ còn ít. Hàng Việt sản xuất nếu không bán được sẽ có lượng hàng tồn lớn và điều này cũng khiến các doanh nghiệp “bí” đường ra.
Tuy nhiên theo ông Hùng, hiện nay các thương hiệu ngoại vẫn chỉ vào hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Vì vậy thị trường ở các tỉnh, thành phố khác với chi phí mặt bằng, nhân sự thấp hơn và người dùng không quá khó tính vẫn là cơ hội để sản phẩm trong nước tạo chỗ đứng cho mình.
Ước tính, giá trị tiêu dùng hàng dệt may Việt Nam mỗi năm đạt khoảng 5 - 6 tỉ USD, tương đương gần 120.000 - 140.000 tỉ đồng và các thương hiệu ngoại có thể đã thu được từ 60-70% số tiền này. Nhưng các doanh nghiệp cho rằng thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều bởi trên thị trường hàng không rõ xuất xứ, hàng nhái, hàng xách tay… cũng được bày bán tràn lan, đặc biệt ở những vùng nông thôn.
Theo báo cáo về chỉ số niềm tin người tiêu dùng quý 2/2018 của Nielsen, dù người Việt vẫn đặt mục tiêu tiết kiệm lên hàng đầu nhưng vẫn có đến 46% số người được hỏi cho biết sử dụng tiền nhàn rỗi để mua sắm quần áo và sản phẩm công nghệ mới. Điều này sẽ đưa thị trường thời trang có mức tăng trưởng 15-20% mỗi năm.
Mai Phương
Theo Thanhnien.vn
Yosuke Masuko đã biến niềm đam mê món bánh pizza sau vườn nhà của mình thành mô hình kinh doanh Pizza 4P’s trị giá triệu đô tại Việt Nam.
Ông Wang Jianlin cho biết việc thoái vốn khỏi hàng loạt khách sạn và công viên giải trí sẽ giúp cải thiện bảng cân đối kế toán của Dalian Wanda.
Trong năm 2016, doanh thu của KBC tăng 37%, đạt 1.972 tỉ đồng.
Đối thủ nhiều, nhưng Foody.vn lại là đơn vị duy nhất đang sở hữu nhiều hệ sinh thái nhất trong ngành ăn uống ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại.
Thông tin GrabTaxi lỗ lớn, không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2016 đã đặt ra câu hỏi: Liệu câu chuyện chuyển giá trốn thuế mà nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang thực hiện ở VN có lặp lại?
Chỉ trong vài tuần, một công ty chuyên cho thuê dù có trụ sở ở Thâm Quyến cho biết đã bị mất gần như tất cả 300.000 chiếc dù của họ.
Những trao lưu không tồn tại mãi mãi, qua một thời gian, thể nào nó cũng hết “hot” để nhường chỗ cho 1 xu hướng mới.
Việc xuất khẩu và buôn bán đồ cũ của người Nhật có thể phát triển thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD tại Đông Nam Á.
Từng là thương hiệu "làm mưa làm gió" trên thị trường tại Việt Nam trong những năm 70-80 của thế kỷ trước, nhưng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu mì ăn liên khác, Miliket hầu như "mất dấu" và thậm chí nếu không thay đổi, thương hiệu này rất có thể đi vào "ngõ cụt".
Ngân hàng TMCP Quân đội, Tập đoàn Hà Đô, CTCP Phú Tài, Tổng công ty 36 là những doanh nghiệp đã và đang do Bộ Quôc phòng sở hữu cổ phần.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự