Nhiều doanh nghiệp Việt bắt tay với đối tác Mỹ, Pháp… đầu tư thực phẩm sạch.

Tổng giám đốc của LiOA Nguyễn Chí Linh hiện đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của VNECO 9 - công ty đang sở hữu 2 khách sạn lớn tại Nha Trang.
Từng là một cổ phiếu có thị giá 3.000-4.000 đồng “không mấy ai quan tâm” nhưng cổ phiếu VE9 của CTCP Đầu tư và Xây dựng VNECO 9 (VE9) đã miệt mài tăng giá trong suốt hơn 2 năm qua.
Thời gian gần đây, thanh khoản của VE9 tăng vọt với lượng khớp lệnh lên đến 500-700 nghìn đơn vị mỗi phiên, thậm chí là hơn 1 triệu cổ phiếu – con số rất ấn tượng khi mà lượng cổ phiếu lưu hành tự do chỉ ở mức hơn 6 triệu.
Vậy điều gì đã khiến VE9 trở nên hấp dẫn?
Từng là một thành viên của Tổng công ty Xây dựng điện việt nam (VNECO) - VNECO 9 đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công ty trình điện lưới.
Vài năm gần đây, bên cạnh lĩnh vực truyền thống là xây dựng điện, VNECO 9 đã có sự dịch chuyển đáng kể trong lĩnh vực khách sạn, du lịch. Hiện các khoản đầu tư vào lĩnh vực khách sạn đang chiếm gần 80% tổng tài sản của công ty với 2 khách sạn đang hoạt động tại Nha Trang gồm khách sạn 3 sao Green Hotel và khách sạn 4 sao Green World.
Khách sạn Green World do công ty con của VNECO 9 là CTCP Du lịch Xanh Nha Trang làm chủ đầu tư. Đi vào hoạt động từ tháng 1/2014, khách sạn này đã bổ sung thêm nguồn thu đáng kể cho VNECO 9 nhưng đồng thời công ty cũng đang phải “gánh” khoản chi phí lãi vay lớn từ các khoản vay phục vụ cho công trình này.
Trong năm đầu đi vào hoạt động, Green World đã lỗ hơn 6 tỷ đồng, ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả hoạt động của công ty mẹ.
Nhằm giảm bớt gánh nặng vay nợ tại công ty con, VNECO 9 đã quyết định tăng gấp 3 vốn điều lệ thông qua việc chào bán lượng cổ phiếu trị giá gần 160 tỷ đồng cho cổ đông hiện hữu. Nếu đợt chào bán diễn ra thành công, phần lớn số tiền huy động được sẽ dùng vào việc góp vốn vào công ty Du lịch Xanh Nha Trang để công ty này trả khoản vay ngân hàng.
Một thông tin đáng chú ý là ông Nguyễn Chí Linh, chủ tịch của VNECO 9 cũng chính là ông chủ của công ty TNHH Nhật Linh - LiOA, nổi tiếng với các dòng sản phẩm mang thương hiệu LiOA. Từ sản phẩm chủ lực là ổn áp, hiện nay LiOA đã phát triển ra rất nhiều sản phẩm khác nhau trong ngành điện như máy biến thế, dây và cáp điện, thiết bị chiếu sáng...
Giữa ông Linh, LioA và VNECO 9 đã có mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có khoản đầu tư chung vào Công ty Điện Địa nhiệt LioA – công ty mà VNECO 9 góp 20% vốn. VNECO 9 cũng thực hiện thi công một số công trình nhà xưởng cho LiOA.
Ông Linh đã tham gia và HĐQT VNECO 9 từ năm 2012 tới nay. Ngoài ông Linh, phía LiOA còn có 1 đại diện nữa tham gia vào vào HĐQT là Vũ Thị Thanh Nga và 1 người tham gia vào ban kiểm soát là Bà Vương Thị Thanh Huyền dù cho LiOA hiện chưa trực tiếp đầu tư vào VNECO 9. Cá nhân ông Nguyễn Chí Linh hiện cũng chỉ sở hữu hơn 5% cổ phần của VNECO 9.
Thời gian gần đây, cơ cấu sở hữu của VNECO 9 có sự biến động khi các cổ đông nội bộ liên tực đăng ký bán ra lượng lớn cổ phiếu đang nắm giữ. Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Linh lại mạnh tay đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu.
Với những động thái gia tăng sở hữu, không loại trừ khả năng ông Linh và LioA sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu tại VNECO 9 lên mức chi phối. Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu như các cổ đông hiện hữu của VNECO 9 không thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
Việc LiOA “thâu tóm” VNECO 9 – nếu có xảy ra – cũng không quá bất ngờ khi 2 công ty đều hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến thiết bị điện. Chính vì vậy, việc ông Linh đang mạnh tay mua vào cổ phiếu VNECO 9, đang dậy lên giả thiết “đây là chiến lược nắm quyền chi phối VE9 của ông chủ LIOA”.
Cách đây vài tháng, trong một tình huống tương tự, CTCP Khải Toàn - một doanh nghiệp lớn cũng trong lĩnh vực thiết bị điện - đã mua lại gần 30% cổ phần của Tổng Công ty Xây dựng điện Việt Nam từ phía SCIC.
Nhiều doanh nghiệp Việt bắt tay với đối tác Mỹ, Pháp… đầu tư thực phẩm sạch.
Sau khi tỉ phú Elon Musk đăng dòng tweet đính chính về việc không hợp tác cùng Samsung SDI, cổ phiếu của công ty này đã lao dốc 8%, thổi bay 580 triệu USD vốn hóa thị trường.
Sa lầy vào kinh doanh bất động sản có thể là nguyên nhân lớn nhất khiến Phương Trang rơi vào cảnh nợ xấu ngàn tỷ.
Song song với việc không từ bỏ mô hình cốt lõi, nhiều doanh nghiệp Group-buying hiện đang mở rộng hoặc chuyển hẳn sang mô hình kinh doanh mới.
Một điều ít ai biết tới là ngoài thương mại, bán lẻ thì hệ thống Nguyễn Kim từ lâu đã tham gia đầu tư khá mạnh vào nhiều lĩnh vực khác như lương thực, dược phẩm…
Chủ tịch Asia Pacific – ông Frans Eusman – cho biết Heineken đang đổ tiền vào Việt Nam. Đây là quốc gia mang lại lợi nhuận lớn thứ 2 cho gã khổng lồ nước giải khát Hà Lan, chỉ đứng sau Mexico.
Hội nhập không phải là vấn đề mới đối với ngành bán lẻ. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, khi các đại gia ngoại ồ ạt đổ vốn đầu tư vào bán lẻ thì Việt Nam mới lên phương án xây dựng chiến lược bán lẻ liệu có phải đã là quá muộn?
Mô hình trung tâm thương mại (TTTM) chuyên kinh doanh một số mặt hàng thời trang, mỹ phẩm... cho thấy ngày càng khó cạnh tranh hơn với những điểm mua sắm theo mô hình “one-stop mall” hay “one-stop shopping” (cung cấp tất cả dịch vụ tại một điểm đến).
Thời buổi công nghệ thông tin phát triển và số lượng người dùng các thiết bị điện tử thông minh như laptop, smart phone, máy tính bảng… đã làm cho dòng sách điện tử (ebook) ra đời.
Ở Việt Nam, một số website mua theo nhóm mới chỉ hoạt động trong thời gian ngắn ước doanh thu khoảng 20 tỷ đồng/tháng, nhưng kết qủa kinh doanh này vẫn chưa đủ trang trải các chi phí.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự