Trong khi Việt Nam bất bình vì Khaisilk bán lụa đội lốt hàng Việt thì luật sư cho rằng phía Trung Quốc có thể kiện Khaisilk vì xâm hại sở hữu trí tuệ.

Một cuộc cách mạng bán lẻ đang diễn ra tại khu vực cửa hàng tiện lợi của Đông Nam Á
Một cuộc cách mạng bán lẻ đang diễn ra tại khu vực cửa hàng tiện lợi của Đông Nam ÁNguồn ảnh: Nikkei
Các cửa hàng địa phương đang tìm ra lợi thế cạnh tranh bằng cách điều chỉnh các sản phẩm dựa trên thời gian trong ngày và tăng cường dịch vụ lên ngang bằng với các cửa hàng ở Nhật và các nền kinh tế tiên tiến khác.
Chúng ta hãy lấy chuỗi cửa hàng VinMart Plus làm ví dụ. Kể từ khi công ty bắt đầu chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới cửa hàng, số lượng cửa hàng VinMart Plus đã tăng nhanh chóng lên 1.000 vào tháng 9. Số lượng cửa hàng như trên vượt xa chuỗi cửa hàng thứ 2, FamilyMart của Nhật, vốn dự kiến sẽ có 150 cửa hàng vào cuối năm nay.
Nhiều cửa hàng ở Hà Nội và TP.HCM đều nhỏ bé và hẹp, có diện tích dưới 100m2.Một cửa hàng VinMart Plus trên đường Lê Duẩn ở Hà Nội là một ví dụ điển hình. Nó được cải tạo từ một studio cho thuê. Các cửa hàng chỉ rộng 3-4m, khác xa với một cửa hàng tiện lợi thông thường ở Nhật. Các lối đi hẹp nhất chỉ là 90cm, ít hơn nhiều lối đi trong các cửa hàng ở Nhật và các nền kinh tế tiên tiến khác.
Khách hàng dường như không quan tâm lắm đến điều này, vì hầu hết các cửa hàng ở Việt Nam đều nhỏ.
Cầu thang và tầng hai đã được chuyển thành nhà kho. Về cơ bản, mỗi cửa hàng được quản lý bởi hai nhân viên, với trên dưới 10 camera an ninh.
Đặc điểm nổi bật nhất của cửa hàng VinMart Plus là giá sản sản phẩm thay đổi theo thời gian trong ngày. Kể từ tháng 6, các cửa hàng VinMart Plus đã thực hiện bán giá ưu đãi các thực phẩm tươi sống, thực phẩm có thể ăn ngay khỏi cần nấu từ 4 giờ chiều tới 7h30 tối, công ty gọi đây là "giờ vàng nội trợ".
Phần lớn các sản phẩm trên rất được những người nội trợ ở Việt Nam ưa chuộng.
Đồng thời, các cửa hàng giảm giá 10-20% đối với một số sản phẩm. Những phương pháp này đang chứng tỏ hiệu quả, lôi kéo khách hàng từ các chợ truyền thống và siêu thị vào cửa hàng VinMart Plus.
Một số người quản lý của cửa hàng VinMart Plus nói: "Số bà nội trợ thường xuyên ghé qua cửa hàng của chúng tôi đang gia tăng.
Doanh thu hàng ngày tại cửa hàng trên đường Lê Duẩn là vào khoảng 16 triệu đồng (700 USD). Các loại bán chạy nhất là đồ uống có cồn và đồ uống khác, đồ ăn nhẹ và thực phẩm có thể ăn ngay, và rau củ.
Dịch vụ giao hàng tại nhà trong bán kính 700m của 22 cửa hàng VinMart Plus tại Hà Nội bắt đầu vào ngày 5.10, và số lượng khách hàng đang tăng mạnh.
Vingroup dự kiến tăng số lượng cửa hàng VinMart Plus lên 3.000 vào năm 2018 và 10.000 vào năm 2019.
Ngưỡng thu nhập
Số lượng thành phố có GDP tính theo đầu người vượt quá 3.000 USD đang gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, một ngưỡng có thể kích thích sự bùng nổ của các cửa hàng tiện lợi.
Trong khi các cửa hàng tiện lợi đang lan rộng khắp khu vực, các chuỗi cửa hàng Nhật Bản, vốn có những ưu thế trong thiết kế và dịch vụ lưu trữ, phải đối mặt với một trận chiến khó khăn. Các vấn đề của họ bao gồm hoạch định các chính sách hàng hóa phù hợp với sở thích của người địa phương, thiết lập mạng lưới phân phối và khắc phục các hạn chế của địa phương đối với việc mở cửa hàng.
Vào cuối tháng 6, nhà khai thác của các cửa hàng 7-Eleven ở Indonesia đã phải đóng cửa tất cả 116 cửa hàng. Trong khi đó, các đối thủ địa phương như Indomaret và Alfamart đã mở tới 10.000 cửa hàng.
Các chuỗi cửa hàng tại địa phương đã thiết lập được một hệ khách hàng thường xuyên bằng cách mở các cửa hiệu nhỏ gần các khu dân cư. Ngược lại, các cửa hàng 7-Eleven quá rộng lớn, nhưng khu ăn uống lại quá chật và bị ảnh hưởng bởi hạn chế mức tiêu thụ rượu ở xứ vạn đảo.
Tại TP.HCM, số lượng các cửa hàng FamilyMart và Ministop là gần 100. Tuy nhiên, tại Hà Nội, các chuỗi cửa hàng của Nhật vẫn chưa mở cửa hàng tiện lợi nào.
Một nhà quản lý cao cấp của một chuỗi cửa hàng của Nhật, người đã từng hoài nghi cách tiếp cận của Vingroup về việc mở cửa có quy mô nhỏ như vậy. Người này cho biết cửa hàng VinMart Plus "không được coi là cửa hàng tiện lợi", và cho rằng Vingroup sẽ "thua lỗ lớn." Nhưng giờ đây ông đang cảm nhận một mối đe dọa lớn từ VinMart Plus.
Theo Nhipcaudautu.vn
Trong khi Việt Nam bất bình vì Khaisilk bán lụa đội lốt hàng Việt thì luật sư cho rằng phía Trung Quốc có thể kiện Khaisilk vì xâm hại sở hữu trí tuệ.
Dragon Capital đã là cổ đông lớn thứ 2 tại FPT Retail, chỉ sau FPT.
Việc thương hiệu nổi tiếng Khaisilk thừa nhận bán hàng "rởm" hơn 30 năm nay đã khiến người tiêu dùng trong nước bị "sốc", đây có thể được ví như một "cái tát trời giáng" vào lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu Việt.
rong đêm quyết định lập Alipay, Jack Ma nói sẽ chấp nhận ngồi tù nếu có rắc rối pháp lý nảy sinh với nền tảng này.
Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” trong một thời gian dài. Thực tế việc hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt đã tồn tại từ lâu, chỉ có điều không ngờ một DN tiếng tăm như Khaisilk cũng lại đi theo con đường nhập nhèm “tranh tối tranh sáng” ấy. Và sau Khaisilk nếu làm nghiêm sẽ còn nhiều tên tuổi 'chưa bị lộ' được bóc trần.
Theo một số lời tố cáo trên mạng xã hội, các mẫu khăn lụa Trung Quốc (kích thước 50 x 50 cm) có giá mua sỉ chỉ… 25.000 đồng/chiếc, trong khi đó, khăn lụa Trung Quốc gắn mắc Khaisilk có giá tới 644.000 đồng, tức là cao gấp 30 lần.
giá trị thật của khăn lụa Trung Quốcgắn thương hiệu Khaisilk
Việc Phó Chủ tịch Kwon Oh-hyun, người phụ trách bộ phận bán dẫn, bất ngờ tuyên bố từ chức đã đặt ra nhiều mối quan ngại về tương lai của Samsung.
Sau khi có đối tác chiến lược ANA Holding (Nhật Bản), Vietnam Airlines lại giới thiệu liên doanh với Air France.
Từng là những kẻ bám đuôi vô danh, giờ đây các thương hiệu Trung Quốc đang dần đẩy hai ông lớn Samsung và Apple vào tình thế khó khăn tại thị trường lớn nhất hành tinh này.
Các tiến bộ công nghệ đang làm thay đổi hệ thống tài chính chuỗi cung ứng (SCF), mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp cung cấp lẫn doanh nghiệp mua hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự