Thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi khiến ngành bán lẻ ở “thiên đường mua sắm” Singapore đang chật vật hơn bao giờ hết.

Itochu đã chi khoảng 5 tỉ yen (46,9 triệu USD) để nâng cổ phần của mình tại Vinatex từ 5% lên 15%, trở thành cổ đông lớn thứ hai của hãng.
Itochu, tập đoàn thương mại Nhật Bản, đã gia tăng sở hữu thêm 10% tại Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex). Theo Nikkei, công ty Nhật Bản muốn biến Việt Nam trở thành một trung tâm xuất khẩu dệt may của châu Âu do chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.
Itochu đã chi khoảng 5 tỉ yen (46,9 triệu USD) để nâng cổ phần của mình tại từ 5% lên gần 15%, trở thành cổ đông lớn thứ hai sau chính phủ Việt Nam. Trước đó, công ty đã sở hữu 5% lợi ích tại VGT, mua vào năm 2015. Theo Nikkei, đây là điều rất mới bởi hiếm khi một công ty nước ngoài sở hữu hơn 10% doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Vinatex điều hành khoảng 200 nhà máy may tại Việt Nam. Trong 3 năm qua, Vinatex đã đầu tư gần 200 triệu USD để bổ sung cơ sở vật chất sản xuất sợi và vải sợi. Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Vinatex có đầy đủ các thành phần cần thiết để tạo thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh bao gồm kéo sợi, dệt - nhuộm vải, may và khâu nghiên cứu đào tạo, làm nền tảng để Tập đoàn tiến từ gia công thuần túy CMT lên sản xuất xuất khẩu ODM. BVSC nhận định đây cũng là điều kiện cơ bản để hưởng thuế suất ưu đãi theo các hiệp định tự do thương mại.
Kể từ năm 2015, Itochu đã hợp tác với Vinatex sản xuất áo sơ mi và quần áo chức năng cho thời tiết lạnh. Công ty Nhật Bản dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng may mặc hiệu suất cao tại Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm sang Nhật, Châu Âu và Mỹ. Itochu có thể đề nghị Vinatex sản xuất các sản phẩm như đồ thể thao thông qua hợp tác với các nhà sản xuất nguyên liệu.
Nikkei cũng tiết lộ Itochu xuất khẩu một lượng hàng may mặc từ Việt Nam trị giá trên 60 tỷ Yên (12.840 tỷ đồng) mỗi năm, trong đó một nửa do Vinatex sản xuất. Công ty có mục đích tăng sản xuất gia công và tăng xuất khẩu lên 100 tỉ yên vào năm 2021.
Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu và cũng tham gia vào Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), làm cho nước ta trở thành một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, nơi chi phí nhân công leo thang.
Theo Nhipcaudautu.vn
Thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi khiến ngành bán lẻ ở “thiên đường mua sắm” Singapore đang chật vật hơn bao giờ hết.
Vertu có thể được coi như là ‘thủ lĩnh’ của các dòng điện thoại đẳng cấp nhất thế giới bởi sự khác biệt mang dấu ấn riêng, nhưng không ai có thể ngờ rằng lại có một ngày, Vertu rơi vào tình trạng phá sản.
Thị trường bán lẻ Việt lại dậy sóng với hàng loạt đại gia nội ngoại không muốn chậm chân, tung tiền ngàn tỷ vào cuộc chơi để mở rộng quy mô, mở rộng thị phần trong một lĩnh vực được đánh giá rất tiềm năng thời hội nhập.
Trong bức tranh tăng trưởng 14,4% của khối các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE, mùa báo cáo kết quả kinh nửa đầu năm 2017 cũng chứng kiến sự sụt giảm khá mạnh của nhiều DN khi yếu tố cạnh tranh từ bên ngoài ngày càng tăng. Đáng chú ý, sự suy giảm này lại bộc lộ ở rất nhiều thương hiệu mạnh có lịch sử kinh doanh lâu đời, thường xuyên có mặt trong danh sách những Thương hiệu lớn Việt Nam.
Người Thái không chỉ giàu có, quyết liệt mua lại các doanh nghiệp Việt Nam mà còn rất nhanh tay, nhanh mắt trong việc sản xuất các sản phẩm vốn là “đặc sản” của Việt Nam rồi xuất khẩu năm châu. Liệu, doanh nghiệp Việt Nam có còn cơ hội vượt qua lời nguyền “trâu chậm uống nước đục”?
Tận dụng mọi cơ hội để giảm giá xe đẩy doanh số, hai ông lớn Trường Hải và Toyota cố gắng chiếm từng mảng nhỏ của thị trường.
Kết cục của Yahoo như ngày hôm nay được dự báo từ nhiều tháng, thậm chí từ nhiều năm trước. Nhiều người cho rằng chính những sai lầm của bà Marissa Mayer đã khiến Yahoo phải hứng chịu thất bại.
Cuộc chiến không cân sức giữa giới taxi truyền thống và công nghệ không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới, từ chính New York đến London hay bất kỳ nơi nào có sự hiện diện của Uber.
Việt Nam vẫn duy trì vị trí tốp đầu trong những thị trường trọng điểm về mua bán và sáp nhập (M&A) của Nhật ở Đông Nam Á. Nhiều “đại gia” Nhật đang tính vào như Uniqlo, chuỗi cửa hàng Muji Muji...
Kể từ 2012, thị trường giao nhận đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp tham gia, từ nhóm có nền tảng bưu điện đến các doanh nghiệp khởi nghiệp non trẻ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự