tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Nhà đầu tư thêm nhiều cơ hội kiếm tiền khi hội nhập

  • Cập nhật : 29/09/2015

(Tin kinh te)

Các chuyên gia cho hay hội nhập sẽ mở rộng chân trời cho cá nhân, doanh nghiệp được kinh doanh, tiếp cận thị trường hàng hóa, vốn...

Phát biểu tại buổi tọa đàm “Tác động của các Hiệp định thương mại tới dòng vốn đầu tư vào Việt Nam” do Stoxplus tổ chức ngày 25/9, ông Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đánh giá hội nhập là điểm sáng rõ của nền kinh tế, với 15 hiệp định đã được triển khai, ký kết hoặc đang đàm phán. "Việt Nam là nước dũng cảm trong hội nhập, có lẽ chỉ sau Singapore ở châu Á về mức độ ký kết các hiệp định", ông Thành nói.Ông khẳng định Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ cơ hội này, bởi mở cửa thị trường là chất xúc tác để tăng xuất khẩu, đầu tư và cải cách thể chế. Xét trong khu vực ASEAN, Việt Nam hưởng lợi lớn nhất từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), với các thành viên chiếm tới 95% kim ngạch thương mại, khoảng 80-90% đầu tư.

nguon: tai lieu tien si vo tri thanh

Nguồn: Tài liệu tiến sĩ Võ Trí Thành

Kinh tế đi lên, thông thoáng cũng tạo điều kiện cho nhà đầu tư có cơ hội làm ăn, kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều, không chỉ ở những ngành có lợi thế như da giày, nông nghiệp, dệt may mà cả những ngành dịch vụ như du lịch, giải trí, bán lẻ, hay hạ tầng logistic như hải cảng, sân bay…

“Nhà đầu tư chơi với Việt Nam có thể gắn được với thế giới, các đối tác chiến lược lớn", đại diện CIEM nhận định. Minh chứng là nước ngoài đã đổ hàng tỷ USD vào ngành dệt may để lấy lợi thế xuất xứ, mạng sản xuất. Gần đây, Mỹ cũng bày tỏ nếu Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, quốc gia này sẽ là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam, nhiều tập đoàn lớn cũng sẽ theo chân đầu tư.

Ông Đặng Xuân Quang - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao tác động của hội nhập tới dòng vốn đầu tư. Cách đây 20 năm, quy mô thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mỗi năm khoảng 5-6 tỷ USD, nhưng nay đã lên khoảng 20 tỷ USD.

Hay với dòng vốn đầu tư gián tiếp, ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng giám đốc Stoxplus cho biết với mức độ tự do hóa cao, các nhà đầu tư cũng nhìn thấy tiềm năng ở thị trường tài chính. "FTA có những tác động mạnh mẽ tới dòng vốn, đặt biệt là mua bán sáp nhập (M&A) khi Chính phủ nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài", ông Thuân cho hay. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan là những đối tác lớn trên lĩnh vực M&A của Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp cũng được dự đoán tăng mạnh từ Hàn Quốc và các quốc gia khác, ví dụ Nga và Mỹ.

Dẫn khảo sát của Grant Thornton quý II/2015, tiến sĩ Cấn Văn Lực thông tin 72% nhận định tích cực về kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới và 86% trả lời đầu tư sẽ tăng mạnh. Giá trị thương vụ M&A có thể vượt kỷ lục 5,2 tỷ USD của năm 2012 và đạt 20 tỷ USD trong 2015-2018.

Tuy nhiên, ông cũng khuyến nghị Việt Nam chỉ hưởng lợi nhiều nhất nếu nắm bắt được tối đa các cơ hội. "Hội nhập mở ra cơ hội, nhưng thách thức là sẽ bị ảnh hưởng từ bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu", vị này cho hay. Do đó, Việt Nam cần cải thiện quy định quản lý, khuôn khổ quản trị để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch. Doanh nghiệp cũng phải xây dựng chiến lược để hội nhập, chuẩn bị 6 "điều kiện cần" là nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ, quy trình, sản phẩm và hợp tác, liên kết chuỗi.

(Theo Vnexpress)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục