Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định, sau gần 7 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt, khái niệm hàng Việt Nam vẫn bị sử dụng khá dễ dãi.

Với người tiêu dùng, cần làm rõ khái niệm “hàng VN” và “thương hiệu VN”. Rõ ràng, gọi Samsung là hàng VN là không phải bàn cãi, nhưng thương hiệu Việt lại không phải, vì danh xưng này chỉ đúng với thương hiệu của người Việt, do người Việt làm chủ.
Tranh luận về việc Samsung có phải là hàng Việt Nam (VN) đang gây sốt trên các diễn đàn mạng và nhận được nhiều thông tin trái chiều. Trong khi các nhà quản lý cho rằng, Samsung và các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại VN sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tại VN được xem là hàng hoá sản xuất trong nước; một số chuyên gia kinh tế lại lập luận, đừng ngộ nhận sản phẩm của DN FDI là hàng VN.
Hàng Việt Nam, thương hiệu Hàn Quốc
Lý giải về quan điểm cho rằng Samsung là hàng VN, ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) tái khẳng định với PV chiều 27.9: Hiện Luật Đầu tư, Luật DN và các văn bản hướng dẫn thi hành đều khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng, Chính phủ VN coi DN FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế VN.
Vì vậy, Samsung và các DN FDI khác sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tại VN cũng được xem là hàng hoá sản xuất trong nước. Dẫn chứng cuốn tài liệu người VN ưu tiên dùng hàng VN do Ban Chỉ đạo T.Ư cuộc vận động người VN ưu tiên dùng hàng VN xuất bản, ông Quyền khẳng định, tài liệu nêu rõ “hàng hóa lắp ráp, sản xuất và dịch vụ được thực hiện tại VN, không phải hàng nhập khẩu đều là hàng VN”. Đây là quan điểm nhất quán của Chính phủ, được hiện thực hoá ngay từ đầu cuộc vận động, cách đây từ 6 năm chứ không phải bây giờ còn bàn cãi.
Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) - nhìn nhận: Chúng ta “trải thảm đỏ” kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn như Samsung và trên thực tế, Samsung chọn VN chứ không phải Thái Lan, Malaysia hay Ấn Độ trong cuộc “chạy đua” thu hút FDI . Đến nay, DN này đầu tư vào VN tổng cộng gần 9 tỉ USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 110.000 lao động VN, mỗi năm nộp ngân sách nhà nước hàng chục nghìn tỉ đồng. Bên cạnh việc đầu tư vào VN, hiện Samsung cũng kêu gọi các nhà đầu tư Hàn Quốc sản xuất linh phụ kiện để nội địa hoá sản phẩm và chuyển giao công nghệ tại VN.
Đồng tình với quan đểm coi hàng hoá của DN FDI cũng là hàng VN, GS - TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN FDI - cho biết, không chỉ VN mà thế giới đều coi hàng hoá của DN FDI là hàng sản xuất trong nước. Hiện đóng góp của Samsung vào kim ngạch xuất khẩu của VN là không thể phủ nhận. Ông Mại nhấn mạnh: Với người tiêu dùng, cần làm rõ khái niệm “hàng VN” và “thương hiệu VN”. Rõ ràng, gọi Samsung là hàng VN là không phải bàn cãi, nhưng thương hiệu Việt lại không phải, vì danh xưng này chỉ đúng với thương hiệu của người Việt, do người Việt làm chủ.
Tranh nhận là hàng Việt, Samsung được lợi gì?
Có ý kiến cho rằng, việc TGĐ Samsung bày tỏ mong muốn được là DN quốc dân VN để chứng tỏ mình là DN chung tay xây dựng cộng đồng và được tham gia vào chương trình người VN ưu tiên dùng hàng VN mang tính chính trị nhiều hơn là về mặt lợi ích. PGS - TS Vũ Sỹ Cường - chuyên gia kinh tế của Học viện Tài chính - phân tích: Về mặt pháp lý, chính sách hiện hành không thấy sự phân biệt đối xử giữa DN nhà nước, DN FDI và DN tư nhân, nhưng xét về bản chất các quy định như các ưu đãi về thuế sẽ có những khác biệt. Theo đó, khối các DN FDI được ưu đãi lớn về thuế thu nhập DN (TNDN).
Mức miễn thuế TNDN tối đa là 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Chưa tìm được trường hợp nào DN tư nhân VN được hưởng mức miễn giảm vượt khung này. Trường hợp của Cty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đầu tư nhà máy tại Bắc Ninh hiện được hưởng thuế TNDN 10%, miễn thuế TNDN trong 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Tỉnh Bắc Ninh tiếp tục giảm 50% thuế TNDN trong 3 năm sau đó (ưu đãi vượt khung), giải phóng mặt bằng và đảm bảo điện nước. Ưu đãi trên tiếp tục được áp dụng cho dự án của Samsung tại Thái Nguyên.
Như vậy chỉ riêng các ưu đãi về thuế, DN FDI có lợi thế hơn rất nhiều so với DN tư nhân trong nước. Tuy nhiên, đằng sau những tuyên bố muốn mang đậm chất Việt nói trên là gì, đặt vấn đề để được ưu đãi hơn về thuế, PGS - TS Vũ Sỹ Cường bác bỏ ngay luận cứ này bởi theo ông DN FDI hiện được ưu đãi quá nhiều về thuế so với DN trong nước nên không có chuyện nhận là hàng Việt để hưởng thêm ưu đãi thuế. Đặt vấn đề cạnh tranh, theo ông Cường cũng không có chuyện này xảy ra, bởi hiện trong nước chỉ duy nhất có sản phẩm của Samsung sản xuất, không có đơn vị nào sản xuất mặt hàng tương tự, nên một mình Samsung một chợ, không có đối thủ.
PGS - TS Vũ Sỹ Cường cũng bác bỏ thẳng thừng việc coi Samsung là hàng Việt Nam, Samsung chỉ được coi là hàng sản xuất tại Việt Nam và “Made in Viet Nam” là hoàn toàn đúng. Bởi việc được coi là hàng Việt Nam phải căn cứ vào tỉ lệ nội địa hóa, với Samsung dù tỉ lệ nội địa hóa đã tới 39% nhưng do tỉ lệ các DN tham gia vào chuỗi giá trị chưa cao, nên vẫn được xem là mặt hàng gia công, cho đến khi DN này thực hiện các cam kết chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh khẳng định, sau gần 7 năm thực hiện Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt, khái niệm hàng Việt Nam vẫn bị sử dụng khá dễ dãi.
Nhiều người tiêu dùng Việt Nam rất thích sử dụng hàng hóa trong nước vì sản phẩm gần gũi, phù hợp với đời sống. Tuy nhiên, hạn chế của hàng hóa nội địa là do bản thân doanh nghiệp chưa tập trung nhiều vào vấn đề quảng bá thương hiệu.
Trong khi nhiều đơn vị lựa chọn hình thức làm sàn giao dịch, một số nhỏ hơn đi theo mô hình C2C hoặc B2C.
Theo Robert Kiyosaki - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Cha giàu cha nghèo", thành công chỉ đến với những ai nhìn thẳng vào thất bại để tìm cách khắc phục, chứ không phải đổ lỗi cho người khác.
Hãy nghe những người đã và đang điều hành ngân hàng nhiều năm thử “phác họa” chân dung đội ngũ lãnh đạo ngân hàng trong thời gian tới.
Có thể quy định về “vốn mỏng” trên thế giới là khá phổ biến, nhưng ở ASEAN thì chưa nước nào thực sự áp dụng quy định này...
Từng suýt bỏ qua ý tưởng khởi nghiệp về Uber, giờ đây CEO Travis Kalanick của Uber cho biết mục tiêu sẽ là biến Uber thành dịch vụ nhanh, tiện và rẻ hơn nhiều so với việc sở hữu một chiếc xe ô tô riêng.
Có thể, hãng ô tô Đức Volkswagen sẽ vượt qua được vụ bê bối gian lận bài kiểm tra khí thải. Song việc cổ phiếu của công ty này có thể quay về mức ban đầu hay không sau khi đã giảm đến hơn 50% lại là một chuyện khác.
Được công bố rầm rộ không kém, nhưng mải lo cho thương vụ đình đám với Mondelēz, Kinh Đô đã bất thành với Phindeli
Các chuyên gia cho hay hội nhập sẽ mở rộng chân trời cho cá nhân, doanh nghiệp được kinh doanh, tiếp cận thị trường hàng hóa, vốn...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự