Không tăng trưởng, khủng hoảng giá heo hơi, dòng tiền âm không lợi nhuận... Đứng trước các khó khăn này, Masan đang nỗ lực để xoay chuyển tình thế.

Nếu Công ty không kết cấu lại hệ thống cửa hàng của Viettien và Viettien House thì sự sụt giảm doanh thu sẽ cực kỳ lớn.
Tương lai với công nghệ 4.0
Đang ổn định sản xuất, bỗng một ngày Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến nhận được thư yêu cầu di dời nhà máy ra khỏi thành phố. “Nếu thành phố có quyết định di dời, Việt Tiến sẽ phải chuyển về nhà máy tại Gò Công, đây là tương lai của Việt Tiến”, ông Bùi Văn Tiến, Tổng giám đốc Việt Tiến chia sẻ. Mục tiêu phát triển đến năm 2020, Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến định hướng phấn đấu đạt kim ngạch 1 tỉ USD với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/ năm.
Việt Tiến đã biến khó khăn thành cơ hội khi quyết định đầu tư xây dựng một nhà máy mới với máy móc và công nghệ hiện đại. Theo đó, dự án Việt Long Hưng tại thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang, với quy mô hơn 10.000 lao động. hiện Công ty đã triển khai giai đoạn 1 với 2.000 công nhân và chi phí là 126 tỉ đồng. Giai đoạn 2 sẽ đầu tư tiếp tục với 6.000-7.000 lao động. Tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng nước ngoài thường xuyên yêu cầu cao.
Việt Long Hưng là một trong những dự án đầu tư mở rộng nhà máy của Việt Tiến trong tương lai và sẽ áp dụng khoa học công nghệ 4.0 và điều hành hệ 2.0.2. Đây là dự án đạt tiêu chuẩn quốc tế cao nhất của Mỹ về kiến trúc xanh Leed Platinum. Việt Tiến đang tích cực đẩy mạnh dự án này sang năm 2018.
Năm 2017, Việt Tiến có khá nhiều dự án mới làm thay đổi chiến lược của Tổng Công ty này. Cụ thể là thương vụ bán công ty con cho doanh nghiệp ngoại. Theo đó, Việt Tiến đồng ý chuyển nhượng 51% vốn góp tại Công ty TNHH Việt Tiến Meko (Cần Thơ) cho đối tác ngoại là Công ty Kwong Lung Enterprise Co Ltd , một Công ty Dệt may lớn của Đài Loan.
Theo tin thị trường, tổng giá trị chuyển nhượng là 1,275 triệu USD, tương đương với 28,6 tỉ đồng. Việt Tiến Meko hiện là 1 trong 5 công ty con của Việt Tiến. Công ty này hiện có vốn điều lệ gần 40 tỉ đồng, tức vốn góp của Việt Tiến tại đây vào khoảng trên 20 tỉ đồng.
Song song đó, tháng 8.2017, Công ty này cũng nhượng quyền thương hiệu giày thể thao Skechers từ đối tác Mỹ. Chia sẻ lý do đưa Skechers vào hệ thống cửa hàng nội đại của Việt Tiến, ông Phan Văn Kiệt, Phó Tổng giám đốc Công ty Việt Tiến, cho biết thương hiệu giày đi bộ nổi tiếng của Mỹ có thể kết hợp hài hòa với trang phục Việt Tiến. Vì thế, Việt Tiến mua quyền thương hiệu trong 7 tháng và sau đó tiếp tục gắn bó lâu dài với thương hiệu này khi tiếp tục đưa sản phẩm này vào hệ thống cửa hàng của Tổng Công ty trong năm 2018.
Tại thời điểm tháng 8. 2018, ông Kiệt chia sẻ: “Đối tác ngoại yêu cầu công ty chứng minh năng lực tài chính, năng lực phát triển hệ thống phân phối, lập kế hoạch kinh doanh cho cả ba năm, rồi mới xem xét khả năng hợp tác”. Theo ông Kiệt, thành công của thương vụ là bàn đạp cho những bản hợp đồng nhượng quyền tiếp theo.
Hướng đi này sẽ nằm trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh các thương hiệu quốc tế mà Việt Tiến đang xây dựng, kỳ vọng đóng góp phần lớn trong tổng doanh thu hàng năm.
Với các dòng sản phẩm hiện hữu, Việt Tiến cũng điều chỉnh để bắt kịp với thị hiếu thay đổi liên tục của người dùng. Ngoài các sản phẩm chủ lực là thời trang nam công sở, công ty phát triển thêm dòng smart casual dành cho môi trường du lịch, dạo phố, thể thao, mặc nhà hay nội y, phụ kiện kết hợp giày Skechers nhằm mở rộng phân khúc cho nhóm khách hàng trẻ hơn.
"Dựa trên phân khúc sẵn có là khách hàng trung niên, chúng tôi có thêm sản phẩm cho độ tuổi từ 24 đến dưới 35 tuổi. Đây là nhóm khách hàng nhanh cập nhật và thay đổi thời trang nhất", ông Kiệt chia sẻ.
Việt Tiến đang từng bước thay đổi để bắt kịp xu hướng thị trường cũng như tiến tới mô hình công ty đa ngành trong tương lai. Theo ông Kiệt, Phó Tổng giám đốc, đây là bước đi nằm trong chiến lược mở rộng thương hiệu, đa dạng chủng loại sản phẩm để sớm đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 20%.
Hướng đi mới: đa dạng hoá ngành nghề
Năm 2017, các doanh nghiệp Dệt may gặp khó khăn vì các Hiệp định Thương mại chưa hoàn thiện. Trong khi đó, sản phẩm phải cạnh tranh so với nhiều thị trường gia công dệt may khác như Myanmar, Lào, Campuchia, Parkistan… Nhiều doanh nghiệp bị mất đơn hàng vì chi phí sản xuất của Việt Nam ngày càng cao hơn một số nước trong khu vực.
Việt Tiến cũng gặp nhiều khó khăn khi thị trường xuất khẩu tồn tại những khó khăn như thị trường xuất khẩu chưa ổn định nên việc quy hoạch hàng hóa cho một số chủng loại mặt hàng còn gặp nhiều khó khăn. Thị trường nội địa chưa hồi phục, sức mua của người tiêu dùng kém. Tổng Công ty trong giai đoạn đầu tư mở rộng đã bộc lộ những khiếm khuyết về nguồn nhân lực, thiếu nguồn cán bộ cung cấp cho các dự án đầu tư mở rộng và cung cấp các đơn vị thành viên. Năng suất lao động của một số đơn vị mới đầu tư có tăng trưởng nhưng chưa đạt yêu cầu đặt ra.
Tuy nhiên, Việt Tiến may mắn vì trước đó đã chủ động tìm thêm thị trường mới để bù đắp. Trong năm 2017, Ban Kế hoạch Thị trường nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng để đảm bảo duy trì sản xuất, quy hoạch nguồn hàng sản xuất ổn định cho các đơn vị mới hoạt động. Bên cạnh đó, Công ty còn tìm kiếm thêm một số khách hàng mới để bù đắp thiếu hụt hàng hoá tại các đơn vị sản xuất.
Đối với hàng FOB xuất khẩu, Công ty nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng để duy trì ổn định sản xuất, quy hoạch nguồn hàng sản xuất ổn định cho các đơn vị mới hoạt động. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2017 của Tổng Công ty khá ổn định, thị trường Nhật Bản 32%, thị trường Mỹ 22%, thị trường châu Âu 17%, còn lại các thị trường khác 29%.
Năm 2017, Việt Tiến đạt doanh thu 8.360 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 296,6 tỉ đồng. Tổng Giám đốc Bùi Văn Tiến cho biết, năm 2017, Công ty chịu áp lực trong chiến lược đầu tư phát triển mở rộng, chi phí đầu tư và hoạt động tăng rất lớn.
May mắn là Công ty cũng lường trước được tình hình về lợi nhuận và cổ tức, cũng như chủ động để chuẩn bị cho chiến lược đầu tư mới, áp lực nợ vay ngân hàng, chi phí cho phát triển nguồn nhân lực. Còn thị trường nội địa, Tổng Công ty tiếp tục tập trung vào sản xuất các thương hiệu truyền thống, mở thêm cửa hàng, và mở rộng kênh phân phối.
Việc mở rộng thương hiệu, các cửa hàng Việt Tiến House lần lượt ra đời với diện tích lớn, trưng bày nhiều dòng sản phẩm của các phân khúc. Đã có gần 30 cửa hàng này tại TP.HCM, Hà Nội, một số tỉnh và theo kế hoạch sẽ phủ sóng toàn quốc 2 năm tới.
Phó tổng giám đốc cũng thừa nhận thực tế khó khăn của thị trường thời trang trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. Nhiều đại gia ngoại đến đây kinh doanh. Hiện thương hiệu này có gần 20 cửa hàng ở Lào và 6 cửa hàng tại Myanmar.
Về chủ trương của Việt Tiến trong thời gian tới, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản là 3 thị trường nòng cốt chủ lực của Tổng Công ty, Việt Tiến cố gắng để không phụ thuộc vào một thị trường, bắt đầu triển khai khai thác các thị trường mới. Bên cạnh đó, Việt Tiến cũng định hình lại một số nhãn hiệu, để phát triển thị trường nội địa đảm bảo lợi ích, lợi nhuận và phát triển bền vững.
Nếu Công ty không kết cấu lại hệ thống cửa hàng của Viettien và Viettien House thì sự sụt giảm doanh thu sẽ cực kỳ lớn. Sau đó, Công ty sẽ tiếp tục mở rộng thương hiệu Viettien ra thị trường thế giới, Viettien sẽ thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Khi định hình lại mô hình Viettien House, chi phí không lớn nhưng doanh thu và hiệu quả tăng. Nếu Việt Tiến vẫn theo mô hình cũ mà không thay đổi thì không hút được khách hàng, Việt Tiến phải làm mới mình. Công ty vẫn kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho và chi phí đầu vào.
Công ty lên phương án sáp nhập 2 Xí nghiệp May 1 và May 2. Dự kiến, VGG sẽ chi 600 tỷ đồng thực hiện đầu tư nhằm sửa chữa, nâng cấp môi trường làm việc; cải tạo, sửa chữa kho thành phẩm nội địa quận Tân Bình.
Năm 2018, Công ty đặt chỉ tiêu doanh thu 8.400 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 360 tỉ đồng, kế hoạch gần như đi ngang so với thực hiện năm 2017. Lý do Việt Tiến tự tin với kết quả này là do kết quả kinh doanh quý I.2018 đạt doanh thu 1,850 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 82 tỉ, đồng, lợi nhuận sau thuế 65.7 tỉ đồng.
Thanh Hương
Theo Nhipcaudautu.vn
Không tăng trưởng, khủng hoảng giá heo hơi, dòng tiền âm không lợi nhuận... Đứng trước các khó khăn này, Masan đang nỗ lực để xoay chuyển tình thế.
"Làm thế nào cô giữ được màu cà trắng dường này?", một nhà phân phối Việt Nam xuýt xoa, ngỏ ý muốn mua 1 hộp để kiểm định chất lượng coi sao. Nhưng hộp cà pháo này đã nằm trong đơn đặt hàng của một nhà phân phối, hộp cà kia lại đã có một doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký mua độc quyền. "Họ bỏ 1,1 tỷ đồng để kiểm định sản phẩm này. Cô phải ưu ái cho họ", bà chủ của Công ty TNHH Ngọc Liên giãi bày.
Sau khi đóng cửa trung tâm thứ tư tại Việt Nam, doanh thu của Parkson giảm mạnh.
Theo hãng tin Bloomberg, nếu Nhà lãnh đạo Kim Jong Un thực sự có ý định mở cửa đất nước, Triều Tiên hoàn toàn có thể trở thành một Việt Nam thứ 2.
Không ít dự đoán tiêu cực được đưa ra trong lịch sử của Apple, nhưng thực tế chứng minh hãng đang là công ty công nghệ đắt giá nhất hành tinh.
Vấn đề nan giải của ngành giày nói riêng và các ngành sản xuất tại Việt Nam nói chung là chúng ta chỉ được hưởng giá trị gia tăng thấp.
Hầu như năm nào cũng có ít nhất từ 1-2 đợt giải cứu hết vải lại hoa, rồi dưa hấu, củ cải, rau xanh… Đó là những chiến dịch kêu gọi giải cứu nông sản thô đã thành chuyện đến hẹn lại lên. Còn đối với nông sản chế biến, không ít trường hợp lại xoay sang chiều hướng đổ lỗi cho người tiêu dùng.
HĐQT Sabeco đã tiến hành “thay máu” toàn bộ dàn phó Tổng giám đốc công ty, trong đó có ông Vũ Quang Hải, chỉ còn ông Nguyễn Thành Nam giữ chức Tổng giám đốc.
Thương mại điện tử là xu hướng bán lẻ phù hợp nhất trong bối cảnh hiện tại của đất nước.
Nửa đầu năm 2018 có khá nhiều doanh nghiệp đưa ra chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách M&A doanh nghiệp khác. Có doanh nghiệp đã hoàn tất thương vụ thâu tóm và nhận được quả ngọt, cũng có đơn vị mới đưa ra kế hoạch chờ ý kiến cổ đông.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự