Trong suốt nhiều thập kỷ, người Việt đã quen mua bán và ăn vặt ở các khu chợ truyền thống. Đó là một không gian nhộn nhịp đầy màu sắc của các quầy hàng ngoài trời, bày bán mọi thứ từ hoa quả, rau củ tới bánh mì.

10 nhà máy rượu vang ở khu vực Bordeaux thuộc sở hữu của Tập đoàn Trung Quốc Haichang đã bị Tòa án Pháp tịch thu tài sản.
Tờ Local của Pháp cho biết, Cảnh sát tài chính Pháp đã tịch thu 10 nhà máy rượu vang ở khu vực Bordeaux thuộc sở hữu của Tập đoàn Trung Quốc Haichang vì nghi ngờ gian lận thuế.
Nguồn tin cảnh sát cho tờ báo biết: "Trong quý II của năm, chúng tôi đã bắt giữ được những tên lừa đảo này".
Các nhà điều tra đã bắt đầu tìm kiếm các thành viên của Tập đoàn Haichang sau khi truyền thông Pháp báo cáo rằng Tập đoàn này đang lọt vào danh sách vi phạm của cơ quan kiểm toán của Trung Quốc vào năm 2014.
Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) cho biết trong báo cáo thường niên rằng Haichang đã được chính quyền địa phương cấp tiền công để mua công nghệ nước ngoài, nhưng thay vào đó đã mua các vườn nho ở Pháp.
Tập đoàn Haichang, có trụ sở tại thành phố cảng Đại Liên, Đông Bắc Trung Quốc đứng đầu bởi Naijie Qu - một tỷ phú dầu mỏ.
Là nhà đầu tư lớn nhất trong số nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã mua các nhà máy rượu vang và vùng trồng nho Bordeaux trong thập kỷ qua, Tập đoàn Haichang đã đầu tư gần 50 triệu bảng vào ngành rượu vang Pháp.
Tuy nhiên, ông chủ Tập đoàn này - Naijie Qu chỉ cho sản xuất rượu bordeaux rẻ tiền trái ngược hẳn với phẩm chất cao cấp nổi tiếng của vùng rượu vang bordeaux.
Các nhà điều tra Pháp khám phá ra một số giấy tờ giả mạo trong việc vay mượn 30 triệu euro của ngân hàng ICBC Trung Quốc của Tập đoàn này. Trong sự việc 10 thương hiệu rượu vang của Tập đoàn này bị tịch thu, giới chức Pháp khám phá ra những vi phạm thuế vụ qua hình thức giấy tờ giả mạo, trốn thuế, lừa gạt thuế.
Các ông chủ này còn mua 10 tòa lâu đài từ số tiền gian lận thuế.
Luật sư của Tập đoàn Haichang tuyên bố, lệnh tịch thu của tòa án chỉ ngăn chặn việc bán rượu trên thị trường. Ở Trung Quốc thì việc mua đứt các vùng sản xuất ở Bordeaux và thương hiệu Châteaux được ghi danh là "chuyển giao công nghệ nước ngoài" và không -phải là vi phạm và bị làm khó dễ với nền tư pháp của Trung Quốc.
Luật sư của Haichang cho rằng, tiền vay nợ đã được trả lại và tòa án "chỉ là một biện pháp của tòa án cho sự ghen tị" mà thôi.
Người Trung Quốc đã vượt qua Bỉ và Anh trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào các vườn nho của Pháp, trong khi Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất theo giá trị đối với hàng hóa của Bordeaux, với 1/10 sản lượng hàng hóa của khu vực này được xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua khoảng 40% các vườn nho ở Bordeaux trong những năm gần đây. Ước tính có khoảng 160 tiệm rượu vang của Pháp hiện nay thuộc sở hữu của Trung Quốc, gần như tất cả ở Bordeaux.
Với hơn 8.000 vườn nho trong khu vực, các nhà sản xuất rượu vang địa phương có xu hướng cảm thấy bị đe dọa bởi người Trung Quốc.
Dân Pháp sành uống rượu đã dần dà tẩy chay rượu bordeaux, nhất là loại rượu có độ cồn cao trên 12,5%, mà chuyển sang tiêu thụ của các vùng sản xuất ra các loại rượu vang khác.
Các nhà truyền thống lo ngại rằng các nhà sản xuất rượu Trung Quốc sẽ thay đổi hương vị rượu vang của họ để thu hút người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Người Trung Quốc trung bình uống 1.5 lít rượu vang/năm (số liệu 2013), thấp hơn nhiều so với ở Pháp là 51,9 lít/người/năm.
Tuy nhiên, số dân đông nhất thế giới đã khiến cho Trung Quốc trở thành quốc gia tiêu thụ rượu vang đỏ nhiều nhất thế giới.
Lục địa Trung Quốc và Hồng Kông tiêu thụ 155 triệu két rượu vang đỏ trong năm 2013, vượt qua con số 150 triệu két (ở Pháp) và 141 triệu két (Ý).
Quế Chi
Theo Baodatviet.vn
Trong suốt nhiều thập kỷ, người Việt đã quen mua bán và ăn vặt ở các khu chợ truyền thống. Đó là một không gian nhộn nhịp đầy màu sắc của các quầy hàng ngoài trời, bày bán mọi thứ từ hoa quả, rau củ tới bánh mì.
Đồng hồ đến từ thương hiệu Rolex là một trong số những chiếc đồng hồ được nhiều người "săn lùng" nhất thế giới. Và đây là lý do tại sao đồng hồ Rolex lại đắt đỏ đến thế.
Theo thông tin tại Đại hội đồng cổ đông năm nay (23.6), Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) sẽ tiếp tục dồn sức cho mảng chủ chốt là ngành trồng cây ăn trái.
Không phải các chiến dịch quảng cáo, trợ giá khủng mà cuộc chiến thương mại điện tử Việt Nam giờ đây lại diễn ra một cách âm thầm ở các nhà kho.
Yeah1 một bước trở thành “hiện tượng” của sàn chứng khoán khi tự tin định giá cao hơn nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Sabeco...
Chỉ xếp sau Trung Quốc về số lượng, trong những năm qua tốc độ đầu tư theo diện định cư của các doanh nhân Việt Nam vào Úc tăng chóng mặt.
Hoạt động kinh doanh Habeco, Halico những năm qua là không thực sự tốt, dù được sự hỗ trợ của những tên tuổi hàng đầu Thế giới như Carlsberg, Diageo.
Lợi nhuận và thua lỗ là một cái nhìn tổng quát về chi phí bỏ ra và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về được trong một khoảng thời gian nào đó. Pardeep Goyal, doanh nhân người Ấn Độ đã đầu tư vào sự nghiệp đầu tay của ông với số tiền được tính bằng tiền tỉ, nhưng cái kết thu về lại không như mong đợi. Dưới đây là một số bài học xương máu của những người làm kinh doanh dịch vụ.
Sau nghi án "giả thương hiệu Hàn Quốc", Bộ Công thương cũng bác việc nhận nhượng quyền thương hiệu và xử phạt do có nhiều vi phạm nhưng đến nay Mumuso tại Việt Nam vẫn "sống khỏe".
Bất chấp giá mua đắt hay rẻ, các đại gia Thái đã lần lượt thâu tóm để làm chủ những doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự