Giá trị doanh nghiệp của Alphabet đã chạm ngưỡng 420 tỷ USD, vượt qua Apple là 393 tỷ USD.

Công ty gia công iPhone cho Apple đang rất quan tâm đến mảng màn hình của Sharp.
Nếu mua lại Sharp, Foxconn cũng sẽ phải gánh các khoản nợ lớn mà công ty Nhật Bản đang phải chịu. Sharp được cho đang nợ các ngân hàng Nhật số tiền lên tới 510 tỷ yen (4,4 tỷ USD).
Theo nguồn tin từ WSJ, công ty Trung Quốc chuyên gia công iPhone và iPad cho Apple là Foxconn đang muốn mua lại Sharp, hãng công nghệ đến từ Nhật Bản. Sharp từng một thời rất thành công, thế nhưng vì nhiều lý do, công ty này ngày càng đi xuống, rơi vào cảnh nợ nần và phải sống dựa vào nguồn tài trợ từ chính phủ. Foxconn được cho rất quan tâm đến mảng kinh doanh màn hình của Sharp - công nghệ màn hình được khá nhiều hãng chọn dùng (một số tin đồn trước đây cho biết Apple cũng sử dụng màn hình của Sharp trên iPhone).
WSJ cho biết, Foxconn muốn mua lại Sharp với giá 625 tỷ yen, tương đương 5,4 tỷ USD. Được biết, ngoài Foxconn, một quỹ đầu tư của Nhật Bản có tên Innovation Network Corp, cũng muốn thâu tóm Sharp; tuy nhiên, quỹ này chỉ muốn bỏ ra 300 tỷ yen (2,6 tỷ USD), tức chưa bằng một nửa so với khoản tiền mà Foxconn sẵn sàng chi.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản không muốn Sharp rơi vào tay các công ty nước ngoài, khi mà Sharp là công ty đang sở hữu những công nghệ màn hình tiên tiến. Tuy nhiên, Chủ tịch Foxconn là Terry Gou hiện cũng đã sở hữu một lượng cổ phiếu lớn tại một nhà máy của Sharp, và công ty Trung Quốc cố gắng trấn an các lãnh đạo Sharp khi nói rằng Foxconn sẽ không phế truất các quản lý cao cấp.
Sharp sẽ đưa ra quyết định của mình vào cuối quý tài khóa tiếp theo của họ, tuy nhiên, có lẽ với tình trạng của công ty hiện nay, họ sẽ không có nhiều lựa chọn để cân nhắc. Dù đã cắt giảm nhiều nhân sự, Sharp thua lỗ 222 tỷ yen (1,9 tỷ USD) hồi năm ngoái. Ngược lại, Foxconn đang làm ăn phát đạt, có lãi 1,1 tỷ USD chỉ riêng trong quý tài chính gần đây nhất.
Giá trị doanh nghiệp của Alphabet đã chạm ngưỡng 420 tỷ USD, vượt qua Apple là 393 tỷ USD.
Sự chào đón nồng nhiệt của thị trường dành cho Chateau Dalat - thương hiệu Việt đầu tiên trên phân khúc vang cao cấp - đã mang đến sự ngạc nhiên lớn, không chỉ cho giới kinh doanh đồ uống, mà còn là cộng đồng doanh nghiệp và những người quan sát thị trường.
Mấy ngày qua, người dân TP Nha Trang và Bình Định trúng đậm mùa ruốc biển. Mỗi ngày trung bình mỗi tàu thuyền trúng 5 tạ đến 1 tấn ruốc biển, thậm chí có thuyền trúng 2 tấn ruốc/ngày, đem về thu nhập hàng chục triệu đồng/ngày.
Cơ quan thuế, hải quan luôn yêu cầu DN phải nộp thuế đúng thời hạn quy định nếu không muốn bị phạt. Ngược lại, nhiều DN lại gõ đủ các cửa, chạy vạy khắp nơi mong được các cơ quan này “trả nợ” khoản thuế đáng ra DN được hoàn lại.
Những ngày giáp Tết, nhà nhà đều tất bật sắm sửa khiến cơ hội kiếm 'bánh chưng xanh' ăn Tết của giới kinh doanh cũng nhiều hơn.
Trong năm 2015, các nhà bán lẻ tại Việt Nam đã có một năm vượt mức kế hoạch đề ra. Thậm chí kế hoạch 1 tỷ đô la doanh thu được đề ra trước đó được xem là khá "mơ mộng" cũng đã hoàn thành đúng vào cuối năm nay.
Không chỉ công ty xổ số có doanh thu "khủng", các đại lý cũng kiếm lời tốt khiến số lượng nhà phân phối ngày càng phình to.
Các giao dịch mua bán thương hiệu kể từ năm 2000 tới nay được Markables tổng hợp theo quy tắc kiểm toán. Tất cả đều được định giá và báo cáo riêng biệt.
Hãng Haier, Trung Quốc, vừa thâu tóm mảng kinh doanh đồ gia dụng của General Electric với giá 5,4 tỷ USD. Động thái này giúp tăng sự hiện diện cũng như ảnh hưởng của các công ty Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Sau Berli Jucker, Central Group của tỷ phú giàu nhất Thái Lan Tiang Chirathivat vừa lên tiếng chính thức về kế hoạch mua lại BigC Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự