Các công ty điện tử truyền thống của Nhật Bản đang phải đối mặt với thời kỳ hết sức khó khăn sau khi chứng kiến các màn giảm doanh thu trượt dốc thảm hại.

Ít nhất thì đối với các nhà bán lẻ, chiếc màn hình nhỏ nhất lại là chiếc quan trọng nhất.
Theo một nghiên cứu của nhà cung cấp phần mềm thương mại điện tử Demandware, 45,1% số lượt truy cập vào các trang web bán hàng trực tuyến trong quý I/2016 là từ các điện thoại thông minh, cao hơn 0,1% so với số lượt truy cập từ máy tính cá nhân.
Trong tháng 7, Demandware dự báo rằng số lượt truy cập bằng điện thoại thông minh sẽ tiếp tục tăng lên và có thể đạt tới con số 60% từ nay cho tới cuối năm.
Việc mua sắm qua điện thoại di động tăng đã giúp các nhà bán lẻ có cơ hội để tiếp cận khách hàng mọi lục mọi nơi nhưng các nhà bán buôn phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc tận dụng nền tảng di động, như thời gian thanh toán kéo dài hay thủ tục rườm rà mà người mua cần đáp ứng. Demandware cho biết tổng số các đơn hàng được thanh toán qua điện thoại chỉ chiếm 44,5%.
Tác giả của cuộc nghiên cứu này – ông Rick Kenney – cho rằng nếu người tiêu dùng có thể mua sắm ngay trên điện thoại vào lúc này thì có nghĩa rất nhiều giá trị sẽ tiếp tục được đem tới cho họ trong tương lai.
Lợi nhuận từ thương mại điện tử
Đối với các thương gia bán buôn, việc bán hàng trên các cửa hàng trực tuyến đã trở nên quan trọng hơn các cửa hàng truyền thống trên tất cả các phương diện. Theo số liệu của Cục Thống kê Hoa kỳ, doanh thu từ thương mại điện tử đạt 92,8 tỷ USD trong quý I/2016, tương ứng với 7,8% doanh thu bán lẻ. Con số này cho thấy sự tăng trưởng với tốc độ rất nhanh của ngành thương mại điện tử bởi tỷ trọng doanh thu bán lẻ của ngành này trong năm 2002 chỉ đạt 1,3%.
Việc áp dụng các công nghệ điện thoại trong quá trình mau sắm ngày càng trở nên phổ biến với tốc độ cao, nằm ngoài sự tưởng tượng của các nhà bán lẻ. Theo số liệu của công ty nghiên cứu ComScore Inc., doanh số bán hàng qua điện thoại đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 năm từ 2013 tới 2015. Doanh số này được Demandware dự báo sẽ tiếp tục tăng và điện thoại thông minh sẽ trở thành phương tiện được nhiều người tiêu dùng để mua sắm trực tuyến nhất cho tới cuối năm 2017.
Những công nghệ như Apple Pay, Android Pay và PayPal mang tới giải pháp cho các nhà bán lẻ. Ông Kenney cho rằng những chiếc điện thoại với màn hình lớn và khả năng duyệt web tốt hơn sẽ mang tới trải nghiệm mua sắm dễ dàng hơn.
Ứng dụng tự sản xuất
Các nhà bán lẻ có quy mô lớn hơn đang tự phát triển việc mua sắm qua điện thoại bằng những ứng dụng “cây nhà lá vườn”. Các ứng dụng từ các nhà bán lẻ như Target Corp., Wal-Mart Stores Inc. hay Kohl’s Corp. đã được người tiêu dùng đón nhận mạnh mẽ kể từ tháng 6/2015.
Ứng dụng Cartwheel của Target đã tăng 85% lượng người dùng trong giai đoạn này bởi người dùng khi mua sắm bằng điện thoại sẽ nhận được nhiều khuyến mại mà họ không nhận được khi trực tiếp mua sắm tại các cửa hàng truyền thống. Theo nhà phân tích Poonam Goyal của Bloomberg Intelligence, ứng dụng này là một trong nhưng ứng dụng tuyệt vời nhất trên nền tảng điện thoại di động bởi sự đơn giản và tiện lợi nó mang tới.
Bà Goyal nhận định rằng vấn đề duy nhất của bán lẻ vào thời điểm này là trải nghiệm khách hàng. Nếu bạn làm được, nghĩa là bạn thành công.
Sự độc tôn của điện thoại di động
Ông Kenney dự báo rằng thị trường mua sắm trực tuyến sẽ sớm biến thành sân khấu riêng của điện thoại di động. Tới năm 2019, các EMarketer dự báo 71% người tiêu dùng tại Mỹ sẽ sở hữu một chiếc điện thoại thông minh – tăng 12% so với thời điểm này. Demandware dự báo rằng tới quý IV/2018, lượng đơn hàng đặt bằng điện thoại sẽ cao hơn 13% so với việc đặt hàng bằng máy tính.
Một số nhà bán lẻ đã nhận ra xu hướng này và nhanh chóng tiếp cận với thế giới chỉ có điện thoại. Rainbow – chuỗi 1.100 cửa hàng bán đồ trẻ em và phụ nữ - cho biết lượng truy cập mua hàng trực tuyến thông qua màn hình điện thoại chiếm khoảng 70%, tăng 20% so với thời điểm cách đây 2 năm. Mới đây, Rainbow đã tung ra một ứng dụng nhưng đa phần người tiêu dùng vẫn mua sắm thông qua website chứ không phải ứng dụng đó.
Phó chủ tịch David Cost của Rainbow cho rằng đối với nhiều khách hàng, điện thoại thông minh là thiết bị máy tính duy nhất họ có và sự phổ biến của thiết bị này đã thay đổi hoàn toàn cuộc chiến thương mại điện tử hiện nay.
Thạch Thảo - Theo Bloomberg/NDH
Các công ty điện tử truyền thống của Nhật Bản đang phải đối mặt với thời kỳ hết sức khó khăn sau khi chứng kiến các màn giảm doanh thu trượt dốc thảm hại.
Dù sản lượng xuất khẩu luôn chỉ bằng 1/3, 1/2 Việt Nam, cà phê Colombia luôn được cả thế giới biết đến. Trong khi đó, Việt Nam - một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, nhưng cà phê Việt xuất khẩu luôn ‘núp’ dưới tên một thương hiệu khác.
Hoạt động kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại (franchise) đang diễn ra rất sôi động tại Việt Nam. Thế nhưng, có một thực tế là con đường kinh doanh nhượng quyền không phải lúc nào cũng gặt hái được hoa thơm, quả ngọt.
Hái quả ngọt từ 3 công ty công nghệ tài chính Mỹ, ông John Le bất ngờ về Việt Nam khởi nghiệp và thử sức trên một sân chơi còn kém minh bạch là thị trường nhà phố tại TP HCM.
Bằng phương pháp nuôi chồn hương để sản xuất cà phê Arabica, cà phê của gia đình ông Vy Văn Thông (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) có hiệu quả kinh tế rất cao và còn xuất khẩu ra nước ngoài.
Khi những người khổng lồ gục ngã, những khoảng trống tại các nước đang phát triển được các ngân hàng trong nước lấp đầy trong khi những tổ chức phi tài chính sẽ là người thay thế ở các nước phát triển.
Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) và đối tác Malaysia Berjaya (Malaysia) đã bắt đầu vận hành dự án xổ số điện toán trị giá 210 triệu USD tại Việt Nam. Nhưng liệu họ có thắng trong canh bạc này.
Chưa kịp thực hiện mục tiêu mở chuỗi 20 cửa hàng cà phê ở Việt Nam, NYDC đã gửi lời chào tạm biệt khách hàng Sài Gòn sau 7 năm có mặt.
Nhờ thu lãi lớn nên tỷ lệ trả cổ tức cho cổ đông của doanh nghiệp này luôn cao ngất ngưởng.
Có ý kiến cho rằng Hòa Phát không thể cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường thức ăn chăn nuôi như CP, Proconco, GreenFeed hay Dabaco, nhưng ông Long khá tự tin và cho rằng “cạnh tranh sẽ làm mình trưởng thành lên và mình sẽ làm tốt được thôi”.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự