Dòng game Pokemon từng khuấy đảo cộng đồng game toàn thế giới cuối thế kỷ 20, tạo ra ngành công nghiệp ăn theo nhân vật trong trò chơi và giúp cổ phiếu của nhiều công ty tăng vọt.

Dù Euro 2016 sắp kết thúc và cả hai cũng đã lật tất cả những con bài mà mình có, song vẫn bất phân thắng bại. Muốn đạp đổ kẻ kia xuống dưới, họ có lẽ phải đợi những World Cup và Euro sau.
Cứ mỗi kỳ Euro hoặc World Cup đến, trong khi các CĐV bóng đá háo hức chờ xem những cuộc tranh tài đỉnh cao trên sân cỏ, thì giới kinh tế cũng ngóng cổ chờ xem những cuộc so tài khốc liệt của các nhãn hàng lớn trên thương trường, nhất là giữa Nike và Adidas, 2 ông vua ngành hàng trang phục thể thao.
Giám đốc điều hành Repucon UK, Jon Stainer bình luận: “Trong bóng đá, ở đẳng cấp này, chỉ có 2 cơ hội thực sự để xem Nike và Adidas chiến đấu cùng nhau là World Cup và Euro. Cả hai giải đấu là mặt trận sống còn để cả 2 thương hiệu này thể hiện tất cả những gì mình có để có thể hạ bệ kẻ kia”.
Dù Euro 2016 sắp kết thúc và cả hai cũng đã lật tất cả những con bài mà mình có, song vẫn bất phân thắng bại. Muốn đạp đổ kẻ kia xuống dưới, họ có lẽ phải đợi những World Cup và Euro sau.
Thật ra tại Euro năm nay, không chỉ có duy nhất Nike và Adidas là tài trợ trang phục cho các đội bóng. Có rất nhiều nhãn hàng khác nhau tài trợ cho 24 đội bóng, ngoài 2 ông lớn kể trên còn có Puma, Errea, Joma…
Thậm chí, số lượng đội tuyển mà Puma bảo trợ trang phục gần bằng Nike. Adidas bao cấp cho 9 đội: Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Nga, Thụy Điển, Xứ Wales, Northern Ireland, Ukraine, Hungary; chiếm 37%. Nike hợp tác cùng 6 đội: Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan; chiếm 25%. Puma có 5: Ý, CH Czech, Thụy sỹ, Slovakia, Áo; chiếm 21%. Sau 20 năm, Nike là đấu thủ tiến bộ dữ dội nhất. Năm 1996, Nike quyến rũ được 1 đội tuyển, chiếm 6%; Puma tài trợ 2 đội, chiếm 13% và Adidas thống trị với 5 đội, chiếm 31%.
Tuy nhiên, như chúng ta thấy, trừ Ý (ủng hộ nhãn hàng nước nhà), thì tất cả thành viên trong đội của Puma đều chẳng mấy tiếng tăm. Bằng chứng: không ai trong 4 đội còn lại lọt được vào tứ kết. Thế nên, chẳng ngoa khi nói, Euro 2016 vẫn là cuộc chơi riêng của bộ đôi Adidas và Nike.
Giữa tháng 5, Giám đốc điều hành Herbert Hainer khẳng định rằng, Adidas sẽ thắng Nike tại mùa hè nước Pháp. Theo Hainer dự đoán, Adidas sẽ thu về khoản 2,5 tỉ Euro thông qua việc bán giày, áo và bóng; tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Lúc đó, Nike sẽ chiếm 36% thị trường giày đá bóng ở 5 thị trường lớn châu Âu, đè bẹp được Nike.
Khách hàng tiềm năng nhất theo các chuyên gia của Adidas chính là CĐV tuyển quê hương của họ: Đức. Nhờ sự thành công của tuyển Đức, Adidas sẽ gom về tầm 1,3 triệu euro từ việc bán áo đấu của đội. Năm 2014, lúc Đức vô địch World Cup, họ còn bán được tới 3 tỉ tiền áo. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra cho tới thời điểm này, dường như không lạc quan như kế hoạch ban đầu của Adidas.
Việc cả Bồ Đào Nha và chủ nhà Pháp đều đi rất sâu giúp số lượng áo đấu mà Nike tẩu tán ra không hề kém cạnh Adidas. Ngoài ra, chúng ta sẽ so sánh một vài tiêu chí khác để biết Nike và Adidas quả thật là cặp “kỳ phùng địch thủ”.
Ngôi sao
Những ngôi sao chủ lực của Nike gồm có Cristiano Ronaldo với hợp đồng khủng, 19 triệu euro/năm; Wayne Rooney, 3 triệu euro/năm và Zlatan Ibahimovic, 1,5 triệu euro năm. Phía bên Adidas có: Gareth Bale có hợp đồng 4 triệu/năm, bằng với Paul Pogba; Mesut Ozil ít hơn chút, được trả 3 triệu euro/năm. Tất cả con cưng của Adidas đều vào được tới bán kết, còn Nike chỉ có mỗi Ronaldo. Nhưng, Nike có chất lượng, khi Ronaldo đã dẫn dắt được người Bồ vào chung kết Euro một cách đầy bất ngờ. 19 triệu euro mà Nike trút vào hầu bao của Ronaldo không hề lãng phí một đồng.
Mạng xã hội
Nếu so sánh về số lượng thành viên trên các trang mạng xã hội như Twitter và Facebook thì phần thắng đang nghiêng về phía Nike. Có 4,6 triệu người theo dõi Nike trên Twitter, trong khi Adidas chỉ có 2,9 triệu. Tương tự, số khách hàng theo dõi Nike trên Facebook gần gấp đôi Adidas: 42,1 triệu và 21,8 triệu. Tuy nhiên, lượng CĐV theo dõi của Adidas đang có chiều hướng tăng đột biến trong thời gian diễn ra Euro, tăng gấp đôi Nike.
Tương tác với clip quảng cáo
Cứ mỗi chiến dịch Euro, cả Nike và Adidas đều sẽ sản xuất một clip quảng bá hình ảnh hoành tráng. Năm nay, nhân vật được Nike chọn đóng video tất nhiên là “gà son” Ronaldo; còn Adidas gửi gắm niềm tin vào Pogba, ngôi sao sáng giá nhất của chủ nhà Pháp. Và, theo tiết lộ của Repucon UK thì clip của Adidas đang gây thiện cảm cho các CĐV hơn của Nike, bởi nội dung vui nhộn, ngắn và dễ hiểu. Ngược lại, clip do Ronaldo và một em bé da màu đóng vai chính của Nike không những quá dài mà có nội dung tương đối mô phạm.
Dòng game Pokemon từng khuấy đảo cộng đồng game toàn thế giới cuối thế kỷ 20, tạo ra ngành công nghiệp ăn theo nhân vật trong trò chơi và giúp cổ phiếu của nhiều công ty tăng vọt.
Tai tiếng đã bám lấy ngành kim cương trong những năm gần đây, không ai còn xa lạ với câu chuyện “kim cương máu”, nổi lên vào thập niên 1990.
Động thái trên của chính phủ đã khiến Baidu, được mệnh danh là Google của Trung Quốc, phải chịu cắt giảm mức doanh thu khổng lồ của mình trong những năm tiếp theo.
Vingroup, Hòa Phát, Cao su Đà Nẵng, Container Việt Nam là đại diện tiêu biểu cho những ngành công nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc y tế của Trung Quốc đang trong cơn sốt M&A ra nước ngoài với cường độ chưa từng thấy từ trước đến nay.
Sau khi đội tuyển Đức để thua 0-2 trước tuyển Pháp trong trận bán kết Euro 2016 hôm 7/7, cảm giác buồn vì thất bại tràn ngập nước Đức. Nhưng có lẽ ở thành phố Herzogena, nơi tập đoàn Adidas ra đời, nỗi buồn lớn hơn gấp bội.
DMC liên tục cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật gây cản trở việc kinh doanh của Big C Đà Nẵng và chuẩn bị việc thu hồi khu vực thuê mặt bằng một cách trái pháp luật.
Viettel lọt top 2 trong danh sách 40 công ty có thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Tạp chí Forbes vừa bình chọn và công bố. Đứng đầu là Vinamilk với giá trị khoảng 1,52 tỷ USD.
Thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng thời trang Nhật Bản - Miniso sẽ có mặt ở Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu bởi tập đoàn Lê Bảo Minh.
Grab đang dẫn trước Uber về số người dùng hàng tháng cũng như tầm phủ sóng ở khu vực Đông Nam Á
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự