Cuộc chiến giữa các hãng bia quốc tế tại Việt Nam vốn đã rất quyết liệt, nay lại càng nóng hơn với sự xuất hiện của “ông lớn” AB InBev cùng thương hiệu Beck’s.

Vào cuối tháng 9, Martin Shkreli - CEO sinh năm 1983 của Công ty dược phẩm Turing Pharmaceuticals, đã bước chân vào hàng ngũ những CEO nổi tiếng nhất trong ngành dược bằng cách gây ra một cú shock trên thị trường.
Sau khi Turing Pharmaceuticals có được bản quyền thuốc Daraprimtrên thị trường Mỹ, Shkreli ngây lập tức cho tăng giá thuốc Daraprim (một loại thuốc dành cho bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng) lên đến 5000% khiến công chúng hết sức phẫn nộ và đặt ra những lo ngại chính trị về các động thái tăng giá thuốc tương tự (sau khi nhà đầu tư mua được bản quyền).
Cho dù sau đó Shkreli đã đưa ra lại tuyên bố sẽ giảm giá thuốc xuống, nhưng vụ việc này đã thực sự làm náo loạn ngành dược phẩm và sinh học.
Những mối lo ngại thực sự
Thông thường các doanh nghiệp trong ngành dược và sinh học không công khai minh bạch cách xác định giá thuốc. Có hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giá thuốc (chi phí nghiên cứu và phát triển phương pháp điều trị, chi phí sản xuất, …).
Mối quan tâm đến giá của một loại thuốc như Daraprim hầu như chưa có tiền lệ, và điều này có thể tạo ra những thay đổi lớn cho ngành công nghiệp dược phẩm trong tương lai.
Hầu hết doanh thu của các công ty dược phẩm đến từ các loại thuốc mới dựa trên các bằng sáng chế. Một bằng sáng chế thuốc có hiệu lực trong vòng 20 năm và sau đó các công ty dược khác có thể sản xuất các sản phẩm tương tự để kinh doanh.
Với các loại thuốc có khoảng 8.000 đơn thuốc mỗi năm như Daraprim (một tỷ lệ thị phần rất nhò trong ngành dược) đơn giản là không đủ hấp dẫn để các công ty khác tham gia vào thị trường. Điều này cho phép tình trạng độc quyền về giá khi nhà sản xuất thuốc có thể thiết lập hầu như bất cứ giá nào họ muốn.
Vào năm 2011, ở Mỹ chỉ có 25% mối quan tâm trong ngành dược tìm kiếm về cụm từ “giá thuốc” nhưng nay, với sự kiện thuốc Daraprim, mối quan tâm này đã tăng lên kỷ lục.
Điều đáng lo ngại là Daraprim không phải là trường hợp duy nhất.
Có hàng chục công ty hiện đang sở hữu những loại thuốc khác nhau cũng đã làm điều tương tự như Shkreli. Dưới đây là một vài điển hình:
Ngay sau hai bài báo đề cập đến những đỉnh điểm tăng giá thuốc gần đây, hai công ty được nhắc đến đã lập tức ra thông báo cắt giảm giá thuốc của mình.
Một trường hợp khác là Valeant, công ty kinh doanh thuốc tim mạch Isuprel và Nitropress (hình dưới) cũng trải qua thời kỳ không mấy dễ dàng. Theo báo cáo của Bloomberg, đại diện Đảng Dân chủ trong Hạ Viện Mỹ gần đây đã yêu cầu Valeant cung cấp những bằng chứng và lý do cho việc tăng giá thuốc. Nếu điều này được thông qua, Valeant sẽ phải cung cấp toàn bộ thông tin về việc xác định giá thuốc của mình.
Một loại thuốc chỉ có giá trị với thiểu số
Trong các lần phỏng vấn, Shkreli đã gọi Daraprim là “thuốc mồ côi” (Orphan drug) hàm ý rằng nó được đặc biệt phát triển để chữa trị cho một tình trạng hiếm gặp trong y tế, do đó không thể thu hút sự cạnh tranh trên thị trường giúp cho việc giữ giá ở mức thấp.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác.
FDA định nghĩa “Thuốc mồ côi” là loại thuốc được sử dụng chữa trị cho các bệnh lý hiếm gặp và xác suất mắc căn bệnh này trong cộng đồng cực thấp, như ở Mỹ là ít hơn 200.000 người và nó được cho là sẽ không đem lại doanh thu lớn cho công ty dược phẩm.
Nhưng thuật ngữ “Thuốc mồ côi” được áp dụng cho những loại thuốc được đăng ký bằng sáng chế. Bằng sáng chế của Daraprim đã 62 năm và đã hết hiệu lực. Thêm vào đó, Daraprim được sử dụng để trị bệnh trị bệnh toxoplasmosis – một căn bệnh ký sinh mà những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch (giống như AIDS) và phụ nữ mang thai thường bị nhiễm. Do đó, người ta cho rằng Shkreli đã trục lợi trên số đông người bị tổn thương.
Câu chuyện đã thu hút được sự chú ý của ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton đã đăng trên tài khoản twitter rằng đây là "giá cắt cổ" và hành vi này là “vô nhân đạo”.
Tăng giá để phát triển loại thuốc mới?
Shkreli biện minh cho tình trạng leo thang của giá thuốc Daraprim rằng điều này sẽ giúp công ty phát triển những phiên bản của loại thuốc này tốt hơn trong tương lai. Vì thế mô hình kinh doanh của công ty ông cũng không giống với những công ty dược phẩm khác, những công ty dùng vốn từ các nhà đầu tư tư nhân cho hoạt động nghiên cứu của họ
Sam Peltzman, một nhà kinh tế y tế và là giáo sư tại Đại học Chicago, cho rằng lời biện minh của Shkreli là không thực tế vì nó đã lạc hậu.
Trong cuộc nói chuyện với Business Insider, Peltzman cho biết tuyên bố của Shkreli là lố bịch và trái với các nguyên lý kinh tế vì “Nguồn tài trợ cho phát triển thuốc mới được thu hút từ các quỹ đầu tư cho nghiên cứu và Các quỹ này không đến từ những người giàu có.”
Hiện tại, các ứng cử viên tổng thống - chủ yếu Clinton và Bernie Sanders - đang đưa ra những kế hoạch thay đổi cách thức định giá thuốc của các công ty dược phẩm và công ty sinh học.
Hơn thế nữa, với dư luận ngày càng tồi tệ về các công ty dược phẩm của công chúng Mỹ, những tin tức này có thể sẽ trở thành tia lửa nhóm lên sự thay đổi chính sách giá thuốc của Mỹ.
Cuộc chiến giữa các hãng bia quốc tế tại Việt Nam vốn đã rất quyết liệt, nay lại càng nóng hơn với sự xuất hiện của “ông lớn” AB InBev cùng thương hiệu Beck’s.
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh của 3 đối tác: Honda Motor (Nhật Bản- 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam- 30%.
Hai nhà máy cá tra của Hùng Vương có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ của Nhật, Mỹ và châu Âu.
Sự kiện TCty Thuốc lá VN (Vinataba) thoái vốn khỏi Cty Sapporo Việt Nam (SVL), đưa SVL từ liên doanh thành Cty 100% vốn Nhật Bản và thuộc Sapporo International Inc vừa diễn ra, là điều mà giới quan sát đã tiên đoán trước. Đó dường như cũng là con đường đi của rất nhiều liên doanh đầu tư Nhật – Việt những năm qua.
Nghiên cứu mới nhất của Nielsen chỉ ra rằng một nhãn hiệu có thể đạt được mức tăng trưởng về doanh số gấp đôi nếu áp dụng hình thức phân phối trực tiếp thay vì thông qua đại lý để đưa hàng hóa đến cửa hàng bán lẻ.
Đài Loan là thị trường chính, chiếm 95% sản lượng chè ô long xuất khẩu của Lâm Đồng, nhưng nay thị trường này “đóng băng” khiến vùng chè lớn nhất nước này gặp khó.
Gian lận có hệ thống của hãng xe lớn nhất thế giới đe dọa nhấn chìm toàn bộ ngành công nghiệp ô tô và định hình lại nó
Mexico là một trong 3 quốc gia đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Mexico và Canada), đồng thời cũng là một trong số 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP, bao gồm: Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nhật bản, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Trong vòng bốn năm, Lei Jun - nhà sáng lập và CEO của Xiaomi, bằng những nỗ lực của mình đã xây dựng một công ty startup thành một trong những nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Prudential vừa triển khai một “thương vụ” chưa từng có, đó là ký kết hợp đồng với Bộ Tài chính mua khối lượng kỷ lục trái phiếu chính phủ có trị giá 3200 tỷ đồng trong kỳ hạn 20 năm. Cùng với ký kết này, đại diện Prudential khẳng định: Chúng tôi là nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam!
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự