Giám đốc đầu tư Dragon Capital nói nhiều công ty khởi nghiệp chỉ biết làm mà không biết giới thiệu sản phẩm ra thị trường, nên khả năng thành công không cao.

Hiện toàn huyện Sa Pa (Lào Cai) có hơn 70 ha diện tích cây atiso cho thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng/năm.
Nằm ở độ cao từ 1.500 - 1.800 mét, khí hậu ôn đới với nhiệt độ trung bình từ 15 - 18 độ C, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển các loại cây dược liệu bản địa. Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở vùng cao này đã phát triển một số các loại cây thuốc quý như đương quy, bạch chuột, mộc hương, tam thất, đỗ trọng… cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc trong nước.
Gia đình ông Má A Sinh là một trong những hộ trồng nhiều atiso nhất ở xã Sa Pả. Loại cây này không chỉ cho gia đình thu hoạch lá, mà thân, củ và hoa cũng đem lại nguồn thu đáng kể. Được hướng dẫn kỹ thuật và có công ty nhận bao tiêu sản phẩm, ông Sinh rất yên tâm chăm sóc 3 ha dược liệu.
“Gia đình trồng 3 ha cây atiso, theo tính toán của gia đình, trừ chi phí mỗi năm gia đình cũng có thu nhập 300 triệu đồng”, ông Sinh tự tin cho biết.
Atiso là loại cây đem lại nguồn thu nhập khá, giúp nhiều hộ dân ở Sa Pa vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Nhận thấy rõ tiềm năng kinh tế từ cây atiso, huyện đã đưa loại cây trồng này vào danh mục cây trồng dược liệu chủ đạo.
Hiện toàn huyện có hơn 70 ha cây atiso. Trung bình mỗi năm bà con thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng. Cây atiso có thị trường bao tiêu ổn định do Công ty cổ phần Traphaco cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân. Để đáp ứng đủ việc tiêu thụ atiso và một số cây dược liệu khác trên địa bàn huyện, Công ty Traphaco Sa Pa đã được đầu tư, lắp đặt các công nghệ dây chuyền tiên tiến.
Ông Đỗ Tiến Sỹ, Giám đốc Công ty Traphaco Sa Pa cho biết, trong nhiều năm gần đây, công ty đã tích cực và chủ động trong việc liên kết 4 nhà, qua đó cùng đồng hành với bà con nông dân, phối hợp với địa phương quy hoạch vùng trồng phát triển dược liệu, làm sao mỗi cây dược liệu có định hướng tại một địa điểm trồng một cách cụ thể, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng của cây dược liệu.
Phát huy lợi thế về khí hậu và đất đai, từ năm 2015, huyện Sa Pa đã triển khai dự án trồng 4, 5 ha cây đương quy, tam thất cho một số hộ dân tại xã Sa Pả và khu vực thị trấn Sa Pa. Để khuyến khích, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, huyện đã có nhiều chính sách, xây dựng các kế hoạch phát triển, quy hoạch vùng trồng cây dược liệu.
Bà Trần Thị Lan Hương, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho biết, trong giai đoạn từ năm 2015 – 2020, huyện Sa Pa chú trọng phát triển vùng cây dược liệu lên 200 ha. Đối với các diện tích cây dược liệu khác, huyện tuyên truyền, vận động cho các hộ dân tiến hành trồng theo đúng quy hoạch, không phát triển ồ ạt để nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân.
Việc quy hoạch, mở rộng diện tích trồng dược liệu trong giai đoạn tiếp theo trên cùng cao Sa Pa là hết sức cần thiết, nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới tại nhiều xã khó khăn của Sa Pa.
Giám đốc đầu tư Dragon Capital nói nhiều công ty khởi nghiệp chỉ biết làm mà không biết giới thiệu sản phẩm ra thị trường, nên khả năng thành công không cao.
Chuyện dùng gạch men để lót nền nuôi lợn của anh Kiều Văn Phẩm (xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam) gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng anh đã chứng minh cách làm của mình là đúng, đạt năng suất, hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi.
Khởi nghiệp bằng vài cây giống đem về từ Đài Loan, đến nay, anh Lê Tiến Thành đã có một vườn oải hương rộng 1.000 m2 độc nhất vô nhị ở Đà Lạt, cho thu nhập khá tốt.
Cách đây không lâu, tôi được ngồi nghe một nhóm bạn trẻ trình bày về ý tưởng khởi nghiệp công nghệ hóa y tế trong một quán cà phê lãng mạn.
"Lắm lúc muốn bật khóc ngay giữa cái đống đấy. Nhưng tôi vẫn đi. Có chọn lại cũng không chọn đi làm thuê".
Hành trình trở thành triệu phú trên đất Mỹ của Bill Nguyễn khiến nhiều người nể phục khi biết rằng anh vốn xuất phát điểm từ một gia đình nghèo, hoàn toàn gây dựng sự nghiệp từ con số 0.
Chăn thả tự do trên bãi cỏ ven sông Hồng, đàn trâu đã được "luyện" thói quen sáng ra ăn cỏ rồi nằm nghỉ, chiều xuống sông Hồng tắm và tối tự về chuồng. Nuôi trâu thả hoang nhàn nhã như vậy mà mỗi năm ông Tiến vẫn thu tiền tỷ khi xuất chuồng khoảng 40-50 trâu thịt.
Người giàu thường có cách suy nghĩ khác biệt để có thể có nhiều tiền hơn người khác và có thể ngày càng giàu có hơn. Dưới đây là một số bí quyết để theo gương những người giàu.
Câu chuyện thành công của doanh nhân gốc Việt Trung Dung được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.
Nuôi gà kiếm tiền đã khó, nuôi “gà khủng” - đà điểu như Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) thì ít ai dám. Sau mấy năm chật vật, giờ đây, anh Trung đã có thể nhàn nhã ngồi ngắm đà điểu và đếm tiền.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự