Ngoài ý tưởng tốt, định giá dự án chính xác, đôi khi cách lên kế hoạch kinh doanh bài bản, sự tự tin cũng là yếu tố quyết định việc rót vốn của nhà đầu tư.

Nếu sợ cái mới, sợ thất bại, không muốn từ bỏ các thói quen xa xỉ hay ngại tìm đồng minh, bạn sẽ chẳng bao giờ dư dả.
1. Sợ cái mới
Để làm dày túi tiền của mình, đầu tiên, bạn cần giữ vững tâm lý để chống lại hiện tượng mà khoa học gọi là "chứng sợ cái mới" – xu hướng chống lại hoặc rút lui trước vật thể hoặc tình huống không quen thuộc.
2. Không muốn từ bỏ những gì không cần thiết
"Cần" khác với "Muốn" ở điểm nào? Câu hỏi rất đơn giản, nhưng rất nhiều người chẳng bao giờ muốn tự hỏi mình điều này và khiến tiềm năng đầu tư của bản thân giảm đi đáng kể. "Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ rằng việc làm móng, thiết kế vườn tược hay thuê người giúp việc cũng được tính là điều cần", Michael Chadwick - cố vấn tài chính tại Chadwick Financial Advisors cho biết.
3. Ngại tìm đồng minh để thực hiện ý tưởng mới
Trong cuốn "Suy nghĩ và Làm giàu", Napoleon Hill đã nói về "đồng minh ý tưởng" - khi nhiều người cùng giúp một doanh nhân đạt mục tiêu của mình. Nếu bạn ngại lập nhóm, hãy cân nhắc lại điều này. Bill Gates khi lập Microsoft cũng cần Paul Allen. Steve Jobs lập Apple cũng cần Steve Wozniak. Và Google là thành quả của cả Larry Page và Sergey Brin.
4. Sợ thất bại
Ai trong chúng ta mà không sợ thất bại chứ? Nhưng bạn nên hiểu thất bại về tài chính là điều rất căn bản thôi. "Nó sẽ rất có ý nghĩa nếu bạn nhìn theo góc độ tích cực", Cherilynn M. Veland – tác giả cuốn sách "Stop giving it away" cho biết. Để vượt qua điều này, hãy đặt nỗi sợ hãi ngay trước mặt thay vì mang nó đi khắp nơi một cách vô thức. Đó chính là bước đầu tiên giúp bạn đối mặt với chúng.
5. Không muốn là mục tiêu
Tiền bạc có thể làm nảy sinh sự đố kị và ghen ghét từ các đối thủ, thành viên trong gia đình và cả bạn bè nữa. Dave Yeske – CEO hãng quản lý tài sản Yeske Buie cho biết: "Có một câu thành ngữ thế này 'Móng tay mà dựng lên thì phải giũa'. Nhưng cũng có câu thế này: 'Không vào hang cọp sao bắt được cọp'".
6. Sợ thiếu thốn
Để được dư dả, bạn sẽ phải luôn tin tưởng và theo đuổi chúng. Chẳng có cái gì tự rơi vào túi mình được đâu. Bạn sẽ không làm được gì nếu suốt ngày bị ám ảnh bởi hóa đơn, nợ nần và sai lầm. Hãy hóa giải những điều đó bằng cách tận dụng những gì mình đang có, trân trọng chúng và luôn hướng đến phần thưởng trong tương lai.
7. Sợ phải thay đổi thói quen
Duy trì việc chi tiêu theo ngân sách đã lập từ năm này qua năm khác sẽ có cả cái lợi và hại. Đã đến lúc bạn phá vỡ cái vòng này, dám mơ ước, thiết lập mục tiêu và tài chính cho các mốc thời gian mới và thi thoảng ăn mừng tiến bộ và thành công của mình.
8. Ám ảnh bời những lời nói của bố mẹ
Một số cha mẹ có ý thức dạy con cái về tài chính, nhưng vài người khác lại chỉ ràng buộc giấc mơ tiền bạc của con họ bằng hàng tá quan điểm, nhận định về tiền bạc. Hãy chắc chắn quan điểm của bạn phù hợp với thực tế, chứ không phải với những nỗi sợ đã tồn tại từ quá khứ.
9. Sợ bạn bè ghét
Bạn bè sẽ phản ứng theo nhiều cách nếu bạn trở nên giàu có. Một là chìa tay ra với bạn, hai là coi thường bạn. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn bè không thích bạn vì chính con người bạn – giàu hay nghèo hay bất kỳ điều gì khác, thì họ đã chẳng là bạn ngay từ đầu rồi.
Ngoài ý tưởng tốt, định giá dự án chính xác, đôi khi cách lên kế hoạch kinh doanh bài bản, sự tự tin cũng là yếu tố quyết định việc rót vốn của nhà đầu tư.
Founder nhiều 'ảo tưởng' và thị trường vốn hạn hẹp là những điểm yếu chết người với các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.
Công ty nào cũng cần xây dựng văn hóa để kết nối nhân viên và phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiều công ty startup đã không quan tâm đúng mức vấn đề này, xem đây là công việc lãng phí thời gian, tiền bạc. Đây là quan niệm sai lầm cần được khắc phục.
Doanh nghiệp nào cũng muốn đưa thương hiệu của mình đến vị trí đứng đầu thị trường. Nhưng điều gì xảy ra nếu doanh nghiệp phải cạnh tranh trong một thị trường mà mình không thể nào vượt qua được vị trí thứ hai? Làm thế nào để có động lực duy trì hoạt động của một công ty luôn đứng sau một “người khổng lồ” nào đó?
Bất cứ startup nào cũng cần trình bày kế hoạch trước nhà đầu tư (NĐT) để huy động vốn.
Không phải cứ có ý tưởng tốt là có thể khởi nghiệp thành công, bởi, nếu tính toán, cân đối tài chính sai bạn rất dễ mất vốn và thua lỗ.
20 tuổi đã dám “liều” cầm cố gia sản để vay tiền làm trang trại chăn nuôi quy mô lớn đầu tiên ở xã miền núi nghèo khó. Gặt hái thành quả thì sẵn lòng sẻ chia, vận động bà con cùng mạnh dạn mở hướng thoát nghèo. Cuộc gặp gỡ với chủ trang trại tổng hợp thế hệ 8X Tôn Kế Toại (xã Sơn Thủy, Hương Sơn) đã đưa tôi đến với những bất ngờ thú vị.
Từ một người bán bánh dạo, nhưng nhờ kiên trì và quyết tâm, vợ chồng anh Trần Lê Hùng (thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, An Giang) đã xây dựng được thương hiệu bánh hạnh nhân Tiến Anh nổi tiếng như hiện nay.
Trong vài năm trở lại đây, nhiều người bắt tay xây dựng một sự nghiệp riêng cho mình bằng cách bắt đầu những ý tưởng táo bạo. Nhưng, nếu bạn quyết định làm chủ một doanh nghiệp, bạn cần phải phát triển ý tưởng. Một ý tưởng có thể đến từ những điều truyền cảm hứng cho bạn bởi vì nếu làm công việc yêu thích, bạn sẽ làm hăng say hơn và sẽ dễ thành công hơn.
Khao khát có được tấm bằng đại học, nhưng Trần Thị Như Ý đã quyết định tạm gác giấc mơ này để dành hết đam mê và trách nhiệm cho tranh thêu tay truyền thống của người Huế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự