Chuyện dùng gạch men để lót nền nuôi lợn của anh Kiều Văn Phẩm (xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam) gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng anh đã chứng minh cách làm của mình là đúng, đạt năng suất, hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi.

Chăn thả tự do trên bãi cỏ ven sông Hồng, đàn trâu đã được "luyện" thói quen sáng ra ăn cỏ rồi nằm nghỉ, chiều xuống sông Hồng tắm và tối tự về chuồng. Nuôi trâu thả hoang nhàn nhã như vậy mà mỗi năm ông Tiến vẫn thu tiền tỷ khi xuất chuồng khoảng 40-50 trâu thịt.
Ngay dưới chân cầu Vĩnh Tuy, thuộc khu vực bãi giữa Sông Hồng, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi vợ chồng ông Nguyễn Văn Tiến chăn thả đàn trâu nái lên tới gần 200 con.
Theo ông Tiến, trâu nhà ông được nuôi gần như hoang dã, không xỏ mũi, không đánh số, ăn cỏ và sinh sản một cách tự nhiên, đảm bảo không dùng cám hay thức ăn công nghiệp.
Vợ chồng ông Tiến là một trong những nông dân khai phá vùng bãi giữa sông Hồng gần 20 năm trước và liên tục là nông dân sản xuất giỏi của quận Long Biên.
Theo ông Tiến, gần 20 năm trước vợ chồng ông chỉ bắt đầu gây đàn trâu này bằng 2 con trâu cái và 1 con trâu đực kéo cầy, tới nay nếu tính tổng cộng số trâu mà ông đã bán đi và cả hiện tại, thì đã có gần 1.000 con trâu được sinh ra tại đây.
Giống trâu nhà ông Tiến là trâu ré, tuy trọng lượng cơ thể không to, nhưng bù lại, trâu sinh sản rất tốt, trâu có thời gian mang thai 12 tháng, nhưng rất nhiều trâu mẹ trong đàn vừa nuôi con vừa mang thai, khoảng 3 năm là trâu đẻ được 2 nghé.
Sau nhiều năm chăn thả, hiện nay đàn trâu đã được "luyện" thói quen sáng ra bãi cỏ ăn rồi nằm nghỉ, buổi chiều xuống sông Hồng tắm, và tối tự về chuồng, rất ít khi bị lạc mất trâu mẹ và nghé con.
Khó khăn nhất khi chăn nuôi đàn trâu 200 con này là vào mùa đông, khi cỏ ở bãi sông bị lụi, ông Tiến phải dùng máy bơm tưới cho cỏ xanh tốt để đàn trâu có thức ăn.
Một ngày đàn trâu có thể phải di chuyển tới 10km để đi tìm cỏ vào mùa đông, nhưng khi mùa xuân tới cỏ mọc khắp nơi, người chăn trâu thuê nhà ông Tiến chỉ việc ngồi một chỗ rất an nhàn để trông nom đàn trâu.
Hiện mỗi năm ông Tiến "trâu" có thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng từ những chú trâu hiền lành và mắn đẻ của mình.
Chuyện dùng gạch men để lót nền nuôi lợn của anh Kiều Văn Phẩm (xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam) gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng anh đã chứng minh cách làm của mình là đúng, đạt năng suất, hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi.
Khởi nghiệp bằng vài cây giống đem về từ Đài Loan, đến nay, anh Lê Tiến Thành đã có một vườn oải hương rộng 1.000 m2 độc nhất vô nhị ở Đà Lạt, cho thu nhập khá tốt.
Cách đây không lâu, tôi được ngồi nghe một nhóm bạn trẻ trình bày về ý tưởng khởi nghiệp công nghệ hóa y tế trong một quán cà phê lãng mạn.
"Lắm lúc muốn bật khóc ngay giữa cái đống đấy. Nhưng tôi vẫn đi. Có chọn lại cũng không chọn đi làm thuê".
Hành trình trở thành triệu phú trên đất Mỹ của Bill Nguyễn khiến nhiều người nể phục khi biết rằng anh vốn xuất phát điểm từ một gia đình nghèo, hoàn toàn gây dựng sự nghiệp từ con số 0.
Hiện toàn huyện Sa Pa (Lào Cai) có hơn 70 ha diện tích cây atiso cho thu hoạch gần 4.000 tấn lá tươi, đem lại nguồn thu gần 8 tỷ đồng/năm.
Người giàu thường có cách suy nghĩ khác biệt để có thể có nhiều tiền hơn người khác và có thể ngày càng giàu có hơn. Dưới đây là một số bí quyết để theo gương những người giàu.
Câu chuyện thành công của doanh nhân gốc Việt Trung Dung được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.
Nuôi gà kiếm tiền đã khó, nuôi “gà khủng” - đà điểu như Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh (Ba Vì, Hà Nội) thì ít ai dám. Sau mấy năm chật vật, giờ đây, anh Trung đã có thể nhàn nhã ngồi ngắm đà điểu và đếm tiền.
Sự xuất hiện một loạt quỹ đầu tư mạo hiểm ở Singapore trong vài năm gần đây mở ra cơ hội tiếp cận vốn thuận lợi cho doanh nghiệp trẻ VN.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự