Tồn kho than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) hiện đã chạm con số 10 triệu tấn, còn lượng than nhập khẩu 4 tháng qua cũng đã đạt 4,7 triệu tấn.

Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vừa được Tổng Cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt gần 104,45 tỷ USD, tăng 2,5% tương ứng tăng 2,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 67,78 tỷ USD, tăng 4,4% tương ứng tăng 2,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4 năm 2016 (từ 16-4-2016 đến 30-4-2016) đạt 13,86 tỷ USD, giảm 5,1% tương ứng giảm 747 triệu USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 4-2016. Trong đó, xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch 8,79 tỷ USD, giảm 5,8% tương ứng giảm 537 triệu USD so với nửa đầu tháng 4/2016.
Trong kỳ 2 tháng 4-2016 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 213 triệu USD, dẫn đến cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 1,76 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm.
Về xuất khẩu, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4-2016 đạt 7,04 tỷ USD, giảm 4,1% (tương ứng giảm 300 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 4-2016.
Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 4-2016 giảm so với kỳ 1 tháng 4-2016 chủ yếu do giảm ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm hơn 90 triệu USD; hàng dệt may giảm hơn 54 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ giảm gần 47 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện giảm gần 45 triệu USD; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù giảm 30 triệu USD…
Bên cạnh đó một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng là: giày dép các loại tăng hơn 79 triệu USD; dầu thô tăng 71 triệu USD; sắt thép các loại tăng gần 46 triệu USD.
Như vậy, tính đến hết tháng 4 năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 53,1 tỷ USD tăng 6,5% tương ứng tăng 3,24 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 4-2016 đạt 4,91 tỷ USD, giảm 3,8% tương ứng giảm 192 triệu USD so với kỳ 1 tháng 4-2016, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2016 của nhóm các doanh nghiệp này lên 37,23 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 4-2016 đạt 6,82 tỷ USD, giảm 6,1% (tương ứng giảm 446 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 4-2016.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 4-2016 giảm so với kỳ 1 tháng 4-2016 chủ yếu do giảm ở một số nhóm hàng sau: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 173,5 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 79,6 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 69,2 triệu USD; vải các loại giảm 46,2 triệu USD; linh kiện phụ tùng ô tô giảm 44,7 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 35,5 triệu USD...
Bên cạnh đó có một số nhóm hàng có kim ngạch tăng so với kỳ 1 tháng 4-2016 là: phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 128 triệu USD; xăng dầu các loại 76,9 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 54,7 triệu USD…
Như vậy, tính đến hết tháng 4-2016, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 51,34 tỷ USD, giảm 1,3% (tương ứng giảm 700 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2015.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 3,88 tỷ USD, giảm 8,2% tương ứng giảm 345 triệu USD so với kỳ 1 tháng 4-2016, qua đó nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này trong 4 tháng/2016 đạt 30,55 tỷ USD, giảm 1,9% tương ứng giảm 587 triệu USD so với 4 tháng/2015.
Tồn kho than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) hiện đã chạm con số 10 triệu tấn, còn lượng than nhập khẩu 4 tháng qua cũng đã đạt 4,7 triệu tấn.
Đợt xả hàng lớn nhất từ trước đến nay của Thái Lan đa phần là gạo cũ nên nếu có ảnh hưởng cũng chỉ tác động vào giá gạo cấp thấp của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2016 tăng 7,39% về lượng và tăng 9,46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước (đạt 2,01 triệu tấn, tương đương 892,52 triệu USD).
Giảm lợi thế cạnh tranh về giá, gạo Việt Nam hiện còn đang phải đương đầu với việc bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng từ Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 38,11 tỷ USD, chiếm 71,77% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/4/2016 là 53,1 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất đạt 32,78 tỷ USD, chiếm 63,85% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/4 là 51,34 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong ba tháng đầu năm nay, ôtô và hàng điện máy nhập từ ASEAN tăng vọt.
Cả 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đều có mức tăng trưởng so với cùng kỳ 2015 là kết quả xuất khẩu nổi bật cả nươc tính đến hết tháng 4, theo thông tin cập nhật vừa được Tổng cục Hải quan công bố.
Những bất cập trong quy định về mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng đã được cơ quan Hải quan và nhiều DN kiến nghị trong thời gian dài nhưng Bộ Công Thương (Tổng cục Năng lượng) chậm thay đổi. Theo Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), rào cản hành chính này đang gây nên sự thiếu hiệu quả trong hoạt động XNK của Việt Nam.
Đại diện các cơ quan quản lý như Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan khẳng định: "Việt Nam nghiêm túc thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc (VKFTA, chấp nhận C/O điện tử với doanh nghiệp Hàn Quốc".
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự