Đến hết tháng 4/2018, xuất khẩu cả nước tiếp tục giữ được mức tăng khá cao 19,2% tương ứng tăng 11,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Dù ngành sản xuất vải chưa cung ứng đủ cho ngành may trong nước, nhưng khâu sản xuất trước vải là sợi đang góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu chung của toàn ngành. Với tốc độ tăng trưởng cao như hiện nay, dự báo xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sẽ đạt khoảng 3,9 tỷ USD trong năm 2018.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam trong tháng 4 đạt 312,4 triệu USD, tương ứng 114,3 nghìn tấn giảm 13,2% về lượng và 12,5% về trị giá so với tháng 3. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2018, lượng xơ sợi xuất đạt 451 nghìn tấn đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Xơ và sợi dệt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 51,1% tổng lượng nhóm hàng, đạt 230,6 nghìn tấn, đạt 646 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và 8,99% trị giá, giá xuất bình quân đạt 2800,61 USD/tấn, tăng 3,45% so với cùng kỳ. Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là Hàn Quốc 53 nghìn tấn, đạt 132 triệu USD, tăng 3,73% về lượng và 16,82% trị giá, giá xuất bình quân 2487,8 USD/tấn, tăng 2,71%, tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ tăng 75,63% về lượng và 90,97% trị giá, đạt tương ứng 25,4 nghìn tấn, 62,7 triệu USD. Như vậy, ba thị trường xuất khẩu chủ lực kể trên chiếm 68,5% tổng nhóm hàng.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, mặt hàng xơ sợi xuất khẩu có sự tăng trưởng tốt, đặc biệt tăng mạnh ở thị trường Italia, Brazil… và tăng đột biến ở thị trường Mỹ.
Cụ thể, đối với thị trường Mỹ, tháng 4/2018 đạt 2,5 nghìn tấn, 3,1 triệu USD giảm 24,79% về lượng và 225,99% về trị giá so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, lượng xơ xợi xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 11 nghìn tấn, 13,7 triệu USD, tăng 171,7% về lượng và 139,03% về trị giá so với cùng kỳ, mặc dù giá xuất bình quân giảm 12,02% tương ứng với 1248,74 USD/tấn.
Theo Vinanet
Đến hết tháng 4/2018, xuất khẩu cả nước tiếp tục giữ được mức tăng khá cao 19,2% tương ứng tăng 11,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2018 của Việt Nam là 17,2 tỷ USD, giảm 8,9% về số tương đối và giảm 1,67 tỷ USD về số tuyệt đối. Trong tháng 4/2018, có tới 39/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm so với tháng trước.
Dù lập nhiều kỳ tích nhưng trái cây Việt Nam xuất khẩu vẫn còn cảnh “sáng rau, chiều rác” vì nhanh héo. Ngày đầu giá bán có thể 10 USD/kg nhưng sang ngày thứ ba chỉ giá chỉ còn 1/3...
Bốn tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm hóa chất đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 2,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ phần lớn các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ tăng mạnh nhất.
Bốn tháng đầu năm 2018, lượng cao su xuất sang các thị trường chủ lực duy trì tăng trưởng. Dự báo thời gian tới vẫn khả quan đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó nhập từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia tăng, tuy nhiên để tận dụng tốt nhất Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hiệu lực từ năm 2010, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chủ động nguồn nguyên vật liệu, đa dạng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia.
Bốn tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc tăng nhập khẩu nhóm hàng than đá từ thị trường Việt Nam, tuy lượng nhập chỉ đạt 135,5 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần về lượng và 8 lần trị giá so với cùng kỳ 2017.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu rau quả về Việt Nam đạt trên 456,57 triệu USD, tăng mạnh 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự