Tỉ giá vẫn là vấn đề được các doanh nghiệp đề cập khi nói về nguyên nhân khiến các mặt hàng chủ lực của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), XK tôm quý III đạt 840,8 triệu USD, tăng từ 573,9 triệu USD của quý I và 716,2 triệu USD của quý II.
So với 2 quý đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam trong quý III đã có sự khởi sắc. Mặc dù vậy vẫn chưa có sức bật để đạt được mức tăng trưởng dương. Cụ thể, XK tôm quý III đạt 840,8 triệu USD, tăng từ 573,9 triệu USD của quý I và 716,2 triệu USD của quý II tuy nhiên vẫn giảm 26,6% so với cùng kỳ năm 2014.
XK tôm tăng đều từ tháng 7 đến tháng 9 từ gần 263,5 triệu USD lên gần 305 triệu USD. Lũy kế 9 tháng năm nay, XK tôm đạt 2,1 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo VASEP, kinh tế sụt giảm khiến nhu cầu tiêu thụ ở các nước NK chính ảm đạm. Đồng tiền của các thị trường NK chủ lực như Nhật, EU, Hàn Quốc… mất giá mạnh khiến giá NK giảm. Trong khi đó, đồng tiền của các nước cung cấp tôm lớn trên thế giới cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc… lại phá giá mạnh tới 30%, nguồn cung ở các nước Đông Nam Á khiến XK tôm trong quý 3 và 9 tháng năm nay vẫn liên tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tôm chân trắng vẫn là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam trong 9 tháng năm 2015 mặc dù giá trị XK giảm 27,5% so với cùng kỳ năm 2014 xuống còn 1,2 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam. XK tôm sú cũng giảm tới 31,7% còn 711,4 triệu USD, chiếm 33,4%.
Tính tới hết tháng 9 năm nay, tôm Việt Nam được XK sang 92 thị trường, tăng 6 thị trường so với cùng kỳ năm 2014 (86 thị trường).
Top 10 thị trường chính gồm: Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, Đài Loan, ASEAN và Thụy Sỹ, chiếm gần 95% tổng giá trị XK tôm.
XK tôm sang top 3 thị trường chính đều giảm mạnh như sang Mỹ giảm 45%, sang Nhật Bản giảm 19,7%, sang EU giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù XK 9 tháng giảm song XK tôm sang Mỹ trong tháng 9/2015 đạt 77,6 triệu USD, tăng gần 29% so với tháng 8/2015 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng XK tôm sang Mỹ trong quý III đạt 188,8 triệu USD, tăng 62,3% so với quý I/2015 và tăng 29% so với quý 2/2015 tuy nhiên vẫn giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2014.
VASEP dự báo trong quý IV/2015, XK tôm Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi xu hướng sụt giảm so với năm trước với mức giảm khoảng 20-25% đạt khoảng 800 triệu USD.
An Nhiên
Theo Vinanet
Tỉ giá vẫn là vấn đề được các doanh nghiệp đề cập khi nói về nguyên nhân khiến các mặt hàng chủ lực của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định mục tiêu này khả thi nếu tận dụng tốt cơ hội và chiến lược thị trường bên cạnh việc thực hiện tốt chỉ đạo, chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong việc cơ cấu lại nền kinh tế.
Giá thành cao, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu... khiến xuất khẩu thủy sản của VN ngày càng rời xa mục tiêu xuất khẩu 8 tỉ USD đưa ra hồi đầu năm.
Tỷ lệ nhập siêu/tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có xu hướng giảm dần trong các tháng gần đây và vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 5%.
Ở một số địa phương, hoạt động XK phụ thuộc hoàn toàn vào khối DN FDI khi khối DN này chiếm đại đa số kim ngạch XK toàn tỉnh. Trong khi đó, DN “nội” vẫn đang lúng túng tìm cách vượt khó.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam khẳng định chế biến thức ăn công nghiệp phục vụ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhất thiết phải nhập khẩu nguyên liệu 60-70%.
Theo số liệu Hải quan Việt Nam, tính từ đầu năm đến nay (15/10) kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 126,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
“Có công thức không nhất thiết phải 12 quốc gia phải thông qua hiệp định và trong TPP có đề cập nếu tổng GDP các nước còn lại vượt qua một ngưỡng nhất định thì TPP vẫn được thông qua".
Đó là một trong những vấn đề mà Hội đồng dân tộc và các cơ quan của Quốc hội đặt ra khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội.
Kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam và Braxin trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 2,723 tỷ USD, triển vọng tiếp cận mốc 4 tỷ USD trong năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự