Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 8 tháng năm 2015 tăng về lượng nhưng giảm về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Năm 2019, các DN thủy sản sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản do hưởng lợi thuế quan khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam.
Xóa bỏ từ 97% đến 100% dòng thuế nhập khẩu
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Như vậy, Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định này. Ngoài hai hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương thế hệ mới là CPTPP và EVFTA thì các hiệp định FTA khác cũng được dự báo sẽ mang lại nhiều cơ hội thuế quan cho các DN thủy sản Việt Nam.
Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam, tùy theo cam kết của từng nước. Như vậy, gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có thủy sản XK vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.
Chẳng hạn, Australia, thuế về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực với tất cả sản phẩm thủy sản (thuế cơ bản vốn là 0% trừ cá ngừ sọc dưa chế biến HS160414 giảm từ 5% xuống 0%)
Canada, tất cả hàng thủy sản về 0% ngay. Trong đó, các sản phẩm thủy sản hun khói có lợi thế do thuế giảm từ 4% về 0%; Chile, sản phẩm thủy sản đều được giảm từ 6% về 0% ngay.
Mexico, một số sản phẩm giảm từ 10-20% về 0% ngay. Một số sản phẩm cá: hồi, rô phi, thu, giò, kiếm, tôm... giảm theo lộ trình 5-10 năm; New Zealand, tất cả sản phẩm thủy sản thuế về 0% ngay. (Một số sản phẩm surimi và cá hộp giảm từ 5% về 0%).
Nhật Bản, hầu hết sản phẩm chế biến đang chịu thuế cơ bản 4,8 – 10,5% được giảm về 0% ngay, trừ sản phẩm từ cá trích, cá thu có lộ trình 6 năm và sản phẩm có gạo có lộ trình 11 năm. Sản phẩm HS03 bao gồm cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ albacore, cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá kiếm, cá tuyết, cá minh thái lộ trình giảm thuế 6 – 11 năm...
EVFTA: Thuế thủy sản về 0% trong vòng 3-4 năm
Cuối tháng 10/2018, Ủy ban châu Âu (EC) đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu để chấp thuận ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến vào cuối năm 2018 và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn đầu năm 2019. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 – 4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%).
Khoảng 840 dòng thuế suất cơ sở (chiếm 50% số dòng thuế) đối với sản phẩm thủy sản hiện đang mức từ 0-22% (trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22%) sẽ giảm về 0% khi Hiệp định có hiệu lực; 50% số dòng thuế cơ sở còn lại từ 5,5-26% sẽ về 0% sau từ 3-7 năm. Riêng sản phẩm cá ngừ đóng hộp và surimi, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
VJEPA: Có 64/330 dòng thuế về 0% ngay; 28 dòng thuế (chiếm 71% XK gồm tôm sú, tôm chế biến, ghẹ, cua…) thực chất về 0%, các dòng còn lại vốn đã 0% hoặc hưởng 0% theo GSP.
Có 8 dòng thuế có lộ trình 3 năm từ mức thuế MFN 3,5% - 7,2%, chiếm 8% XK thủy sản bao gồm động vật thân mềm, cá đông lạnh.
Năm 2019, hoàn thành lộ trình cắt giảm thuế - cơ hội cho DN tận dụng tốt hơn ưu đãi thuế 0% đối với tất cả các dòng sản phẩm thủy sản.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, để tận dụng được các cơ hội mà các FTA sẽ mang lại, các DN thủy sản cần nắm vững cam kết của Việt Nam; Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp, chú trọng liên kết chuỗi để nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu (đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật), nắm bắt thông tin quy định và rào cản thị trường để kịp thời ứng phó và đáp ứng.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tại thị trường các nước tham gia FTA, tăng cường truyền thông quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam.
Đặc biệt, hiểu và áp dụng linh hoạt và trung thực quy tắc xuất xứ của các hiệp định FTA (chú ý hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được quy định riêng cho mỗi FTA); Tìm kiếm và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, tại các đối tác FTA. Tận dụng tối đa ưu đãi về thuế quan (hiện nay tỷ lệ tận dụng thấp).
Nguồn: Baohaiquan.vn
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên trong 8 tháng năm 2015 tăng về lượng nhưng giảm về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá chè đã hồi phục nhờ thông tin “minh oan" khi Việt Nam bị Đài Loan phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu.
Tính chung trong 8 tháng, số lượng nhập khẩu xe dưới 10 chỗ là 27.763 chiếc, tăng gần 20.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước. Điều này liệu có gì bất thường? Riêng tháng 8, số ô tô dưới 10 chỗ nhập khẩu tăng đột biến với gần 6 nghìn chiếc, tăng gần 1 nghìn chiếc so với tháng trước đó.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,23% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 9 tháng.
Trong 9 tháng qua, thị trường lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu tương đối trầm lắng, giá lúa duy trì ở mức thấp và ít biến động.
Dự thảo Thông tư sửa đổi thuế nhập khẩu đối với xe ô tô tải sẽ có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), càng về cuối năm, giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam càng tăng. Tuy nhiên, so với năm trước, giá trị xuất khẩu vẫn thấp hơn.
Chiều ngày 25-9 (giờ địa phương), tại trụ sở của Công ty Luật quốc tế Duane Morris tại thành phố New York, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.
8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu phân bón đều giảm ở hầu hết các thị trường, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thái Lan là giảm mạnh nhất.
Giá gạo Việt Nam hồi phục trong khi gạo Thái Lan có thể tăng 10% trong vài tháng tới. Thị trường gạo đang hy vọng đã qua giai đoạn khó khăn và sẽ khả quan dần lên trong thời gian tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự