Hầu hết mặt hàng thủy sản được hưởng quy tắc xuất xứ linh hoạt, song nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc nội địa. Đặc biệt, muốn hưởng ưu đãi, lô hàng xuất khẩu không được quá cảnh qua nước thứ 3 đồng thời không được chia nhỏ lô hàng.

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu (XK) surimi thời gian qua tăng mạnh. Đặc biệt xuất khẩu sang hai thị trường Nga và Thái Lan.
Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, thị trường Nga chiếm 4,3% tổng XK surimi của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, XK surimi sang thị trường Nga đạt 5,946 triệu USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ.
Nga là thị trường nhập khẩu surimi lớn của Việt Nam. Nga NK surimi từ 9 nước gồm Việt Nam, Iceland, Thái Lan, Mauritania, Trung Quốc, Quần đảo Faroe, Peru, Ấn Độ và Kazakhstan. Tuy nhiên, đến ngày 7/8/2014, Nga ban hành lệnh cấm NK thực phẩm của các nước phương Tây.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu surimi dự báo, lệnh cấm này dự kiến sẽ kéo dài một thời gian. Do đó, để thay thế nguồn thực phẩm này, Nga sẽ tăng NK từ các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra, việc Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á – Âu sẽ giúp các DN tăng khả năng tiếp cận thị trường Nga, hưởng điều kiện ưu đãi, thuận lợi hoá về hải quan. Đây là cơ hội cho các DN XK surimi sang Nga.
Tương tự, hiện Thái Lan cũng là thị trường tiềm năng XK surimi của Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm, XK surimi từ Việt Nam sang Thái Lan đạt 25,450 triệu USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ. Việt Nam là nguồn cung cấp surimi hàng đầu của Thái Lan, chiếm khoảng 50% tổng NK của thị trường này.
Hiện nay, Mỹ đang vào vụ khai thác cá minh thái và tập trung sản xuất surimi nên trong các tháng tới dự kiến XK surimi từ Mỹ sang Thái Lan sẽ tăng mạnh.
Song các chuyên gia trong ngành nhận định, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý, dự kiến trong thời gian tới XK surimi từ Việt Nam sang Thái Lan tiếp tục có xu hướng tăng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cần tăng cường xuất khẩu surimi, bởi nhiều loại cá của Việt Nam rất thích hợp cho việc sản xuất surimi.
Hiện surimi được sản xuất bằng cá bò với sản lượng từ 50.000 đến 70.000 tấn/năm, và có khả năng đạt tới hàng trăm tấn nếu tiêu thụ đảm bảo.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Hầu hết mặt hàng thủy sản được hưởng quy tắc xuất xứ linh hoạt, song nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc nội địa. Đặc biệt, muốn hưởng ưu đãi, lô hàng xuất khẩu không được quá cảnh qua nước thứ 3 đồng thời không được chia nhỏ lô hàng.
Không chỉ giảm số lượng và giá trị, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp khó khi đối tác Trung Quốc ép giá, hoặc các đầu mối trung gian nhập khẩu cũng yêu cầu áp tỷ giá với đồng nhân dân tệ.
Cảnh báo doanh nghiệp việc nhập máy móc đã qua sử dụng có thể "tự hại mình" vì hàng hóa kém cạnh tranh song Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Quân cho biết thông tư mới sắp ra đời sẽ nới điều kiện cho việc nhập khẩu này.
Để có cơ hội chiếm lĩnh lại thị trường truyền thống Đông Âu sau một thời gian dài gián đoạn, các doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam cần phải có một chiến lược đột phá.
Lô nhãn được doanh nghiệp thu mua trong ngày 21-22/8 tại xã Hàm Tử và Hồng Nam (Hưng Yên), trước khi chuyển vào TP HCM chiếu xạ và xuất khẩu.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, giá các sản phẩm thịt lợn trên thị trường đang tăng lên khá mạnh do hoạt động thu gom lợn xuất sang Trung Quốc.
Nhiều loại cây dược liệu mọc tự nhiên trong các cánh rừng ở Nghệ An đang ồ ạt “chạy” sang Trung Quốc với giá bèo. Điều đáng nói, sau khi chế biến, các doanh nghiệp Trung Quốc bán ngược lại nước ta với giá rất cao.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 4,36 tỷ USD, nâng tổng mức nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm từ nước này lên 28,4 tỷ USD.
BVSC đánh giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường EU và Mỹ sẽ không bị tác động nhiều trong khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.
Các quy định kiểm tra chồng chéo, phí kiểm định cao, thời gian kiểm định kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng như tốn kém thời gian của doanh nghiệp (DN).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự