Kim ngạch nhập khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2018 đạt 1,57 tỷ USD, tăng 20,8% so với 11 tháng đầu năm 2017.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 5,78 triệu tấn sắt thép, thu về 4,21 tỷ USD, tăng mạnh 36,2% về lượng và tăng 49,5% về kim ngạch so với 11 tháng đầu năm 2017, giá xuất khẩu tăng 9,7%, đạt trung bình 728,9 USD/tấn.
Tuy nhiên, trong tháng 11/2018 xuất khẩu sắt thép lại sụt giảm 15,5% về khối lượng và giảm 14,8% về kim ngạch so với tháng 10/2018, nhưng so với tháng 11/2017 thì tăng 21% về lượng và tăng 22% về kim ngạch, đạt 552.635 tấn, trị giá 386,13 triệu USD, giá xuất khẩu trong tháng 11/2018 tăng nhẹ 0,9% so với tháng 10/2018 và cũng tăng 0,9% so với tháng 11/2017, đạt 698,7USD/tấn.
Trong 11 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang phần lớn các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Ai Cập tăng gấp 39,8 lần về lượng và tăng gấp 18,2 lần về kim ngạch, đạt 4.256 tấn, tương đương 3,11 triệu USD; Ucraina tăng 107,3% về lượng và tăng 224% về kim ngạch, đạt 143 tấn, tương đương 209.106 USD; Nhật tăng 313,7% về lượng và tăng 224% về kim ngạch, đạt 98.372 tấn, tương đương 71,83 triệu USD; Đài Loan tăng 249% về lượng và tăng 189% về kim ngạch, đạt 352.893 tấn, tương đương 187,76 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Thụy Sỹ sụt giảm rất mạnh 98,4% về lượng và giảm 91,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 67 tấn, tương đương 163.011 USD. Xuất khẩu sang Brazil cũng giảm mạnh 55,6% về lượng và giảm 54,6% về kim ngạch, đạt 2.217 tấn, tương đương 2,13 triệu USD. Tây Ban Nha giảm 42,7% về lượng và giảm 28,3% về kim ngạch, đạt 45.210 tấn, tương đương 33,97 triệu USD.
Các thị trường hàng đầu về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam là: Campuchia, Mỹ, Indonesia, Malaysia… Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Campuchia chiếm 21,49% trong tổng khối lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 18,9% trong tổng kim ngạch, đạt 1,24 triệu tấn, trị giá 796,71 triệu USD, tăng mạnh 53% về lượng và tăng 74,4% về kim ngạch.
Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 15,2% trong tổng lượng và chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch, đạt 876.666 tấn, tương đương 743,84 triệu USD, tăng mạnh 86% về lượng và tăng 96,2% về kim ngạch.
Xuất khẩu sang Indonesia đạt 610.518 tấn, tương đương 477,44 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 20% về kim ngạch, chiếm 10,6% trong tổng lượng và chiếm 11,3% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang Malaysia tăng 58,8% về lượng và tăng 79,8% về kim ngạch, đạt 561.662 tấn, tương đương 388,88 triệu USD, chiếm gần 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắt thép 11 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 11T/2018 | +/- so với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 5.782.071 | 4.214.757.753 | 36,22 | 49,45 |
Campuchia | 1.239.198 | 796.713.029 | 53,04 | 74,36 |
Mỹ | 876.666 | 743.837.849 | 86,15 | 96,21 |
Indonesia | 610.518 | 477.442.769 | 11,84 | 19,97 |
Malaysia | 561.662 | 388.880.839 | 58,83 | 79,79 |
Thái Lan | 317.229 | 213.503.208 | 52,79 | 47,26 |
Bỉ | 249.100 | 192.603.642 | 44,44 | 51,18 |
Đài Loan (TQ) | 352.893 | 187.762.497 | 249,09 | 189,3 |
Philippines | 320.312 | 181.858.981 | -22,66 | -6,14 |
Hàn Quốc | 256.673 | 173.316.434 | 0,57 | 17,38 |
Ấn Độ | 207.912 | 169.896.177 | 34,9 | 39,17 |
Lào | 105.797 | 78.762.383 | 6,94 | 16,67 |
Nhật Bản | 98.372 | 71.834.576 | 313,71 | 224,11 |
Italia | 64.589 | 69.144.152 | 109,51 | 104,09 |
Anh | 67.847 | 54.744.118 | -29,79 | -17,9 |
Australia | 48.602 | 39.196.217 | -39,59 | -24,77 |
Tây Ban Nha | 45.210 | 33.965.350 | -42,67 | -28,25 |
Myanmar | 36.000 | 26.227.690 | 27,54 | 46,53 |
Singapore | 24.782 | 21.414.192 | -18,03 | 4,74 |
Pakistan | 34.903 | 20.877.891 | -19,65 | -1,8 |
U.A.E | 16.959 | 18.804.836 | 62,35 | 113,91 |
Trung Quốc | 6.761 | 8.796.383 | -22,39 | -18,49 |
Nga | 8.232 | 8.573.166 | 77,18 | 86,36 |
Saudi Arabia | 7.104 | 5.610.156 | -20,88 | -6,44 |
Bangladesh | 7.201 | 4.641.496 | 193,92 | 145,48 |
Đức | 1.490 | 3.327.878 | -38,25 | -12,53 |
Ai Cập | 4.256 | 3.111.336 | 3,877,57 | 1,716,92 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.561 | 2.351.506 | 81,09 | 118,1 |
Brazil | 2.217 | 2.133.053 | -55,56 | -54,6 |
Hồng Kông (TQ) | 240 | 708.582 | -41,03 | 30,41 |
Ukraine | 143 | 209.106 | 107,25 | 224,14 |
Thụy Sỹ | 67 | 163.011 | -98,4 | -91,15 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Kim ngạch nhập khẩu thủy sản 11 tháng đầu năm 2018 đạt 1,57 tỷ USD, tăng 20,8% so với 11 tháng đầu năm 2017.
Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu nhiều phân bón nhất, 11 tháng đầu năm 2018 chiếm tới 48% thị phần.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, hàng xuất khẩu Việt Nam như sắt, thép, đồ gia dụng, điện tử… dính líu đến các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của WTO ngày càng tăng.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2018 đơn vị này phát hiện, bắt giữ, xử lý 16.633 vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan, tăng 9,54% so với cùng kỳ.
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngành da giày túi xách năm 2018, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, 11 tháng năm 2018, ngành da giày đã đạt 17,68 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017. Dự kiến cả năm 2018, xuất khẩu của ngành sẽ đạt mục tiêu đề ra là 19,5 tỷ USD.
11 tháng đầu năm số lượng nhập khẩu giảm 19,5% so với cùng kỳ năm trước và kim ngạch giảm 20,8%.
Tiếp đà tăng trưởng từ tháng 10/2018 kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy tháng 11/2018 đạt 77 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng 10/2018 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 11 tháng đầu năm 2018 lên 900 triệu USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tháng 11/2018 giảm so với tháng 10/2018, tính chung 11 tháng 2018 đạt trên 5 triệu USD tăng gấp 16,4 lần so cùng kỳ năm trước.
Chỉ trong 11 tháng, có tới 13 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2017.
Trong số các thị trường nhập khẩu sắt thép 11 tháng đầu năm nay, có 67% số thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự