Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó nhập từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%.

Trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bỉ 4 tháng đầu năm nay thì nhóm hàng sắt thép có tốc độ tăng vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 92,8 triệu USD đạt 123,2 nghìn tấn, nhưng tăng gấp 8 lần về lượng và 6 lần về kim ngạch so với cùng kỳ 2017.
Bỉ là quốc gia đứng thứ 6 về xuất khẩu của các nước trong khối Liên minh châu Âu (EU) sang Việt Nam và đứng thứ 8 về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Bỉ đã triển khai hơn 60 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD. Tổng giá trị giao dịch thương mại giữa hai nước đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2017. Thỏa thuận mới về thương mại tự do giữa EU và Việt Nam đã và đang đặt ra cơ hội mới thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai bên.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bỉ trong tháng 4/2018 đạt 216,6 triệu USD, tăng 25,63% so với tháng 3 và tăng 21,45% so với tháng 4/2017, nâng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2018 lên 741,5 triệu USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Bỉ nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu các nhóm hàng giày dép, sắt thép, dệt may… và nhóm hàng nông sản. Trong đó giày dép là nhóm hàng có kim ngạch cao nhất 268,4 triệu USD, chiếm 36,2%, so với cùng kỳ 2017 giảm 3,73%.
Đối với nhóm hàng sắt thép, tuy chỉ đứng thứ hai về kim ngạch 92,8 triệu USD đạt 123,2 nghìn tấn, nhưng so với cùng lại tăng mạnh vượt trội, gấp 8 lần về lượng và 6 lần về kim ngạch, mặc dù giá bình quân giảm 28,85% tương ứng với 753,59 USD/tấn. Kế đến là hàng dệt may đạt 68,2 triệu USD, tăng 8,64%.
Đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang Bỉ thời gian này đều giảm ở hầu hết các mặt hàng trong đó gạo và hạt tiêu giảm mạnh nhất, giảm lần lượt 79,31% và 82,75% tương ứng với 474,3 nghìn USD và 63,3 nghìn USD. Ngược lại hạt điều tăng khá mạnh 70,89% đạt trên 7 triệu USD - đây cũng là nhóm hàng có giá xuất bình quân đạt mức cao nhất 10.646,80 USD/tấn.
Để tăng cường doanh nghiệp Bỉ tìm kiếm cơ hội mở rộng thị phần tại Việt Nam, vừa qua tại Hà Nội kế hoạch phát triển thị phần khoai tây Bỉ tại thị trường Việt Nam đã được Ban tiếp thị Nông nghiệp vùng Flanders, Bỉ (VLAM) chính thức giới thiệu.
Theo đó, 5 doanh nghiệp lớn bao gồm: Agristo, Bart’s Potato Company, Clarebout Potatoes, Ecofrost và Mydibel đại diện cho nhóm “khoai tây chiên Bỉ” để mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như tìm kiếm cơ hội tăng thì phần của họ tại Việt Nam đối với các sản phẩm khoai tây đã qua chế biến và nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng Việt Nam cũng như trong khu vực về sản phẩm này. Đây là 5 doanh nghiệp gia đình lớn nhất tại Bỉ, chuyên xuất khẩu nhiều sản phẩm làm từ khoai tây và các đặc sản của Bỉ tới hơn 100 thị trường khác nhau trên thế giới.
Bỉ hiện là quốc gia xuất khẩu khoai tây đông lạnh lớn nhất thế giới với 90% tổng sản lượng được xuất khẩu ra toàn thế giới. Năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu khoai tây chiên của Bỉ là 14,3%, đạt 1,68 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước với thị phần ở các thị trường nước ngoài ngày càng tăng.
Theo Vinanet
Theo Vinanet.vn
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó nhập từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Australia tăng, tuy nhiên để tận dụng tốt nhất Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) hiệu lực từ năm 2010, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý chủ động nguồn nguyên vật liệu, đa dạng, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, theo Thương vụ Việt Nam tại Australia.
Bốn tháng đầu năm 2018, Hàn Quốc tăng nhập khẩu nhóm hàng than đá từ thị trường Việt Nam, tuy lượng nhập chỉ đạt 135,5 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD, tăng gấp hơn 4 lần về lượng và 8 lần trị giá so với cùng kỳ 2017.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu rau quả về Việt Nam đạt trên 456,57 triệu USD, tăng mạnh 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cơ quan hải quan cho biết mặt hàng phế liệu có trị giá thấp, DN nhập khẩu từ nước ngoài nhiều trường hợp còn được đối tác trả tiền cho việc thu gom phế liệu
Thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch XNK của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 (từ 1-15/5/2018) đạt 18,93 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7% (tương ứng tăng 667 triệu USD) so với nửa cuối tháng 4.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2018 tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,32 tỷ USD.
Số liệu thống kê TCHQ cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ trong 4 tháng đầu năm 2018 đã tăng hơn 104% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 2,1 tỷ USD.
Nhờ cải thiện tốt chất lượng sản phẩm, tận dụng những thuận lợi của thị trường nên tình hình XK gạo đang rất khả quan.
Quyết định này đánh dấu một chiến thắng cho các nhà sản xuất thép của Mỹ...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự